search chat play-circle-outline angle-down angle-right angle-left icon-menu
Skip to content

Triết Học Đường Phố 2.0

Tri thức — Trí tuệ — Giác ngộ

  • 🔥 PRANA Token
  • 🐟 THĐP Deep Club
  • 📻 THĐP RADIO
  • 📺 THĐP Youtube
  • 📕 (New) [PDF Ebook] Cẩm Nang Nofap (version 2)
  • Tạp chí Aloha – THĐP 2.0 Magazine
  • THĐP translations
    • Videos
    • Terence Mckenna
    • Cryptocurrency
    • Zen Pencils
  • Reviews
    • Tủ Sách THĐP
  • Tôn Giáo – Tâm Linh
    • God
  • Sáng tác
  • Quan điểm
  • Sưu tầm
  • Tham gia viết bài
  • Donate – Ủng hộ
  • About us – Về chúng tôi (2020)
  • Contest
  • Đăng nhập
  • Nhắn tin
Search
  • Tag: trẻ con

  • Chẳng có ai bán chiếc vé trở về tuổi thơ

    Posted by Ni Chi on 07/08/201809/11/2018

    Nào! Can đảm lên hỡi trái tim già cỗi. Chúng ta không thể sống lại bằng một đứa bé nhưng chúng ta có thể vui hưởng trong thân xác một người lớn.

    Quan điểm
    1 One comment on “Chẳng có ai bán chiếc vé trở về tuổi thơ”
  • 6 điều tôi học được khi làm mẹ

    Posted by The Clearest Bleu on 05/29/201805/31/2018

    Đứa con là một món quà. “Thượng đế không gửi gì đến chúng ta ngoài những thiên thần.” Dù ta đã “sai lầm chọn lựa", hoặc “chẳng may” cái gì đó không nên xảy ra khi không tỉnh táo, thì hãy cứ vẫn dấn thân, rộng mở chào đón mọi món quà đến với chúng ta.

    Quan điểm
    0 0 comments on “6 điều tôi học được khi làm mẹ”
  • Sao mãi là trẻ con

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/22/201404/07/2018

    Đã có lúc, nhiều người tin tưởng rằng với đà này, chẳng mấy chốc chúng ta sẽ lần đầu tiên thoát khỏi quy luật của lịch sử dân tộc để trưởng thành cả về hình thức lẫn nội dung. Than ôi, cũng có thể là do phúc phận của chúng ta chưa đến, khi sắp chuyển mình để chuẩn bị dậy thì, chúng ta đã không vượt qua được sức ì của tâm trí và bóng đè của lịch sử, văn hóa để cho cơ hội bị trôi qua khiến cho không biết đến bao giờ mới có thể lớn lên được nữa.

    Quan điểm
    12 12 comments on “Sao mãi là trẻ con”
  • Hố sâu kề bên vườn xoan nhà chú ếch con

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/03/201404/07/2018

    Ta thường nói những đứa trẻ sơ sinh là hiện thân của sự thánh thiện, bởi ở chúng không có bất cứ suy nghĩ xấu xa nào. Đúng hơn, chúng chưa có bất kỳ suy nghĩ nào. Và ta gọi đó là sự trong sáng. Vậy khi lớn dần lên, chúng va vấp nhiều với cuộc sống, thấy những điều bất công, tâm trạng thường xuyên ưu tư, trí óc nhiều khi trăn trở, như thế là không còn trong sáng? Dù cho chúng vẫn là người lương thiện hết mực?

    Quan điểm
    10 10 comments on “Hố sâu kề bên vườn xoan nhà chú ếch con”
  • Viết về quan niệm của người Việt: Sự tai hại của những đồng tiền khôn và suy nghĩ “trẻ con thì biết cái quái gì?”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/01/201404/07/2018

    Một xã hội trọng đồng tiền, tôn đồng tiền lên trước mọi giá trị cuộc sống là một xã hội tồi tệ. Xã hội tồi tệ bởi những nét văn hóa tồi tệ. Chính chúng ta là người tạo ra nó, thì hãy tìm cách thay đổi nó, hãy bớt than van đi. Chính tay ta dúi cho mấy ông cảnh sát vài trăm ngàn rồi về chửi bới họ làm tiền. Ta trách xã hội trọng đồng tiền nhưng chính ta cũng chẳng hề xem nhẹ nó. Ta đòi tăng lương khi bản thân chẳng làm được gì hơn những việc đã được kí kết thỏa thuận trong hợp đồng.

