search chat play-circle-outline angle-down angle-right angle-left icon-menu
Skip to content

Triết Học Đường Phố 2.0

Tri thức — Trí tuệ — Giác ngộ

  • 🔥 PRANA Token
  • 🐟 THĐP Deep Club
  • 📻 THĐP RADIO
  • 📺 THĐP Youtube
  • 📕 (New) [PDF Ebook] Cẩm Nang Nofap (version 2)
  • Tạp chí Aloha – THĐP 2.0 Magazine
  • THĐP translations
    • Videos
    • Terence Mckenna
    • Cryptocurrency
    • Zen Pencils
  • Reviews
    • Tủ Sách THĐP
  • Tôn Giáo – Tâm Linh
    • God
  • Sáng tác
  • Quan điểm
  • Sưu tầm
  • Tham gia viết bài
  • Donate – Ủng hộ
  • About us – Về chúng tôi (2020)
  • Contest
  • Đăng nhập
  • Nhắn tin
Search
  • Tag: thực tế

  • Mạng xã hội và những mặt tối của con người

    Posted by Lê Duyên on 11/25/202011/27/2020

    (1493 chữ, 5.5 phút đọc) Mạng xã hội quyến rũ ta với nhiều chức năng hấp dẫn là nhiệm vụ của chúng. Việc quyết định sử dụng chúng để rồi gây ra hậu quả như thế nào hoàn toàn là do chúng ta quyết định…

    Quan điểm
    0 0 comments on “Mạng xã hội và những mặt tối của con người”
  • [THĐP Translation™] Làm thế nào để đưa ra một quyết định lớn

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/04/2019

    (2210 chữ, 8.5 phút đọc) Những lựa chọn khó khăn đòi hỏi phải có sự nhảy vọt trong tưởng tượng để tìm ra những giải pháp và kết quả mới, điều mà chúng ta chưa từng hình dung được kể từ khi sự đắn đo bắt đầu xuất hiện.

    Bài Dịch
    0 0 comments on “[THĐP Translation™] Làm thế nào để đưa ra một quyết định lớn”
  • Số cô không giàu thì nghèo

    Posted by Vũ Thanh Hòa on 07/06/201907/06/2019

    (1049 chữ, 4 phút đọc) Phải có cái lọ thì mới hết âu lo, phải có cái chai thì mới được nằm dài hạnh phúc.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Số cô không giàu thì nghèo”
  • Ta có cần cảnh giác với sự mơ mộng?

    Posted by Châu Thành on 12/27/201812/27/2018

    (1155 chữ, 4.5 phút đọc) Họ coi trọng sĩ diện hơn danh dự. Họ quan trọng bộ da bên ngoài hơn tinh thần cốt lõi bên trong. Họ đề cao sự rủng rỉnh tiền bạc hơn sự rộng lượng của tâm hồn.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Ta có cần cảnh giác với sự mơ mộng?”
  • Mẹ bảo bớt mơ mộng, sống thực tế đi con!

    Posted by Ni Chi on 09/24/2018

    (894 chữ, 3.5 phút đọc) Mẹ ơi! Chừng nào con còn sống mơ mộng thì cái tôi tầm thường, cái tôi tinh quái ranh mãnh, cái tôi luôn tìm kiếm lợi ích sẽ không có cơ hội dập tắt ngọn lửa tình yêu cuộc sống trong con.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Mẹ bảo bớt mơ mộng, sống thực tế đi con!”
  • Về quê chăn bò là một giấc mơ xa xỉ

    Posted by Ni Chi on 09/03/201809/11/2018

    (1143 chữ, 5 phút đọc) Tưởng chăn bò đơn giản lắm sao? Người sống thành phố lâu năm liệu có chịu nổi cảnh mưa nắng dãi dầu cuốc bộ mấy quả đồi kéo lê mấy con bò về nhà khi chiều tàn, sáng ra mở mắt đã phải lụi cụi dắt chúng đi ăn.

    Quan điểm
    4 4 comments on “Về quê chăn bò là một giấc mơ xa xỉ”
  • Chúng ta sinh ra để sống tầm thường vậy sao?

