Tôi đến và cầm theo một cuốn sách để giúp tôi quên đi thời gian trong lúc chờ đợi. Tôi cũng rất thích thú với việc sẽ được đọc sách. Nhưng không... cô y tá quỷ quái đã đến gặp tôi trong 6 phút! 6 phút quỷ quái! Tôi chỉ có đủ thời gian để gửi một tin nhắn, ngồi xuống, lấy kính ra và lật đến đúng trang mình muốn đọc…. và họ đã gọi tôi vô khám.
-
-
Một lá thư phàn nàn về dịch vụ của bệnh viện công ở Anh
-
AFF Cup chỉ là cái “ao làng”
Buồn hơn nữa là khi chứng kiến cách biểu lộ cảm xúc của người Việt khi đội tuyển bóng đá nam Việt Nam thắng ở AFF Cup. Tất cả các con đường đều chật cứng, người người đổ ra đường, nhà nhà đổ ra đường… Tất cả đều hô to: "VN vô địch, VN vô địch!" Trời đất ơi, sao Việt Nam chúng ta lại tầm thường đến mức chỉ mới vô địch AFF Cup thôi mà cả nước đã đổ ra đường hô to: "VN vô địch, VN vô địch" như thế?
-
Bàn về lạm dụng danh xưng
Tôi thừa hiểu. Ở Việt Nam, danh xưng đóng vai trò quan trọng, có khi rất quan trọng. Có lần về làm việc ở một tỉnh thuộc vùng miền Tây, sau bài nói chuyện tôi được một vị cao tuổi ân cần trao cho một danh thiếp với dòng chữ tiếng Anh: “Senior Doctor Tran V. …” Đây là lần đầu tiên tôi thấy một danh xưng như thế trong đời. Sau này có dịp tìm hiểu từ bạn bè tôi mới biết ông là một cựu quan chức cao cấp trong ngành y tế của thành phố (đã nghỉ hưu), nhưng vẫn còn giữ chức vụ gì đó trong một hiệp hội chuyên môn. Tôi nghĩ danh xưng “Senior Doctor” (có lẽ nên dịch là 'Bác sĩ cao cấp' hay nôm na hơn là 'Bác sĩ đàn anh'). Nhưng tại sao lại cần một danh xưng phân biệt “giai cấp” như thế? Tôi đoán có lẽ vị đồng nghiệp này muốn phân biệt mình với “đám” bác sĩ đàn em chăng?
-
Một lý do văn hóa giải thích vì sao người Tây Phương và Đông Á có khái niệm tranh luận khác nhau
Bài viết này giải thích vì sao khi tranh luận, người Tây Phương luôn có một bên đúng và một bên sai, còn khi người Đông Á tranh luận thì họ đa phần sẽ chọn sự ôn hòa hơn là bảo vệ lập trường của mình.
-
Lảm nhảm về văn hóa và gái Miền Tây
Ở đâu cũng có người này người kia. Việc đánh đồng tất cả là một việc sai lầm. Trong trường hợp này, không phải người Miền Tây nào cũng lười biếng và chỉ muốn sống hưởng thụ. Bài viết này là một bài nhận xét về văn hóa. Vì văn hóa không có đúng sai, tác giả chưa bao giờ nói mình đúng. Nhưng nếu chúng ta tự nhìn nhận thì văn hóa Việt Nam, trong trường hợp này, văn hóa Miền Tây thật sự có rất nhiều điều tiêu cực và rất nhiều vấn đề.
-
10 lý do vì sao 80% du khách nước ngoài một đi không bao giờ trở lại Việt Nam
Hãy tưởng tưởng bạn là một thanh niên Mỹ hay Châu Âu đang chuẩn bị 1 chuyến khám phá Châu Á. Bạn Google, đọc sách, rồi quyết định sẽ đến Việt Nam. Bạn phải tới Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam, đưa hộ chiếu cho nhân viên, chờ vài ngày rồi tới nhận sau khi trả phí. Đây là 1 điều vô cùng khó chịu. Nếu bạn đi Thái Lan, Singapore, Mã Lai thì chỉ cần mua vé máy bay. Tới cửa khẩu xuất nhập cảnh bạn sẽ được cấp giấy thông hành/thị thực/phép lưu trú mà không phải tốn 1 xu nào. Nếu bạn là một khách du lịch thì bạn có chọn Việt Nam không? Đây là một cách thu tiền nhỏ mọn và nông cạn.