    Quan điểm
    58 58 comments on “Viết về quan niệm của người Việt: Sự tai hại của những đồng tiền khôn và suy nghĩ “trẻ con thì biết cái quái gì?””
  • Có phải mức độ hạnh phúc tỉ lệ nghịch với tuổi tác?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/21/201404/07/2018

    Hình như càng lớn lên, trí tưởng tượng con người lại càng giảm xuống. Người ta có quá nhiều vấn đề để bận tâm và suy nghĩ, thậm chí còn không có thời gian để nhìn lên bầu trời, để nghỉ ngơi, thư giãn, đừng nói chi là giành ra cả giờ đồng hồ để mà tưởng tượng "vớ vẩn, linh tinh". Thỉnh thoảng nhìn đứa cháu chơi với mấy đứa bạn lại ước gì có lại được cái đầu ngây thơ như nó. Cười đó, khóc đó, không hối tiếc quá khứ, không lo lắng tương lai, chỉ có hiện tại... Gần đây, nói chuyện với ai hồi lâu lại muốn hỏi 1 câu: "Có phải mức độ hạnh phúc của một người tỉ lệ nghịch với tuổi tác hay không?"

    Quan điểm
    4 4 comments on “Có phải mức độ hạnh phúc tỉ lệ nghịch với tuổi tác?”
  • Khi ta lớn

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/10/201404/07/2018

    Khi ta lớn, ta không còn dùng những từ “để mai nhe, để sau này” vì ta hiểu cuộc sống này không ai biết trước những gì mà ngày mai sẽ xảy ra, và ta trân trọng hơn những giây phút của hiện tại. Khi ta lớn, ta không còn hứa nhiều như trước và không nên hứa khi ta chưa chắc có giữ được lời hứa đó hay không vì ta hiểu mỗi lời hứa có thể mang lại niềm vui, hy vọng cho ai đó cũng như những nỗi buồn, thất vọng cho họ khi lời hứa đó không được thực hiện.

    Quan điểm
    20 20 comments on “Khi ta lớn”
  • Cái tôi của bạn như thế nào?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/05/201404/07/2018

    Nhà khoa học lừng danh thế giới Einstein đã viết: Ego = 1/Knowledge tạm dịch là cái tôi của con người sẽ tỷ lệ nghịch với kiến thức của người đó. Theo tôi nghĩ đây là vấn đề mà mỗi người chúng ta chắc hẳn ai cũng ít nhất một lần quan tâm đến. Vì ai cũng muốn mình sẽ có thể sống tốt, sống hòa nhập với mọi người xung quanh và hơn thế nữa ai cũng muốn mình được nể trọng và tôn kính. Nhưng lắm lúc chính nó – cái tôi của chúng ta khiến chúng ta mất đi bạn thân, ấn tượng xấu với đồng nghiệp rồi người xung quanh không hài lòng về chúng ta.

    Quan điểm
    16 16 comments on “Cái tôi của bạn như thế nào?”
  • Khi tôi còn nhỏ

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/12/201404/07/2018

    "Khi tôi còn nhỏ, tôi hay bỏ tay mình vào áo và nói với người khác tôi bị cụt tay rồi. Tôi bấm nút thoát ra mỗi khi tôi sắp thua trong trò chơi điện tử. Tôi ngủ với tất cả những con thú nhồi bông để không con nào thấy buồn. Tôi có cây viết bi 6 màu và đã cố bấm một lúc cho ra 6 ngòi. Tôi đổ nước ngọt vào mấy cái chum và giả như đang uống rượu. Tôi núp sau cánh cửa để hù người ta, nhưng đôi khi bỏ đi vì thấy lâu quá không ai tới hay vì bị mắc tiểu. Tôi giả bộ đã ngủ rồi để bố bế tôi lên giường. Tôi nghĩ rằng mặt trăng đi theo xe mình. Tôi nhìn hai giọt nước mưa nhỏ trên cửa sổ mà nghĩ rằng nó đang đua nhau. Tôi ăn trái cây lỡ nuốt phải hột và sợ chết khiếp tưởng nó sẽ mọc lên trong bụng tôi. Bạn có nhớ những ngày còn bé chúng ta mong được lớn lên cho thật nhanh không? Không biết chúng ta đã nghĩ gì nữa? Bây giờ bạn còn nghĩ vậy không?" — The Blue Lagoon (Nguyễn Hoàng Huy dịch)

    Quan điểm
    4 4 comments on “Khi tôi còn nhỏ”
  • Đứa trẻ bên trong mỗi người không bao giờ chết

    Posted by Triết Học Đường Phố on 03/31/201404/07/2018

    Cuộc sống của chúng ta không biết đã trở nên nghiêm túc, căng thẳng từ bao giờ. Chúng ta mệt mỏi vì làm việc chúng ta nghĩ rằng mình thích, nếu thực sự thích thì ta không thấy mệt mỏi đâu. Vấn đề là ta không dám dành một phần trong con người mình để nuôi sống đứa trẻ ở bên trong, không dám dành một phần thời gian để làm điều khiến chúng ta vui. Chúng ta bận rộn, bận rộn và bận rộn rồi tự hào vì chúng ta đang bận rộn lắm không có dư hơi làm việc của trẻ con. Chúng ta vội vã trưởng thành để rồi sợ hãi rằng mình đã già.

