(1059 chữ, 4 phút đọc) Một học sinh không cần phải đam mê trường lớp để thành công trong học tập.
-
-
[THĐP Translation™] Vì sao những học sinh thành công nhất không có đam mê dành cho trường lớp
-
Quà Tết tôi gửi đến các bạn – Những tên giám ngục trường Hớt Wơ
Tôi cần có một phương thuốc cứu lấy nó. Thế là tôi trốn Hớt Wơ sang Hogwarts gặp Severus Snape. một ông thầy giáo bẳn tính khó gần. Tôi xin ông ta điều chế cho tôi một liều thuốc huyền bí có thể giúp tôi làm trong sạch phần người. Ông ta, sau một hồi làm khó dễ đã đồng ý đưa cho tôi công thức bào chế. Tôi định bụng dùng nó để cứu sống những ai đã trở thành xác chết biết đi.Tôi đem nó tới cho Misa Bọt Biển, nó đồng ý uống. Tôi đem nó tới cho một cái xác biết đi nọ tên là Lễ Văn T****. Cái xác không thèm nhìn tới và bảo: “Cảm ơn, nhưng tôi sẽ làm theo cách của tôi.” Và rồi cái xác bỏ đi thật nhanh, gia nhập vào hàng ngũ của những tên giám ngục. Tôi thấy nó tội nghiệp, nó rất nhút nhát, nó đã luôn sợ hãi, nó đã luôn sống trong ảo ảnh. Nó chưa bao giờ dám đối mặt trực diện với điều gì. Một kẻ sống trong ảo ảnh KHÔNG BAO GIỜ có thể tìm được con người thật của mình.
-
Hãy tập trung giáo dục nhân cách cho trẻ em
Một ví dụ khác như đất nước Butan, đất nước người ta không giàu nhưng đang là mục tiêu hướng đến của nhiều nước khác. Tại sao không giàu, được xếp vào loại nước đang phát triển nhưng đó đang là niềm mơ ước của nhiều người? Đơn giản chỉ là một đất nước lấy nhân cách con người làm gốc, giữ lại những bản sắc thiên nhiên, biết tôn trọng thiên nhiên. Họ không phá hoại môi trường, con người đối xử với nhau hoà thuận, không chém giết, không dùng thủ đoạn tước bỏ quyền sống của con người. Rõ ràng, nước phát triển hay không phát triển thì nhân cách con người quả là quá quan trọng. Chỉ cần các bộ ban ngành nhà nước Việt Nam nhận ra điều này thì cũng chẳng cần đến 30,000 tỷ, hay các kì thi gì đó, mà hãy tập trung tạo ra một thế hệ trẻ lễ nghĩa, chắc chắc sẽ tạo ra một xã hội ổn định bền vững.
-
Trường đại học: Chiến trường hay thị trường?
Tôi nghĩ chúng ta nên nhìn nhận và vận hành nền giáo dục theo cơ chế thị trường. Chữ “thị trường” ở đây không có nghĩa là một môi trường bát nháo người mua kẻ bán để làm đảo lộn hết mọi giá trị của nền giáo dục “tôn sư trọng đạo”. Tính “thị trường” sẽ điều tiết, hướng dẫn các bên liên quan thực hiện đúng chức năng của mình theo quy luật cung cầu.
-
Thất nghiệp — Sinh viên Việt Nam hãy sử dụng 2 chiếc chìa khóa của mình
Có thể nói đất nước chúng ta “Trọng Trí” chứ không “Trọng Thương” nhưng tư duy đó đã và đang biến mất trong xã hội hiện nay. Các bạn sẽ sinh viên nếu ra trường không có việc làm thì hãy khởi nghiệp. Còn nếu không có thể là trong nước thì hãy ra nước ngoài. Cái quan trọng là bạn dám làm với tất cả nhiệ huyết của mình để có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhất.
-
Thương con
Thương con vì thêm một lớp là phải gánh thêm một ít sách vở, nhìn cái cặp sách to quá khổ của con kìa. Năm ngoái cái cặp bé hơn đã chẳng đeo vừa, năm nay lại còn to hơn thì đeo sao nổi. Kiến thức học có bao nhiêu đâu mà sao lại đẻ ra lắm sách vở đến thế, người ta có biết một đứa trẻ như nặng 17 cân như con mà phải cõng cái cặp sách nặng đến 7 cân không. Mỗi lần soạn sách vở hộ con hoặc thử nhấc cái cặp sách lên giúp con là mẹ lại xuýt xoa kêu trời. Các con bé bỏng, chiều cao còn hạn chế vậy mà phải xách cái cặp ấy hàng ngày thì lớn làm sao nổi, không gù lưng đi là tốt rồi. Thảo nào, bây giờ chẳng có bậc cha mẹ nào dám để con tự đi bộ đến trường như ngày xưa.