-
16 lý do để ghét Việt Nam
Tác giả của bài viết này là một anh Tây ba lô sang Việt Nam du lịch với vợ. Kỷ niệm sốc văn hóa của anh đã khiến anh viết bài "Reasons to hate Vietnam". Bài này tuy cũ nhưng nó cho chúng ta biết về một góc cạnh khác ngoài những lời khen xã giao chúng ta hay được nhận từ các du khách quốc tế.
-
Người Việt Nam ta thiếu gì?
Những công dân có ý thức, có văn hoá, đi ra đường sẽ không khạc nhổ, không xả rác bừa bãi, không gây sự đánh nhau chỉ vì những chuyện chẳng đâu vào đâu, không phóng nhanh vượt ẩu, không gây nguy hại cho người khác, sống trong một xã hội với những người công dân ý thức cao đó, bạn có thấy dễ chịu hơng không? Rộng hơn, một xã hội với những người công dân này sẽ là hình mẫu đại diện cho cả một đất nước trong mắt bạn bè quốc tế.
-
Những khu phố không có công nhân quét rác
Bài viết này là một góc nhìn của một bạn trẻ đang học tập và sinh sống tại Nhật. Bạn sẽ ít khi nào thấy một miếng rác nào trên những con phố ở Nhật và cũng sẽ ít khi nào thấy công nhân quét rác. Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao đường phố nước Nhật luôn sạch sẽ không? Không phải ngẫu nhiên đâu. Chính nếp sống và ý thức của người Nhật đã xây dựng một đất nước Nhật xanh, sạch, đẹp. Các con đường, các con phố ở Việt Nam cũng có thể trở nên tương tự nếu con người Việt Nam đủ ý chí để xây dựng một đất nước xanh đẹp tương tự.
-
Tip hay không tip?
Việc tip tiền thật khó hiểu, và nghịch lý. Chúng ta tip tiền cho những người phục vụ, nhưng không tip cho những người khác làm việc vất vả nhưng đồng lương lại ít ỏi. Ở Tokyo nếu để lại tiền tip thì đó là sự xúc phạm, nhưng ở New York sẽ là thô lỗ nếu không tip nhiều tiền. Chúng ta giả định rằng mục đích của tiền tip là để khuyến khích việc phục vụ tốt nhưng chúng ta lại chỉ tip sau khi dịch vụ đã được thực hiện, lúc đó đã quá muộn để thay đổi, và thường là tip cho những người sẽ không bao giờ phục vụ chúng ta lần nữa. Việc tip tiền đã thách thức cả các nhà kinh tế lẫn các nhà nhân chủng học hiểu biết vừa sâu vừa rộng. Hiểu cách thức và lý do tại sao chúng ta tip tiền là bắt đầu hiểu được con người chúng ta phức tạp và hấp dẫn.
-
Hàn Quốc “cool” từ bao giờ?
Khoảng vài tháng trở lại đây, mình thường xuyên share một số nội dung trong quốc sách The Birth of Korean Cool: How one nation is conquering the world through pop culture (Euny Hong, 2014), thậm chí cưỡng ép bạn bè đọc bằng cách gửi ebook dù chẳng ai đòi. Đây là một trong số ít những cuốn sách gần đây mình cầm lên đọc một mạch tới dòng cuối cùng không đặt xuống. Đây cũng là một trong số rất ít những cuốn sách mà vừa đọc vừa nghĩ phải dịch nó ra tiếng Việt càng sớm càng tốt vì nhiều lý do. Trong quá trình đọc, mình cũng rất khó tránh khỏi liên tục liên nối nội dung của cuốn sách tới Việt Nam.
-
Bạn ở vị trí nào trong “đám đông” náo nhiệt?
Bạn nghĩ tôi ghê tởm "đám đông"? Không, tôi hoàn toàn không ghê tởm "đám đông", tôi đã từng nỗ lực vài lần để hòa nhập và thay đổi nó theo lẽ mà đúng như nó phải là chứ không phải là cái nó đang là, điều này khó hơn tôi tưởng tượng. Vì "đám đông" không phải là một bản thể riêng biệt, nó là 1 cơ số rối rắm đang được đan xen lẫn nhau một cách vô tổ chức, bạn không thể đánh số hay sắp xếp từng cá thể theo thứ tự trừ khi bạn thực sự trở thành KẺ MANG LẠI HIỆU ỨNG "ĐÁM ĐÔNG" - tâm điểm của mọi sự chú ý.
-
Phải học thêm? Học thêm cái gì?
