(3170 chữ, 12.5 phút đọc) Như trong mọi chuyển đổi lớn về mô hình, sẽ luôn có người chiến thắng và kẻ thua cuộc. Nhưng công nghệ blockchain có thể mở ra một kỷ nguyên thịnh vượng cho tất cả mọi người.
-
-
[THĐP Translation™] Top 5 dự án Blockchain đột phá
-
[THĐP Translation] 10 lý do tại sao bạn chưa giàu
Là một nhà cố vấn tài chính, tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ người khác vượt qua những trở ngại tài chính để họ có thể trở nên giàu có. Trớ trêu thay, người mà tôi gặp nhiều rắc rối nhất trong việc giúp đỡ chính là bản thân tôi.
-
Hỡi những ký giả Việt Nam
Bạn có thấy báo chí Việt Nam hiện nay như đống giấy lộn? Tất cả đều không có một chút gì ý nghĩa. Nếu so sánh báo chí Việt Nam là một biển thông tin thì những thứ vô bổ trôi dạt lên, những thứ có ý nghĩa vì nhiều lý do bị chìm xuống.
-
Khi một đất nước vắng bóng nghệ thuật
Khi nghệ thuật vắng bóng, cảm xúc con người bị mờ nhạt, chai sạn dần. Chẳng có gì là bất tử cả, nên con người cũng không phải là ngoại lệ. Cây thiếu nước thì chết, tâm hồn con người thiếu cảm xúc cũng chắc chắn trở nên vô hồn. Và người ta cứ sống với sự vô hồn đó, bước đi mà không biết mình đang làm gì, thậm chí va quẹt người xung quanh không hay, vừa giẫm phải ai cũng chẳng biết.
-
Có phải tiền đang định hình con người bạn?
Ai cũng được sinh ra và tồn tại trên đời này, vậy có bao nhiêu người tự hỏi mình tồn tại trên đời này vì cái lý do gì? Mình có cảm thấy hạnh phúc với những gì đang diễn ra với cuộc đời mình không? Có bao giờ các bạn vui mừng thét lên vì bạn khám phá được chính mình, được sống là chính mình bạn bạn biết được mình giỏi cái gì và giỏi như thế nào? Để đạt được những điều tưởng chừng đơn giản đấy, bạn chiêm nghiệm lại và thốt lên rằng chỉ khi mình sống cống hiến, dấn thân bạn mới có thể tìm được các chân giá trị ấy. Còn nếu bạn cứ sống một cuộc đời làn nhàng thì mãi mãi bạn cũng không biết chính xác mình là ai và tại sao mình tồn tại trên cỗi đời này.
-
Bàn về việc kiếm tiền và việc làm
Những sở thích, những đam mê của chúng ta cũng như vậy, cũng bị trói buộc bởi việc làm, những chi trả cho cuộc sống. Có một câu nói vui của cô tôi mà tôi nhớ mãi: "Con người không có cái miệng thì sẽ đơn giản biết mấy." Đúng thiệt, ăn dùng miệng, uống cũng dùng miệng, sống cũng nhờ cái miệng mà mấy thứ đó có gì xa xôi ngoài việc ta phải kiếm tiền cái đã. Tiền - nghề - nghiệp cứ vương mắc với nhau, cứ giằng co với nhau. Thiếu tiền thì làm sao sống mà cái anh đam mê cứ "lảm nhảm" trong đầu để lôi kéo cái trí óc đầy những neuron kia. Chọn cái này mất cái kia. Bởi vậy, sống mới khó, chọn được mới khó và làm được lại càng khó hơn!
-
Thị trường và đạo đức (kỳ 14)
Tạo công ăn việc làm không phải là công việc của chính phủ. Chỉ có lĩnh vực tư mới tạo được việc làm ổn định. Công việc do chính phủ tạo ra là dựa vào tiền của người đóng thuế và được coi là công việc được trợ cấp. Vì là những công việc không ổn định cho nên chúng không tạo được hậu quả kinh tế tích cực. Khu vực tư nhân là khu vực tạo ra của cải chủ lực, còn khu vực nhà nước chỉ là khu vực tiêu thụ mà thôi.