-
Tôi đi học
Bao lâu nữa thì tôi sẽ lại tự hỏi sinh viên khác gì với những người đi làm ngoài kia rồi chợt nhận ra tôi đã đi làm, đã quên đi phân nửa những kí ức thời còn tung hoành dọc ngang, vô lo vô nghĩ cùng đám anh em chiến hữu? Không cầu thời gian có thể ngừng trôi, tôi chỉ cầu trí nhớ tốt một chút để những ký ức đẹp mãi hiện hữu trong cuộc sống của mình. Bởi thế, ngày mai, tôi đi học…
-
Phiêu diêu tự tại cùng mây gió
Một năm dành ra đến 2, 3 tháng để đi đây đi đó, leo đỉnh Phanxipan, đạp xe xuyên Việt hoặc đi bộ dọc con đường Trường Sơn, hoặc nếu hơn nữa thì có thể nhảy lên những con tàu vô định không biết đang đi về đâu như Paul Theroux (Phương Đông Lướt Ngoài Cửa Sổ), đến những nơi mình chưa từng đến, làm quen với những người mình chưa từng biết. Để cho tàu trôi tự do, đến đâu thì đến, đến nơi đâu mình sẽ hòa nhập vào tâm hồn con người nơi đó, sống với họ, ăn với họ, sinh hoạt với họ, cảm nhận những nét văn hóa rất đặc sắc mà không đâu giống đâu; mình sẽ chìm xuống để lắng nghe những âm thanh của thiên nhiên hoang dã, lắng nghe tiếng gió thổi qua từng chiếc lá cây, tiếng chim kêu từ cành này sang cành kia, tiếng nước suối róc rách chảy, liệu như thế có tuyệt vời hơn những tour du lịch đã vạch sẵn nơi đến và bị giới hạn thời gian không?
-
5 điều khiến bạn đánh mất thời sinh viên tuyệt vời
Chém gió như bão nhưng khi giảng viên yêu cầu phát biểu ý kiến thì im bặt, cười lấy lệ. Những Lớp-Học-Không-Bao-Giờ-Có-Câu-Hỏi tạo cho họ thói quen nói nhiều hơn hỏi. Để rồi đọc những tít từ báo lá cải mà không dám hỏi: "Nếu những thông tin mình vừa đọc sai thì sao?" Họ sẵn sàng khen ai đó "bạn giỏi quá" nhưng không dám nói với bản thân "mình dở quá". Họ chỉ chịu đọc những gì bị ép, còn ngoài ra - không gì cả. Họ nghĩ lịch sử đảng chán ngắt còn triết học thì mơ hồ quá. Họ thích ngủ hơn là khám phá điều gì đó thú vị và sẵn sàng nhìn thế giới qua lăng kính của người khác.
-
Bàn về cải cách giáo dục
Mục đích của giáo dục không phải là đào tạo ra những con người làm được việc cho xã hội, mục đích của nó giống như việc nuôi trồng các cây con, làm cho nó lớn và trưởng thành, đúng với thiên hướng của nó. Thật khó để tất cả các loại cây có các đặc tính khác nhau lại có thể cùng phát triển tốt nhất trong một môi trường và điều kiện nuôi dưỡng như nhau, giáo dục cũng vậy, điều quan trọng là phải biết đặc tính của từng loại cây để nuôi trồng cho thích hợp. Trong điều kiện rất khó có thể phân biệt ra như thế, ta vẫn nên có một nền giáo dục được coi là phù hợp nhất cho tất cả, ở đây ta nói về cái chung không đi sâu vào cái riêng cụ thể từng người, từng điều kiện riêng biệt.
-
Vì sao các nhà trí thức phản đối chủ nghĩa tư bản? (Robert Nozick)
Mọi người đều biết rằng các nhà tri thức trên khắp thế giới là một trong số những người chống chủ nghĩa tư bản và kinh tế thị trường quyết liệt nhất và kiên trì nhất. Các nhà văn, nhà báo, các giáo sư đại học theo đường lối tả khuynh ở đâu cũng có tỉ lệ rất cao. Robert Nozick, một trong những người cổ vũ cho chủ nghĩa tự do nổi bật nhất cho rằng nguyên nhân nằm ở hệ thống giáo dục của nhà trường hiện đại: tạo ra trong các nhà tri thức muốn biến thế giới thành một lớp học cho tất cả mọi người.