    Posted by Ni Chi on 08/21/201809/11/2018

    (1261 chữ, 5 phút đọc) Có bao giờ bạn đặt tay gối đầu tự hỏi tại sao giấc mơ của mình không phải là điều đúng đắn? Còn cuộc đời này mới đang nhầm lẫn. Tại sao hàng triệu người trên thế giới đang sống đúng với thực tế, còn mình thì ảo tưởng?

    Quan điểm
    8 8 comments on “Chúng ta sinh ra để sống tầm thường vậy sao?”
  • Bác Hồ nói hạnh phúc là phải đấu tranh mới có được

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/09/201504/07/2018

    Tình yêu, kiếm tiền tất cả đều là những cuộc chiến. Bác Hồ nói hạnh phúc là phải đấu tranh mới có được. Giờ tôi đã thấm thía câu nói ấy. Tất cả là một cuộc chiến. Từ chiến với bản thân mình cho đến chiến với người ngoài. Bạn phải luôn luôn là một chiến binh. Mọi quyết định của bạn bạn đều phải chịu trách nhiệm. Vì đó là cuộc đời bạn. Con người đứng trước sự việc xảy ra, một khi đã ra quyết định thì chớ nên hối hận. Có hối thì sự việc cũng đã xảy ra rồi.

    Quan điểm
    22 22 comments on “Bác Hồ nói hạnh phúc là phải đấu tranh mới có được”
  • Đọc sách mà làm chi…

    Posted by Triết Học Đường Phố on 11/28/201404/07/2018

    Điều đáng sợ nhất là nó hỏi tôi đọc sách mà làm chi khi không lan truyền được những điều tốt đẹp ấy đến ít nhất một người. Ô quả thực đọc chỉ để mình biết, mình nghe, mình hiểu thôi thì cũng uổng. Tốt chẳng ai hay, đẹp chẳng ai biết thì tốt đẹp mà làm gì. Tốt đẹp là phải nhân rộng nó lên, phải làm cho người khác cảm thấy được hoa thơm trái ngọt của việc đọc sách, việc hiểu biết.

    Quan điểm
    82 82 comments on “Đọc sách mà làm chi…”
  • [BDTT8] Bắt Trẻ Đồng Xanh – J.D.Salinger – Trong mỗi người có một kẻ lang thang

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/15/201404/10/2018

    Tôi gấp cuốn sách lại trong một chiều mùa đông, chết tiệt, tôi bị lây nhiễm cái nỗi buồn của nó. Và tôi cũng quả quyết trong mỗi chúng ta ai cũng có một kẻ lang thang như gã Holden, cũng có lúc không phải vì bi kịch vật chất nào dẫn đến túng đói đến mức phải kết thúc tất cả, nhưng muốn bỏ học, bỏ nhà, thậm chí bỏ cả bản thân, trôi dập dềnh như một làn không khí vô hình, muốn văng tục, muốn gào lên với thế giới đầy mặt nạ. Ai đó nói rằng khi bạn trút bỏ mặt nạ và để tâm hồn trần trụi giữa thế giới, bạn thật mạnh mẽ, nhưng đó cũng là lúc bạn dễ tổn thương nhất.

    Contest, Review
    12 12 comments on “[BDTT8] Bắt Trẻ Đồng Xanh – J.D.Salinger – Trong mỗi người có một kẻ lang thang”
  • Nền giáo dục cấm đoán (phần 1): Mô hình giáo dục “nhà tù” và “nhồi sọ”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/14/201404/07/2018