-
Chử Đồng Tử, một phần tính cách Việt
Có thể thấy rằng hình như đã từ lâu rồi người Việt chúng ta tuy có muốn thay đổi nhưng không nhìn thẳng vào vấn đề để đưa ra các giải pháp hợp lý mà trông đợi ở phép màu nào đó. Chúng ta không nghiêm túc khi đánh giá các thành công của người khác, bởi vì mọi người vẫn nghĩ đơn giản như chuyện Chử Đồng Tử gặp được Tiên Dung rồi sau đó thành Tiên.
-
4 nhân tố làm nên thành công
Và “sự ám ảnh” phải được bộc lộ thông qua thái độ sống của bạn. Có một câu nói của Roman Price mà tôi vô cùng tâm đắc rằng: “Nếu bạn đang tìm kiếm một ai đó để thay đổi cuộc đời bạn, hãy nhìn vào gương.” Thay thái độ, đổi cuộc đời từ xưa đến nay chưa bao giờ là một triết lý cũ mòn.
-
Một ngụ ngôn về tổn phí cơ hội
Nói cho công bằng, cũng có một số tài liệu Tâm Lý Học và Kinh Tế Học bàn rằng ta thường không nghĩ đến tổn phí cơ hội theo như dự đoán thông lệ trong ngành Kinh Tế Học. Xem ra ta đánh giá thu nhập khác với tổn thất; có vé mà không dùng là bỏ phí, khác với sự chọn lựa nên hay không nên bỏ tiền ra mua vé. Cho dù giá trị của thu nhập và tổn thất thật vốn bằng nhau ($600, trong trường hợp này), ta coi sự kiện này không liên hệ. Lối suy nghĩ này liên quan đến "công trình nghiên cứu về kinh nghiệm bản thân và thành kiến" của khoa tâm lý suy luận (do Kahnermann, Tversky, và các người khác trình bày). Thành kiến này, mang tên "hiệu ứng hàng đã có," dựa trên kinh nghiệm rằng ta đánh giá vật ta đang có cao hơn vật ta chưa mua hoặc thu được, cho dù vật đó là cùng một thứ và đáng cùng một giá.
-
Hai mươi, xưa và nay
Hai mươi xưa đã trưởng thành Hai mươi nay vẫn là người trẻ con. Hai mươi xưa tình sắt son Hai mươi nay đã chia tay vài lần. Hai mươi xưa ít sai lầm Hai mươi nay thấy cứ nhầm đường thôi. Hai mươi xưa chẳng đơn côi Hai mươi nay chỉ mình tôi với đời. Hai mươi xưa thích nói cười Hai mươi nay chỉ thấy toàn người “câm”.
-
Chuyện cậu bé Hào Anh năm nào – Cần câu và con cá
Và giờ chúng ta tiếc nuối con cá ngày xưa cũng chỉ vì chúng ta không hiểu. Chúng ta không hiểu bản chất của bi kịch lần thứ hai này là quả của nhân chúng ta gieo. Là thứ rục ruỗng còn sót lại của con cá ngày đó. Chuyện của em làm tôi nhớ tới rất nhiều những gia đình nông thôn tan nát khác chỉ vì giải tỏa, hiện đại hóa, giải phóng mặt bằng. Những con người quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho giời đột nhiên được đổi cái cần vất vả kiếm ăn hàng ngày (miếng đất, miếng ruộng) thành một con cá rất to, đứng từ bên này con cá nhìn sang bên kia không thấy mặt nhau, tưởng rằng ăn cả đời không hết. Và rồi thế mà nó cũng hết. Và giờ thì cái cần đã ở đâu mất rồi?