    Quan điểm
    16 16 comments on “Đứa trẻ bên trong mỗi người không bao giờ chết”
  • Khi nào ta trưởng thành…

    Posted by Triết Học Đường Phố on 03/19/201404/07/2018

    Có những người cứ vội vàng hối hả Nghĩ mình đã lớn nên cứ ngồi một chỗ mà đánh giá chuyện đời Dùng con mắt chưa từng trải để phán xét mọi người Mà chưa bao giờ thử đặt mình vào vị trí của họ... Có những người lớn mãi nhìn đời bằng đôi mắt méo mó Chưa bao giờ hiểu cuộc sống khắc nghiệt ra sao Nhưng lại khuyên bảo người khác phải làm thế nào Có biết đâu chính mình mới là người lạc lối...

    Quan điểm
    0 0 comments on “Khi nào ta trưởng thành…”
  • Đừng quên ước mơ ban đầu của bạn!

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/09/201404/07/2018

    Người lớn, đưa chúng ta về với con đường mà họ cho là đúng đắn, đưa chúng ta về với con đường của họ, con đường của những lối mòn, không có tư duy và bứt phá, luôn sợ hãi và không dám đưa lên những thử thách để khẳng định bản thân. Họ nói với chúng ta rằng sự lựa chọn của chúng ta sẽ chẳng đi đến đâu cả, ước mơ không phải là thứ có thể nuôi sống được chúng ta.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Đừng quên ước mơ ban đầu của bạn!”
  • Cho tôi một vé đi tuổi thơ ngỗ nghịch

    Posted by Triết Học Đường Phố on 12/29/201304/07/2018

    Bố mẹ chẳng bao giờ thích tôi chơi với Huyền Chip, kể cả khi cô ấy còn chưa nổi tiếng. Bố tôi gọi kiểu đi lông bông mà chẳng học hành gì như cô ấy là “không bình thường”, tất cả những người muốn đi như thế là “người bất bình thường”. Thành ra đến lúc đi sang Kenya rồi tôi cũng chưa kể với bố mẹ rằng “con cũng định lông bông như thế” (chả biết khi nghe về ý định mua ngựa của tôi, bố mẹ sẽ nghĩ sao nữa.)

    Quan điểm
    0 0 comments on “Cho tôi một vé đi tuổi thơ ngỗ nghịch”
  • Khu Vườn Mùa Hạ – Chẳng có ngày hè nào oi nồng, với tuổi thơ mát xanh….

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/24/201304/07/2018

    Như là ẩn dụ về những bông cúc cánh bướm bướng bỉnh sống qua cơn bão tràn, sự sống trong "Khu vườn mùa hạ" không hề dễ dàng, mà là cả một sự hồi sinh. Nếu như ở Trang viên Cây Dương, một bà lão gần đất xa trời dùng "chiêu" để vực dậy tinh thần cô bé con u uẩn, thì ngược lại, khu vườn cúc cánh bướm mà ba cậu bé Yamashita, Wakabe, Kiyama trồng đã làm sống dậy một căn nhà, một nấm mồ tự dựng để ngăn cách với thế giới chung quanh.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Khu Vườn Mùa Hạ – Chẳng có ngày hè nào oi nồng, với tuổi thơ mát xanh….”
  • Khi ta bé, khi ta lớn

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/11/201304/07/2018

    Cuộc sống này cần những hoài niệm, chút sâu sắc vừa đủ, chút nhạy cảm, chút đa chiều, chút điềm tĩnh, chút an nhiên để trang trí…Chúng ta không thể cứ lạc quan hay nhí nha nhí nhố mãi như trẻ em được, không thể được. Hãy để ý, trẻ em không nhạy cảm hoặc một số rất hiếm có phẩm chất này. Tượng tự như thế, trẻ em không sâu sắc, chỉ cần là ba mẹ nó không nói ra, nó sẽ không thể biết ba mẹ nó có chuyện buồn, nó có thể đùa giỡn khi ba mẹ nó đang chiến tranh lạnh với nhau.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Khi ta bé, khi ta lớn”
  • Gửi con yêu tương lai của mẹ