    Nếu tôi được đào tạo từ một mô hình chỉ chuyên về mặt này hay mặt kia, giả sử là lịch sử chẳng hạn. Thì khi đi dạy, tôi chỉ chăm chăm học sinh này biết gì về lịch sử, sau khi tôi giảng về lịch sử và bắt em ấy đọc một số sách về lịch sử, và thế là tôi xong việc với em ấy. Tôi không cần quan tâm gì tới em ấy nữa. Như là em ấy có đang gặp chuyện khổ tâm gì không, tính cách của em ấy thế nào, gia đình em ấy ra sao." "Điều dễ nhất cho các giáo viên kiểu truyền thống là cứ lặp đi lặp lại những gì anh ta vẫn dạy, hết năm này đến năm khác. Việc dạy trở thành một quá trình lặp đi lặp lại các biểu tượng. Ngày nay, tại Argentina, phần lớn trẻ em nói rằng: Ôi lại thứ hai rồi sao? Lại phải đến trường rồi sao? Nhưng đấy chưa phải điều tệ nhất, khi phần lớn các giáo viên tại Argentine cũng bày tỏ cùng một tâm trạng như vậy....

    Quan điểm
    46 46 comments on “Nền giáo dục cấm đoán (phần 1): Mô hình giáo dục “nhà tù” và “nhồi sọ””
  • Chủ nghĩa cá nhân: Chân và giả (phần 1)

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/22/201404/07/2018

    Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân chân chính, phản-duy-lý-trí luận và chủ nghĩa cá nhân giả hiệu, duy lý trí luận thâm nhập vào mọi tư tưởng xã hội. Nhưng bởi vì cả hai lý thuyết này được biết đến với cùng một cái tên và một phần bởi vì các nhà kinh tế học cổ điển thế kỷ XIX, đặc biệt là John Stuart Mill và Herbert Spencer, hầu như đã bị ảnh hưởng bởi nền tảng Pháp quốc nhiều như Anh quốc, nên tất cả các cách nhận thức và giả thiết hoàn toàn xa rời chủ nghĩa cá nhân chân chính lại có xu hướng được xem như là những phần cốt yếu trong lý thuyết về xã hội.

    Sưu tầm
    2 2 comments on “Chủ nghĩa cá nhân: Chân và giả (phần 1)”
  • Truyện cổ tích xưa và nay qua motif “nụ hôn của tình yêu đích thực”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/07/201404/07/2018

    “Nụ hôn của tình yêu đích thực” trong truyện cổ tích xưa giống như một định mệnh, nó là sự “khẳng định”, một phần thưởng cho những con người xứng đáng. Truyện cổ tích ngày xưa luôn là sự mơ ước của con người khi hiện tại còn nhiều bất công ngang trái, hoàng tử chỉ cần chống lại các thế lực xấu xa, chỉ cần vượt qua chông gai là quá đủ chứ không cần sự thử thách trong tình yêu nữa. “Định mệnh” vì hai người vốn chưa bao giờ gặp gỡ, chưa một lời thề hẹn. Vậy mà họ vẫn tìm được và tìm đúng nhau giống như sinh ra đã là của nhau vậy. Họ không phải vất vả để tìm nhau giữa biển người.

    Quan điểm
    12 12 comments on “Truyện cổ tích xưa và nay qua motif “nụ hôn của tình yêu đích thực””
  • Tại sao chúng ta kể chuyện cổ tích cho trẻ em?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/04/201404/07/2018

    Hay nhìn một cách tích cực hơn, đó có thể là vì chúng ta vẫn tin rằng thế giới ấy vẫn tồn tại, rằng cuộc sống vẫn còn đó những điều kỳ diệu & rằng người ta vẫn có thể thành công & hạnh phúc nếu vẫn áp dụng những nguyên tắc hay ho. Bởi vì thật ra trong thế giới thực này, chúng ta vẫn thấy 1 số ít người làm được chuyện đó. Phải chăng chúng ta vẫn đang hy vọng khi kể chuyện cổ tích?

    Quan điểm
    8 8 comments on “Tại sao chúng ta kể chuyện cổ tích cho trẻ em?”
  • “Nữ quyền” có bị lạm dụng không?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/20/201404/07/2018

    Nếu các bạn yêu cầu một sự bình đẳng về nam và nữ thì hãy sống thực tế. Là phụ nữ hay đàn ông thì luôn có nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Những gì phụ nữ cần là một sự mạnh mẽ của người đàn ông! Và người đàn ông cần sự tinh tế thông minh đảm đang của người phụ nữ! Chứ đâu phải họ chỉ cần rước một cái mồm về chỉ biết ăn diện và shopping quẹt thẻ! Rồi đến bữa thì kêu đói mà chả biết tự nấu mỳ để ăn? Đó là điều không thể chấp nhận được ở trong một cái thời buổi mà con người luôn cần sự năng động.