-
Thước đo nào cho hai chữ “thành công”
Tôi không biết với bạn thành công có nghĩa là gì. Còn với tôi nếu dùng TIỀN để làm thước đo duy nhất cho thành công thì chưa đúng, thậm chí là lệch lạc. Bởi vì THÀNH CÔNG là một từ trừu tượng và mỗi người có một cách hiểu khác nhau.
-
Terence McKenna — Văn hóa không phải là bạn các em [LX Vietsub]
“Tình yêu, cái đẹp, và chân lý — đây chính là những vector của sự trở thành con người. Nó đã luôn là, nó sẽ luôn là.” — Terence McKenna
-
Chuyện giàu
Với tôi, giàu có không chỉ là tiền bạc (tức là có nha, hông phải không có tiền bạc đâu), nó còn là sự thăng hoa về tinh thần khi trong quá trình giàu có đó, ta được làm thứ mình thích, chiến đấu mỗi ngày để thỏa mãn cái sự đam mê của mình, để lại một cái gì đó có giá trị, một hình ảnh khó phai cho những người chung quanh, một tấm gương cho những người đi sau.
-
Coca Cola phải đóng thuế cho Việt Nam
Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động phải có trách nhiệm xã hội, đây là câu nói nghe rất quen thuộc nhưng liệu các doanh nghiệp như Coca Cola đã ý thức được chưa? Thực hiện trách nhiệm xã hội, một mặc vừa đóng góp cho xã hội, Coca Cola đang phát triển trên đất nước Việt Nam, khách hàng là người Việt Nam, tận dụng nguồn nhân lực của Việt Nam, môi trường, chính sách là của Việt Nam, trên cở sở tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên, vì vậy trách nhiệm xã hội là điều phải Coca Cola phải làm.
-
Ta cần biết ta hơn nữa
Phải nhìn nhận rằng làm nhà kinh tế Việt Nam lúc này không phải dễ. Không ai thực sự "yêu nghề" mà không muốn làm những nghiên cứu thâm sâu. Song những nghiên cứu như thế rất tốn thời giờ, công của, và nhiều phụ trợ khác. Đối trọng với ước muốn ấy là thiên chức "trí thức công" (public intellectual) mà xã hội mong mỏi ở nhà kinh tế: đóng góp ý kiến về những vấn đề đương thời, nhiều khi không hoàn toàn trong chuyên môn của họ. Sự giằng co này không phải mới, và không chỉ ở nước ta. Ở các quốc gia tiền tiến, vai trò "trí thức công" thường gây nhiều tranh luận, và tùy vào truyền thống trí thức của xã hội liên hệ. Ở nước ta, khi mà dân trí còn chưa cao thì trách nhiệm của trí thức nói chung là còn nặng nề, bị nhiều giằng xé hơn nữa.
-
Sự nổi loạn của Bitcoin
Tin buồn cho các tầng lớp cai trị, con mèo đã chui ra khỏi giỏ. Bất chấp các công cụ tuyên truyền đại trà trong tay, một người trung bình ngày nay đã hiểu nhiều hơn về tài chính và tiền tệ so với bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử. Kiến thức đó mang lại một sự hiểu biết về chuyện họ đã bị ăn cướp chính xác là như thế nào.
-
Tiền bạc
Mỗi người chúng ta đều có mục tiêu, sứ mệnh riêng của mình. Tìm ra sứ mệnh của mình và đạt tới mục tiêu cuộc đời, đó là niềm hạnh phúc viên mãn cho bất kỳ ai trên đời. Trên con đường đó, chắc chắn chúng ta sẽ nhiều lần tự vấn về tiền: "Rốt cuộc tiền là gì, tiền có ý nghĩa gì với ta, ta muốn có nhiều tiền hơn, đúng hay không…“
-
Hunter Lewis – Tác phẩm náo động dư luận của Thomas Piketty
Có thể hiểu vì sao Nhà Trắng thích Piketty. Ông ta ủng hộ câu chuyện của họ, rằng chính phủ là người uốn nắn sự bất bình đẳng, trong khi trên thực tế chính phủ là nguyên nhân chính làm cho bất bình đẳng ngày càng gia tăng. Nhà Trắng và IMF còn thích những đề nghị của Piketty, họ không chỉ thích đề nghị về biểu thuế thu nhập cao, mà còn thích những khoản thuế đánh vào tài sản sản nữa. IMF đặc biệt đánh trống khua chuông cho những khoản thuế đánh vào tài sản, coi đó là biện pháp khôi phục nền tài chính của chính phủ trên khắp thế giới và là biện pháp nhằm giảm thiểu sự bất bình đẳng về kinh tế.