Nhếch mép trong vài giây, tôi ngộ ra tuổi 18 xa xưa, thấy mình sao thiếu nhiều thứ quá, thấy không được tự tin, rồi cứ loay hoay tìm tòi “học thêm” chắp vá, thiếu gì học đấy, không biết bắt đầu từ đâu, đâu là thứ căn bản học đầu tiên, những điều mà đáng ra tôi có cơ hội được học và áp dụng ngay từ khi đeo phù hiệu học sinh, cũng ngỡ ra những thứ “học thêm” sau tuổi 18 có ích khoảng 70% vào cuộc sống nói chung công việc nói riêng, không bổ ngang cũng bổ dọc và ngay cả khi lúc này, tôi vẫn vừa áp vừa cải thiện, cập nhật kiến thức “học thêm thực sự.” Một trong những lý do giải thích cho sự thiếu hiểu quả sau khi sinh viên/người đi làm tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng sống, kỹ năng mềm là: chúng ta được học...quá trễ! Khi chính thức bước vào đời, chúng ta thiếu rất nhiều hành trang cơ bản. 12 năm với độ tuổi tiếp thu rất tốt nhưng không học được nhiều là một sự lãng phí khổ lồ vô hình.
-
Những vụn vặt của một buổi sáng
Chuyện cỏ cây gắn với đời sống con người như kiểu tinh khí của đất trời trong cái mối quan hệ nhân sinh quan không thể nào dễ dàng tách rời vô lí được. Tôi chẳng tính viết câu chữ thừa thãi gì, nhưng vẫn không muốn tưởng tượng ra cảnh, nếu những vòng ôm của cây xà cừ lâu năm kia bất chợt bị người ta cưa đổ, có lẽ khó mà kiềm chế nỗi sự ấm ức, xót xa. Phố của tôi cũng chỉ là một cái hộp bé nằm trong một cái hộp khác lớn hơn và bị chi phối bởi những bàn tay đen. Nhưng, ít ra, lúc này, ngay ở đây, những hàng cây vẫn còn được an lành rung rinh lá, trổ hoa đón mùa hè nắng đổ.
-
Khi một đất nước vắng bóng nghệ thuật
Khi nghệ thuật vắng bóng, cảm xúc con người bị mờ nhạt, chai sạn dần. Chẳng có gì là bất tử cả, nên con người cũng không phải là ngoại lệ. Cây thiếu nước thì chết, tâm hồn con người thiếu cảm xúc cũng chắc chắn trở nên vô hồn. Và người ta cứ sống với sự vô hồn đó, bước đi mà không biết mình đang làm gì, thậm chí va quẹt người xung quanh không hay, vừa giẫm phải ai cũng chẳng biết.
-
Cái chết của tháng ba
Con bọ ảo tưởng bị gắn vào não. Bạn có một vết sẹo không dài ở phía sau gáy, bị tóc phủ kín. Vì thế chẳng ai có thể phát hiện ra. Và, hàng ngày bạn vẫn chạy nhảy, đùa bỡn, nâng bi, tâng bóng ngoài mặt đường đầy bụi. Chúng đỏ quạch như máu. Não bạn có còn thở hay chỉ phập phồng sắp nổ tung?
-
Tôi muốn chửi nhân vụ 6700 cây bị chặt ở chốn thiên đường
Để tui nói cho bạn biết là bọn chúng sẽ chẳng dừng lại. Nếu bạn cầu kinh trong phòng, cây trước nhà bạn sẽ bị chặt. Nếu bạn ra nói với chúng, chúng sẽ lấy cưa ra hù cưa xác bạn thành trăm mảnh. Rồi vào nhà bạn cưa luôn hết người thân trong nhà và cả cây trong vườn.
-
Mô hình Lewis giải thích các nền văn hóa trên thế giới
Bài viết này nhằm giải thích vì sao người Việt Nam chúng ta thường có những bất đồng văn hóa trong môi trường làm việc với các đồng nghiệp nước bạn. Theo Lewis, có 3 loại văn hóa: 1) Chủ động đơn phương 2) Chủ động đa phương 3) Phản ứng/thụ động. Người Việt Nam chúng ta là ví đụ diển hình của nền văn hóa thụ động.