    Quan điểm
    6 6 comments on ““Nữ quyền” có bị lạm dụng không?”
  • Tâm sự tuổi trẻ – Đôi điều cảm ngộ

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/17/201404/07/2018

    Tuổi trẻ sống hưởng thụ, có gì sai? Sai ở chỗ là hưởng thụ không đúng cách, không bổ ích. Chơi game ngày đêm không phải là hưởng thụ, nhậu nhẹt li bì vô cớ không phải là hưởng thụ, chưa làm ra tiền tiêu xài xả láng không phải là hưởng thụ,… Người biết hưởng thụ luôn biết những đồng tiền mình bỏ ra giúp cuộc sống trở nên đẹp đẽ và thoải mái, khiến việc hưởng thụ cũng nâng cao giá trị bản thân mình, chứ không phải kiểu hưởng thụ quên ngày tháng rồi lạc đường về.

    Quan điểm
    2 2 comments on “Tâm sự tuổi trẻ – Đôi điều cảm ngộ”
  • Truyện cổ tích và mối tình không “cổ” lắm

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/15/201404/07/2018

    Tôi tuyên bố tôi chưa bao giờ yêu. Tôi từng có người yêu nhưng không có nghĩa tôi đã biết yêu là gì. Tôi không yêu họ, tôi chỉ yêu cảm giác bên họ mà thôi. Thế tại sao bạn phải nghe những dòng chữ của một kẻ chưa biết yêu? Tại sao tôi biết tình là thế này mà không phải là thế kia? Tại vì có thể tôi không hiểu tình yêu, nhưng tôi hiểu những gì không phải là tình yêu. Yêu không phải là trưng bày "trailer" của mình với người kia, mà còn phải có cả "hậu trường" nữa. Yêu không phải là nói những lời sáo rỗng trên trời dưới biển, hay những câu thoại ướt nhoẹt từ phim Hàn Quốc dài tập, càng không phải những dòng status sến súa đăng lên hàng ngày, mà có thể mỗi ngày lại dành cho một người khác!

    Quan điểm
    4 4 comments on “Truyện cổ tích và mối tình không “cổ” lắm”
  • Niềm tin

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/12/201404/07/2018

    Khi quá thiếu niềm tin, con người sẽ phải khỏa lấp chỗ trống trong lòng họ bằng nhiều phương pháp. Uống rượu, tưng bừng thâu đêm suốt sáng, đập đá, bay lắc, tình dục bừa bãi v..v.. Không có cách nào khác, họ cần phải quên đi khoảng trống nội tâm của họ, họ cần có một hoạt động gì đó để quên đi câu hỏi mà lẽ ra họ phải luôn tự hỏi mình: "Tôi sống vì điều gì?" Vì sao ư? Vì họ sợ phải đối diện với nó, sợ phải đối diện với chính mình.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Niềm tin”
  • Viết về Triết cho Triết Học Đường Phố

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/07/201404/07/2018

    Tôi quyết định đăng một status lên Facebook, hỏi mọi người xung quanh xem họ nghĩ gì về tự do. Và status có khoảng 200 comment (các status bình thường của tôi chỉ khoảng từ dưới 10 đến nhiều nhất là 50 - 60 comment). Có nhiều luận điểm mọi người đưa ra trùng hoặc na ná với những gì trong sách trình bày - trích dẫn từ tác phẩm của những nhà triết học vĩ đại của thế giới như Jean-Paul Sartre, John Stuart Mill,... Hóa ra triết học đâu có xa xôi như thế, hóa ra mọi người cũng rất hứng thú với những đề tài như thế, phải không? Chẳng qua chỉ là cách dạy trong trường đại học ở Việt Nam đã biến triết học trở nên một trong những môn học đáng ngán nhất mọi thời đại.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Viết về Triết cho Triết Học Đường Phố”
  • Phải chăng tôi đang yêu rất “vụn vặt?”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/07/201404/07/2018