-
Đà Nẵng và chuyện giỏi địa lý, hiểu con người để làm kinh tế
Thực ra là vầy, Đà Nẵng bé xíu, xa lắm chạy xe 15 phút tới nơi, thế là quán ăn nào ngon, rẻ là lắm kẻ ăn ngay. Dân ở đây cũng chất phác, thật thà, thôi thì thức ăn nhanh á, ăn quen Lotteria và KFC rồi, cũng hay khuyến mãi và giá rẻ nữa, cái chi đã lỡ yêu thì chung tình dữ lắm, thôi thì tạm biệt cô nàng Burger King tuy sang hơn xíu nhưng chảnh chọe về giá cả quá, cũng là người lạ, người lạ thì tui ngại, ngại thì từ từ quan sát đã nghen...
-
Giàu! Bạn đã giàu theo kiểu nào?
Còn nhớ thời gian mà bán hàng đa cấp làm mưa làm gió trên thị trường việc làm cho sinh viên. Những chuyên gia của các công ty ban hàng đa cấp họ dùng các từ ngữ vô cùng mạnh bạo để nói đến con đương sự nghiệp mà họ chia sẻ cho những người tham gia. Họ bảo: “Tôi sẽ trở thành triệu phú đô la năm 28 tuổi hay năm 30 tuổi.” Vân vân. Họ hay dùng từ “tự do tài chính” và thời gian mà họ được tự do tài chính rất sớm. Họ làm cho người trẻ có một niềm tin là giàu có rất dễ, dễ đến bất ngờ. Đó là các bạn gia nhập công ty và lập cho mình công ty riêng thế là có thể kiếm tiền, rất dễ. Bán hàng đa cấp không hề xấu, đó là một phát minh của ngành kinh doanh ở thế kỷ hai mươi mốt này. Nhưng ở xứ mình mọi điều có thể thay đổi, đổi thay đến ba trăm sáu mươi độ.
-
Ba nguyên lý quản trị quốc gia thịnh vượng
Chúng ta đều biết nền tảng quan trọng nhất của cơ chế thị trường là việc công nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản của cá nhân. Ở những nơi mà quyền sở hữu tài sản được xác lập rõ ràng và minh bạch nhất, chẳng hạn các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, thì những người đứng đầu doanh nghiệp luôn tỏ ra là những cá nhân sống có trách nhiệm với nhân viên, với cộng đồng, và với gia đình của mình. Những hành động thiếu văn minh, như việc tổ chức đám cưới linh đình của gia đình bà chủ công ty Bianfishco trong thời gian vừa qua, đã phải trả một giá rất đắt, khiến cho doanh nghiệp của mình suýt rơi vào tình trạng phá sản.
-
Ludwig von Mises: Kinh tế gia, Triết gia, Nhà Tiên tri
Kinh tế thị trường, còn gọi là chủ nghĩa tư bản, và kinh tế xã hội chủ nghĩa không thể đi đôi với nhau. Không thể pha trộn được hai hệ thống này với nhau. Không có cái gì gọi là một nền kinh tế vừa xã hội chủ nghĩa vừa tư bản. Thị trường kinh tế là một sản phẩm của một diễn trình tiến triển lâu dài. Nó là một sách lược mà con người đã tiến bộ và áp dụng để tiến từ tình trạng hoang sơ tới văn minh.