-
Nếu có đủ niềm tin vào bản thân thì cứ nghỉ học!
Tôi không tin là chúng tôi bị bắt đi học. Với tôi, tôi lựa chọn việc được đi học. Không phải vì kiến thức gì gì đó, vì đi học vui, vậy thôi. Tôi lựa chọn niềm vui, trong một giai đoạn chưa biết buồn, cũng chưa cần phải buồn.
-
Những cô gái với nỗi niềm tuổi 21
Thời gian khiến người ta phải nghiêng mình trước nó bởi chỉ một cái chớp mắt, một cái xoay vòng mọi điều đều đã đổi thay. Tôi 10 tuổi là một con bé tóc ngắn tũn như con trai, da đen nhẻm và ham chạy lăng xăng khắp các ngóc ngách quanh nhà. Lúc đó tôi đã nhìn bằng ánh mắt ước ao với những chị những cô gái 20,21 phơi phới nữ tính và dịu dàng. Tôi nhận thấy họ trưởng thành và chững chạc hơn tôi bây giờ của tuổi 21. Có lẽ do sự bao bọc của bố mẹ quá nhiều khiến cho những cô gái như tôi chẳng phải lo lắng điều gì trong cuộc sống, chỉ đơn giản là ăn học rồi vui chơi. Tôi đôi khi chẳng nhận rõ sự đổi thay của mình ở tuổi 18,19 hay 20....
-
Mình sẽ không để cho con cái học theo hệ thống giáo dục Việt Nam
Tại sao mình vẫn còn ăn bám vào bố mẹ? Tại sao mình vẫn phải sống mãi như thế này? Một số bạn sinh viên đã thực sự hỏi mình như thế sau bao chán trường với sự học với cuộc sống bế tắc. Có phải vì rào cản gia đình quá lớn, các bạn sợ bố mẹ thất vọng sợ hành động đi ngược với sự kì vọng của bố mẹ với lề lối thông thường. Hay các bạn sợ mình không có điểm chung với bạn bè? Sợ bị soi mói sợ học hành điểm kém bị các bạn coi thường…
-
Việc học không cần sự cạnh tranh để phát triển. Nó cần tình yêu
Tui từng đạt thứ hạng cao trong học tập, được nhiều giải thưởng, nhưng tui cũng từng ăn điểm 0, từng đội sổ và cũng đã từng bỏ học. Tui từng làm những việc vô cùng cao quý, cho tới vô cùng bỉ lậu để tồn tại. Tui từng tiếp xúc và trò chuyện với cả những bậc văn nghệ sĩ có tên tuổi, cho tới ngồi khề khà với đầu trộm đuôi cướp tận đáy xã hội. Tui từng ở trong những căn nhà vô cùng tồi tàn, mùa mưa không dám ngồi trong nhà vì sợ sập, cho tới bước chân tới những nơi trải đầy thảm đỏ, nơi có thức ăn và rượu được để thừa mứa, và khách khứa VIP đầy ra, đếm không hết. Tui từng lọ mọ đi lụm từng lon bia, bọc nilong để bán ve chai, mua vài lon gạo giúp mẹ, nhưng cũng từng ngồi trong văn phòng máy lạnh, bàn chuyện làm ăn với những vị quan chức trong thành phố.
-
Nói với con trai chuẩn bị vào lớp một
Mẹ không nghĩ là lớp Một sẽ quá ghê gớm, vì mẹ không bắt con phải viết chữ đẹp như vở mẫu. Mẹ cũng không bắt con phải là học sinh giỏi nhất lớp,nhất khối, hay nhất trường. Mẹ không kỳ vọng con sẽ làm lớp trưởng, tổ trưởng hay liên đội trưởng như mẹ ngày xưa. Con biết không, áp lực trở thành người số một, người dẫn đầu, đã lấy đi hết tuổi thơ của mẹ
-
Lòng kiêu hãnh là thứ không thể học được
Chúng tôi may mắn được học vào thời gian bản lề, thời mà trường vẫn còn giữ được bản sắc riêng không giống bất cứ nơi nào. Sau này, trường xây toà nhà mới khang trang, đốn hàng sứ trắng và toà nhà mái ngói cũ, siết chặt kỷ luật hơn. học sinh cũng thay đổi, các em bắt đầu học đều và chú trọng đi du học. Trường bắt đầu đánh bóng tên tuổi, thoả hiệp hơn và bản sắc cũ cũng biến mất. thay vào đó là một hình ảnh bình thường như bất cứ ngôi trường nào khác. Mọi thứ bắt đầu thớ lợ và nhạt nhẽo dần.