Chúng ta được đầu độc rằng Việt Nam giàu có với cơ sở hạ tầng đang được cải thiện chóng mặt, những công trình nghìn tỷ mọc như nấm, nhà văn hóa trăm tỷ, trụ sở phường xã tỉnh, ủy ban nghìn tỷ, đến cầu cống thậm chí cái nhà vệ sinh cũng phải nghìn tỷ thì biết Việt Nam mình đang phát triển khủng khiếp thế nào. Đến ông tổng thanh tra luôn than nghèo kể khổ còn có vài ba cái biệt thự bỏ hoang không ai thèm ở, mà dám nói Việt Nam nghèo sao? Vâng, tất cả chúng ta, ít hay nhiều, đều đang bị đầu độc...
-
-
Tất cả chúng ta đều đang bị đầu độc
-
Cuộc sống có công bằng?
Ông khuyên chúng ta hãy bớt phàn nàn về cuộc sống của chính mình. Đấy là điều mà chúng ta vướng rất nhiều, ai trong số trong ta không phàn nàn về đất nước chúng ta đang sống. Chúng ta không hài lòng về dịch vụ y tế của xứ sở này. Chúng ta không hài lòng về hệ thống giáo dục đang đè nặng trên đôi vai của chúng ta. Chúng ta không hài lòng về các dịch vụ nâng cao giá trị con người ở đất nước chúng ta. Chúng ta muốn đi du lịch nước ngoài để trải nghiệm và học hỏi nền văn minh của đất nước khác trong khi đất nước chúng ta còn rất nhiều điều để cho chúng ta trải nghiệm và học hỏi. Chúng ta muốn đến Mỹ, Úc, Châu Âu để học tập vì ở xứ sở này chúng ta cảm thấy bị thua thiệt. Một vài trong số chúng ta mang trong mình giấc mơ Mỹ. Để rồi rời bỏ cái xứ sở này đến định cư và xây dựng cuộc sống ở một nơi khác có nhiều điều kiện hơn cho chúng ta phát triển.
-
Những người chữa bệnh cho đất nước
Làm báo có dễ không? Ở đâu có dịch bệnh, báo chí có mặt, ở đâu thiên tai bão lũ, báo chí cũng không đi sau, mới đây thôi chắc mọi người vẫn còn nhớ cái chết thương tâm của cô phóng viên trẻ khi đi đưa tin về cơn bão lịch sử. Hàng ngày hàng giờ, có bao nhiêu nhà báo đang phải mạo hiểm thân mình, đóng vai đủ mọi thành phần trong xã hội, nay vào ổ mại dâm, mai đi buôn ma tuý..v..v, hòng xâm nhập vào những điểm “đen” nhức nhối. Những con người ấy chắc không còn lạ gì với những thư nặc danh đe doạ, hay nguy hiểm hơn, là những phong bì dày cộm đầy ma lực. Cầm bút thì dễ thôi, giữ cho ngòi bút thẳng mới khó.
-
Khi một xã hội mất niềm tin cũng là khi xã hội sắp suy tàn
Ở nước ngoài, những người phê phán ngành y nhiều nhất và nặng nề nhất là người trong ngành y. Chính người trong ngành chỉ ra những sai lầm y khoa dẫn đến chết người. Chính người trong ngành chỉ ra tình trạng vi phạm y đức và dẫn đến cải tiến như chúng ta thấy ngày hôm nay. Chính người trong ngành chỉ ra những bất cập trong bệnh viện và những cái chết có thể ngăn ngừa được. Thế nhưng chẳng ai biện minh hay giận dỗi; tất cả đều bình thản nhìn vào sự thật để khắc phục vấn đề. Tôi nghĩ thái độ của họ thể hiện một sự trưởng thành.
-
Bạn hiểu bản thân mình đến mức nào?
Trong phim ta cũng từng nghe câu: "Không ai hiểu mình bằng chính bản thân mình." Ai cũng nghĩ rằng chính ta là người hiểu ta nhất, nhưng thực sự có phải như vậy không? Bạn có bao giờ tự hỏi bạn hiểu bản thân đến mức nào hay không?