-
6 nguyên nhân vì sao năng suất làm việc của người Việt thấp nhất khu vực
Gần đây có một bài phân tích kinh tế nói rằng năng suất làm việc của người Việt Nam kém nhất khu vực. Không có gì bất ngờ, điều này ai cũng biết, nhiều người cũng hiểu, nhưng khổ nổi những người kia không hiểu. Bài viết này chỉ nói lên những gì ai cũng biết nhưng ít khi nào nói ra. Năng suất chúng ta thấp hơn không phải vì chúng ta kém thông minh hơn mà vì văn hóa làm việc của chúng ta có quá nhiều vấn đề. Năng suất thấp đồng nghĩa với việc thu nhập của chúng ta thấp hơn. Có rất nhiều nguyên nhân và vấn đề nhưng ở đây chỉ nói về văn hóa từ phía cạnh cá nhân. Năng suất làm việc của người Việt thấp vì: 1. Sự ảnh hưởng của thời bao cấp 2. Sự ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Tử Giáo 3. Kỹ năng làm việc nhóm kém 4. Nhậu 5. Kỷ luật kém 6. Văn hóa truyền thống
-
Hướng dẫn 6 bước để trở thành dư luận viên
6 bước để trở thành dư luận viên Bước 1: Ở vị trí như thế, từ sự thay đổi môi trường sống như thế nên lòng tin của họ là tuyệt đối (vào thời điểm ấy). Thế rồi họ có những tiếp xúc với công nghệ, họ chạm vào internet, họ bắt đầu đọc tin tức, tham gia vào facebook... Và thứ họ đọc được là gì? Là những bài báo bôi nhọ lãnh đạo, là những bài viết "gây hoang mang" dư luận, làm mất "lòng tin" của nhân dân vào "sự lãnh đạo của Đảng", rồi là những lời chống đối mạnh mẽ, là những kẻ suốt ngày "xuyên tạc" chính quyền, là những thế lực thù địch, phản động lưu vong luôn nguyền rủa chính quyền... Mấy cái là..., là... ấy là được mớm cho? Ai mớm thì các bạn có thể tự đoán được.
-
Dân trí bao nhiêu cho dân chủ?
Dân trí được định nghĩa là trình độ hiểu biết của người dân, nói chung [1]. Ở một nước như Việt Nam, đa số người dân sống bằng nông nghiệp, lại ít có điều kiện tiếp cận với tri thức, nên trình độ hiểu biết nói chung – hay dân trí – là tương đối thấp. Tôi không có ý muốn bàn cãi với những ai phản đối nhận định trên, bởi đó không phải là một trong những điều mà bài viết này hướng tới. Thay vào đó, tôi muốn chúng ta cùng đi đến một khẳng định rằng: Dân trí thấp vẫn có thể có dân chủ.
-
Dennis Prager — Cảm nghĩ về Việt Nam sau chuyến du lịch
Thật khó mà kềm nổi các cảm xúc của tôi — nhất là không tránh được phải nổi giận — trong chuyến viếng thăm Viêt Nam của tôi hồi tuần trước. Tôi càng ngưỡng mộ người dân Việt bao nhiêu — thông minh, yêu đời, tự trọng, và chăm chỉ — thì tôi lại càng tức giận chính phủ cộng sản đã gây đau khổ quá nhiều cho người dân nước này (và dĩ nhiên cả người Mỹ chúng ta) trong nửa thế kỷ sau của thế kỷ 20.
-
Rap là dòng nhạc của sự thật
Sự thật là những con người lao động trên đường phố bị bọn dân phòng và đô thị hạch sách đủ điều. Người ta đã nghèo, lao động chân chính, bỏ mồ hôi kiếm miếng ăn, mà còn làm khó làm dễ, tịch thu đồ đạc của người ta. Trong khi đó có những tên tham quan ăn hối lộ tiền tỉ, thì không bị ai làm gì, còn được ca ngợi. Bất công như vậy mà anh em chấp nhận sao?
-
Văn hóa – Ước gì tôi có thể tự hào!
Còn bây giờ. Tự hào ư? Tôi không thể. Tại sao tôi lại không được dự phần vào cái sự tự hào của mọi người như trước nữa? Tại sao? Có lẽ từ khi tôi biết rằng nước tôi xuất khẩu gạo nhiều nhất nhưng dân tôi vẫn còn người chết vì đói, tự tử vì không muốn con mình bị chết đói. Có lẽ từ khi tôi nhận ra nước tôi xuất khẩu cafe hàng đầu nhưng dân tôi uống cafe bẩn nhất. Có lẽ từ khi tôi biết rằng nước tôi 70% làm nông nhưng gà nhập, heo nhập, rau nhập, trái cây nhập, nói như Tony đến tăm xỉa răng cũng phải nhập.