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/28/201304/07/2018

    Đầu tiên mẹ sẽ dạy con cách yêu thương gia đình và mọi người. Tình cảm vốn là thứ có giá trị nhất đối với con người. Con phải học được cách quan tâm và chăm sóc những người xung quanh, đầu tiên là ba mẹ, ông bà nội, ông bà ngoại,…Mỗi hè, mẹ sẽ đưa con về nhà ngoại, về để cảm nhận cái cuộc sống thanh bình và đầm ấm ở đó, để con có được một cái tuổi thơ đúng nghĩa, mẹ sẽ để con ở chơi với ông bà ngoại, sẽ để con được nói chuyện với ông ngoại, mẹ tin rằng ông sẽ giành cho con những tình cảm và những bài học tốt nhất, giống như cái cách ông đã dạy cho mẹ.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Gửi con yêu tương lai của mẹ”
  • Hãy cho nhau những dấu cộng trong cuộc đời mỗi người – Phần 3

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/05/2013

    - Về đâu đây em ? Câu hỏi của người lái taxi tự dưng làm gã bối rối. Ừ, mình về đâu ? Trong hình dung của gã chỉ là một rạp hát và một con dốc. Cũng may, thành phố nhỏ bé, rạp hát thì ít nên người tài xế không cần chỉ dẫn nhiều. Có điều, quanh rạp hát có năm con dốc. Thế là bác tài đổ hết cả năm con dốc lần lượt mười bốn lần, thì gã mới nhận ra nơi gã cần tìm.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Hãy cho nhau những dấu cộng trong cuộc đời mỗi người – Phần 3”
  • Khu rừng không có ngày mai

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/29/201304/07/2018

    Tặng một người bạn đặc biệt của tôi, một người bạn nhắc cho tôi nhớ rằng mình đang là và vẫn nên là đứa trẻ. Ở một nơi vô cùng xa xôi, xa tới mức không ai biết đó là đâu, cũng không ai biết đó là điểm bắt đầu hay kết thúc của vũ trụ… có một hành tinh nhỏ, chỉ nhỏ như một khu rừng bạt ngàn hoa lá mà thôi. Đó là nơi lưu giữ tất cả những bông hoa tuyệt đẹp nhất của toàn bộ các dải thiên hà và hương thơm của chúng tràn ngập suốt bốn mùa. Ở đây vẫn có bốn mùa, nhưng không có sự khắc nghiệt mà chỉ có những vẻ đẹp lung linh.

    Quan điểm
  • Nói với con trai chuẩn bị vào lớp một

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/24/201304/07/2018

    Mẹ không nghĩ là lớp Một sẽ quá ghê gớm, vì mẹ không bắt con phải viết chữ đẹp như vở mẫu. Mẹ cũng không bắt con phải là học sinh giỏi nhất lớp,nhất khối, hay nhất trường. Mẹ không kỳ vọng con sẽ làm lớp trưởng, tổ trưởng hay liên đội trưởng như mẹ ngày xưa. Con biết không, áp lực trở thành người số một, người dẫn đầu, đã lấy đi hết tuổi thơ của mẹ

    Quan điểm
    0 0 comments on “Nói với con trai chuẩn bị vào lớp một”
  • Từ khi nào ta đã chạy trốn những cơn mưa?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/14/201304/07/2018

    Chiều nay, trời lại mưa miên man suốt. Nhìn đường phố vắng tanh lóng lánh những giọt nước trong veo, chợt bồi hồi tự hỏi, từ khi nào ta đã chạy trốn những cơn mưa?

    Quan điểm
    0 0 comments on “Từ khi nào ta đã chạy trốn những cơn mưa?”
  • Cảm nhận về bộ phim Mùa Hè Của Kikujiro

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/03/201311/11/2018

    Mình nhớ đến hai cuốn truyện đã đọc là Khu Vườn Mùa Hạ và Mùa thu của cây dương. có 1 mô típ: gắn một đứa trẻ con với một người từng trải. hai cuộc đời đi bên nhau, như chiếu rọi cho nhau. thằng bé nhìn thấy dù có thể không hiểu thế giới người lớn: có sự tha hóa, cục cằn, có bạo lực, giả dối, đê tiện. người lớn nhìn vào mắt trẻ con lại thấy trong lành, thấy mình trong trẻo lại. dĩ nhiên ai cũng thấy, Kikujiro tới cuối phim đã trở thành một người rất đáng yêu dù ban đầu cực kì đáng ghét. trẻ con làm cho người lớn trong hơn. và chúng còn thức dậy ý muốn yêu thương ở họ nữa. dù có cỗi cằn đến mức nào rồi, thì trước 1 đứa trẻ đáng yêu và tội nghiệp như Masao, người ta vẫn muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho em. bốn người lớn làm đủ mọi trò dù lố bịch chỉ để thằng bé vui. họ hay nói với nhau: coi như vì thằng bé. điều đó làm mình cảm động. thật sự muốn được làm trẻ con, muốn được thấy thế giới xung quanh có nhiều tình yêu như thế, đáng tin như thế một lần.

    Review
    0 0 comments on “Cảm nhận về bộ phim Mùa Hè Của Kikujiro”