    Đừng quá nhanh chóng để chấp nhận một tình cảm nào đó, nhưng cũng đừng quá sợ hãi, e dè khi đến với tình yêu. Hãy yêu khi bạn đủ sẵn sàng, bạn không biết tình yêu có nhiều cung bậc cảm xúc và đẹp đẽ thế nào, một khi bạn chưa dấn thân vào nó.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Phải chăng tôi đang yêu rất “vụn vặt?””
  • Mỗi con người là một điều đặc biệt trên thế giới này, chẳng ai giống ai cả

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/04/201404/07/2018

    Nếu một mai kia, bạn xa rời cõi đời này, thì điều bạn muốn làm là gì? Có phải là lên lớp học môn Triết Học, đi làm nghe lời cằn nhằn của sếp, chạy đến lớp học Tiếng Anh để thi vào công chức, hay là làm những điều bạn thích?

    Quan điểm
    0 0 comments on “Mỗi con người là một điều đặc biệt trên thế giới này, chẳng ai giống ai cả”
  • Nếu bạn muốn… trước hết hãy…

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/02/201404/07/2018

    Đúng vậy, bạn là con người, có đầy đủ chân tay mũi miệng, được cha mẹ nuôi lớn tới ngần này, biết đủ chữ để đọc hết bài viết này. Chính vì vậy, nếu muốn, đừng than thở trách thân trách phận, nếu muốn, đừng ngồi đó ỉ ôi đau tai nhiếc óc, nếu muốn, đừng có ngồi đó nữa, bạn không chán à? Đứng dậy, lên kế hoạch, chuẩn bị tất cả những điều tốt nhất, đợi hạt mầm may mắn rơi xuống, đâm chồi nảy lộc, và sau đó, bạn sẽ may mắn đến tận cuối đời. Đó là bí mật của may mắn và cũng là bí mật của hạnh phúc.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Nếu bạn muốn… trước hết hãy…”
  • Cứ mơ về một anh chàng trong truyện đi, còn việc gọi bạn dậy, cứ để tôi!

    Posted by Triết Học Đường Phố on 01/25/201404/07/2018

    Đàn ông xứng đáng để yêu và tiến đến hôn nhân sẽ không phải là người dành hàng đêm vật vờ say xỉn ở quán bar, dính líu vào những trận ẩu đả không đâu vào đâu, hay thậm chí là thuộc dạng "sáng khoác vai em A, chiều dẫn em B đi ăn, tối nhắn tin mùi mẫn với em B." Nói chung, đàn ông để yêu là đàn ông tốt, mà đàn ông tốt thì không làm thế.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Cứ mơ về một anh chàng trong truyện đi, còn việc gọi bạn dậy, cứ để tôi!”
  • 24 tuổi và Đam mê

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/21/201304/07/2018

    Có nhiều khi năng lượng tràn trề khiến tôi cảm thấy thật thoải mải rồi thực tế đến đạp đổ đi mọi thứ. Chinh lúc đó tôi biết, 24 chính là thời điểm quan trọng với mình, rằng tôi cần mạnh mẽ như thế nào để dám đánh đổi và bám chắc ước mơ của mình mà bước, rằng suy nghĩ về Tiền Bạc chỉ khiến mỗi bước đến với ước mơ thêm nặng nhọc, 24 tuổi tôi biết tôi cần sống chậm lại giúp bản thân nhận ra đâu là cái mình thật sự thích và muốn cống hiến trong suốt phần đời còn lại, 24 tuổi tôi cũng ngờ ngợ nhận ra những gì tôi cho là thực tế chỉ là những thứ bé cỏn con nếu tôi chẳng cố phóng đại nó lên. Nó là một rào cản, một thử thách do cuộc sống bày ra để tôi nhận diện đúng cái mình thật sự đam mê.

    Quan điểm
    0 0 comments on “24 tuổi và Đam mê”