-
Động cơ lợi nhuận trong nền giáo dục Thụy Điển | Peje Emilsson
Nhưng với giáo dục, tại sao động cơ lợi nhuận lại có nghĩa xấu, trong khi các sự kiện lại nói với chúng ta câu chuyện hoàn toàn khác? Công trình nghiên cứu của Giáo sư James Tooley cho thấy các trường tư thục và sinh lợi đã đạt được những kết quả tốt đẹp hơn rất nhiều so với các trường công lập trong việc giáo dục các trẻ em nghèo trong Thế giới thứ III. Còn công trình nghiên cứu của trường đại học Harvard (Harvard University) trong năm 2009 (do hai Giáo sư Paul E. Peterson và Matthew M. Chingos thực hiện) về thành tựu trong học tập tại các trường với mục đích kiếm lời và các trường phi lợi nhuận ở Mĩ, cho thấy các trường có mục đích kiếm lời có thành tích tốt hơn hẳn các trường phi lợi nhuận.
-
Otto Graf Lambsdorff – Tự do: Biện pháp xoá đói giảm nghèo hữu hiệu nhất
Những người theo trường phái tự do tin vào các nguyên tắc của quyền tự do cá nhân và những quyền bất khả xâm phạm của con người. Những người theo trường phái tự do không thể chấp nhận cảnh nghèo đói vì nó mâu thuẫn với quyền sống của con người. Hơn nữa, một người phải đấu tranh cho sự sống còn thì gần như không có điều kiện thể hiện quyền tự do cá nhân của mình. Quyền tự do cá nhân của mọi thành viên trong xã hội sẽ không thể trở thành hiện thực nếu không giảm được số người nghèo đông đảo hiện nay.
-
Muốn có đạo đức, hãy để thị trường được tự do
Nguyên nhân cốt lõi của các vấn đề này không phải do sự suy đồi đạo đức mà nằm ở sự méo mó của thị trường trong các lĩnh vực có sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước. Bệnh viện và trường học là hai ví dụ điển hình.
-
Bàn Về Cải Cách – Phần 2
Nếu bộ phận Giáo dục này không thể kéo dài cuộc sống của con người, để chúng ta trước hai lăm tuổi có thể sống một cuộc sống đích thực, vậy nó có làm chúng ta cống hiến cho đất nước được hay không? Nếu bộ phận Giáo dục này mà không giúp các cá nhân hoàn thiện tư tưởng, tâm hồn, kĩ năng,… để sống có ích, để góp công sức cho cộng đồng phát triển thì nó có xứng là nấc thang cuối cùng của nền Giáo dục? Hay chỉ là một đám dây leo ăn bám? Một hệ thống thúc đẩy sự phát triển của thế hệ các “zombie”? Thế hệ mà Benjamin Franklin nhắc tới: “Đa số mọi người đã chết ở tuổi 25 nhưng tới tận 75 tuổi họ mới được chôn”. THẬT XẤU HỔ!!!?
-
Bàn Về Cải Cách – Phần 1
Nguyên nhân kìm hãm? Đâu là nguyên nhân kìm hãm? Đó là câu hỏi không còn xa lạ với chúng ta, đã có nhiều lần trên khắp các diễn đàn, trang báo,… chủ đề này được lôi ra mổ xẻ bằng nhiều hình thức khác nhau. Những câu chuyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, luật pháp,… đã cho thấy khoảng cách khá xa giữa chúng ta và thế giới. “Vậy một đất nước muốn phát triển thì cần đựa vào những nền tảng nào?”. Quân sự, khoa học, kinh tế, giáo dục,…? Nếu kể hết tất cả ra thì e rằng sẽ chẳng bao giờ tìm đủ các biện pháp để tháo gỡ, và như vậy tức là vô ích. Theo cá nhân tôi, tôi mạnh dạn nêu lên những quan điểm của mình xung quanh câu hỏi này: Pháp luật - Giáo dục - Y tế. Đó chính là những lĩnh vực mà tôi nghĩ cần phải bắt đầu ngay từ bây giờ. Tất nhiên cũng có thể tôi sai, bạn nghĩ khác tôi và bạn đúng,nhưng ít nhất ta hãy quan tâm tới nhau một chút để xem xem, điểm chung giữa suy nghĩ chúng ta là gì, biết đâu đó lại là chìa khóa của vấn đề.
-
Cuộc Sống ở Úc – Năm năm sau
Đưa nàng vào phòng sanh, hắn lớ ngớ đứng ở hành lang vì cứ nghĩ rằng mình không được phép vào tận trong giường đẻ. Một cô y tá chạy ra, kéo tay hắn vào vào bảo: "What are you waiting for? Come on in!" (mày còn đợi gì nữa? vô đây!) Hắn lúng búng trong miệng, "Am I allowed?" (tôi được phép vào sao?) Cô y tá tròn xoe mắt ngạc nhiên, "What are ya talking about? No one but you can give her the best possible support now." (Mày nói gì vậy? Chẳng có ai ngoài mày có thể hỗ trợ nó tốt nhất vào lúc này."