search chat play-circle-outline angle-down angle-right angle-left icon-menu
Skip to content

Triết Học Đường Phố 2.0

Tri thức — Trí tuệ — Giác ngộ

  • THĐP Deep Club
  • [THĐP Ebook] Cẩm Nang Nofap
  • Tạp chí Aloha – THĐP 2.0 Magazine
  • Nội dung top trong tháng
    • 2020
      • Nội dung top tháng 1, 2020
      • Nội dung top tháng 2, 2020
      • Nội dung top tháng 3, 2020
      • Nội dung top tháng 4, 2020
      • Nội dung top tháng 5, 2020
      • Nội dung top tháng 6, 2020
      • Nội dung top + Nội dung Deep Club tháng 7, 2020
      • Nội dung top + Nội dung Deep Club tháng 8, 2020
      • Nội dung top + Nội dung Deep Club tháng 9, 2020
      • Thống kê, tương tác – Nội dung top + Nội dung Deep Club tháng 10, 2020
      • Thống kê, tương tác – Nội dung top + Nội dung Deep Club tháng 11, 2020
      • Thống kê, tương tác – Nội dung top + Nội dung Deep Club tháng 12, 2020
    • 2019
      • Nội dung top tháng 1, 2019
      • Nội dung top tháng 2, 2019
      • Nội dung top tháng 3, 2019
      • Nội dung top tháng 4, 2019
      • Nội dung top tháng 5, 2019
      • Nội dung top tháng 6, 2019
      • Nội dung top tháng 7, 2019
      • Nội dung top tháng 8, 2019
      • Nội dung top tháng 9, 2019
      • Nội dung top tháng 10, 2019
      • Nội dung top tháng 11, 2019
      • Nội dung top tháng 12, 2019
    • 2018
      • Tổng kết nội dung top trong năm 2018
      • Nội dung top tháng 4, 2018
      • Nội dung top tháng 5, 2018
      • Nội dung top tháng 6, 2018
      • Nội dung top tháng 7, 2018
      • Nội dung top tháng 8, 2018
      • Nội dung top tháng 9, 2018
      • Nội dung top tháng 10, 2018
      • Nội dung top tháng 11, 2018
      • Nội dung top tháng 12, 2018
  • THĐP translations
    • Videos
    • Terence Mckenna
    • Cryptocurrency
    • Zen Pencils
  • Reviews
    • Tủ Sách THĐP
  • Tôn Giáo – Tâm Linh
    • God
  • Sáng tác
  • Quan điểm
  • Sưu tầm
  • Tham gia viết bài
  • Donate – Ủng hộ
  • About us – Về chúng tôi (2020)
  • Contest
  • Đăng nhập
  • Nhắn tin
Search
  • Tag: thời sự

  • Là người ở xa – 6 điều chúng ta có thể làm để đóng góp cho đất nước khi nhiều kẻ kích động công nhân trong cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/14/201404/07/2018

    Giờ không phải lúc để lên mạng vặn vẹo, chỉ trích nhau, để tranh cãi chỉ trích đồng bào mình là ngu, là hèn, là chỉ biết nói...mà là lúc giúp cho đồng bào mình hiểu thế nào mới thật sự là khôn ngoan, là dũng cảm, là hành động đúng đắn. Giờ không phải là lúc để hỏi người khác: "Bạn đã làm được gì cho đất nước?" Mà là tự hỏi chính mình: "Tôi có thể đóng góp gì cho đất nước?"

    Quan điểm
    18 18 comments on “Là người ở xa – 6 điều chúng ta có thể làm để đóng góp cho đất nước khi nhiều kẻ kích động công nhân trong cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc”
  • Đã đến lúc “trưởng thành”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/14/201404/07/2018

    Kết luận lại là đã đến lúc Việt Nam tự phải vẽ lấy đường cho mình. Thể hình yếu thì đi tập thêm thể hình để tăng cường sức khỏe, học thêm võ nếu cần thiết. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là nhà của Việt Nam mà thôi. Nếu bố mẹ (nhà nước, chính phủ) tỉnh táo, điều chỉnh cơ chế cho hợp lý, chú trọng phát triển kinh tế, lấy thêm thu nhập nhằm cải thiện chế độ ăn uống (đời sống người dân), tăng cường nhu cầu giải trí (bồi bổ văn hóa, chú trọng giáo dục) thì chẳng mấy chốc mà Việt Nam cao hơn, khỏe hơn. Dù trong lớp học thì không thể tách biệt khỏi mọi người nhưng nếu khẳng định được sự độc lập về mọi mặt của bản thân thì sẽ chẳng có đứa nào dám bắt nạt cả.

    Quan điểm
    2 2 comments on “Đã đến lúc “trưởng thành””
  • Vấn đề biển Đông – Lối đi nào cho Việt Nam?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/13/201404/07/2018

    Báo Wall Street Journal đưa tin: “Việt Nam có một lịch sử không lùi bước trước những cuộc đối đầu quân sự.” Trong tình hình hiện nay, khi mà giữa hai nước đang xảy ra tranh chấp, không ít người Việt, trẻ có, già có, đang sục sôi khí thế, sẵn sàng chết cho Tổ Quốc với tinh thần: “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh.” Việt Nam có chính nghĩa, có sự đồng lòng của toàn dân trong khi ngay trong đất nước Trung Quốc đã có rất nhiều tiếng nói lên tiếng phản đối. Vì vậy nếu trong trường hợp bất đắc dĩ có chiến tranh xảy ra thì chúng tôi tin chắc rằng lịch sử sẽ lặp lại như một Bạch Đằng thứ hai.

    Quan điểm
    32 32 comments on “Vấn đề biển Đông – Lối đi nào cho Việt Nam?”
  • Vì sao tôi thích làm “anh hùng bàn phím”?!

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/13/201404/07/2018

    Hai là sự quan tâm của người nghe, khi bạn phát biểu một vấn đề gì đó muốn thu hút khán thính giả của mình thì rõ ràng là bạn và họ cần phải có chung những mối quan tâm. "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" , tôi tin rằng bạn ra sao, quan điểm của bạn là gì, thì các friends của bạn trên mạng xã hội cũng dễ dàng có cùng chính kiến như vậy. Thật vui khi vấn đề mình nêu ra được nhiều người ủng hộ bằng like, bằng share chứ không phải là bằng gạch.

    Quan điểm
    4 4 comments on “Vì sao tôi thích làm “anh hùng bàn phím”?!”
  • Yêu nước chứ đừng chạy theo phong trào

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/13/201404/07/2018

    Với mình thì, sản phẩm nào tốt, chất lượng, giá cả cạnh tranh thì mình sẽ chọn mà sử dụng chứ không chạy theo kiểu "người Việt ưu tiên sử dụng hàng Việt" hoặc kiểu rất ghét như "sử dụng hàng Việt Nam mới là yêu nước". Bây giờ có nói rằng mình yêu nước rất nhiều thì cũng chẳng có gì để chứng minh lời nói của mình nên nói ra nó sáo rỗng. Sản phẩm nào tốt thì mình sử dụng, dùng hàng của nước ngoài không phải là chối bỏ hàng Việt Nam. Chỉ là tạo thêm điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm, cùng theo chuẩn quốc tế mà hòa nhập vào thị trường. Hơn nữa, dùng hàng nước ngoài thì cũng đóng góp cho ngân sách nhà nước qua hải quan chứ có dùng lậu đâu mà bảo không yêu nước.

    Quan điểm
    39 39 comments on “Yêu nước chứ đừng chạy theo phong trào”
  • Đất nước còn chưa kỷ niệm 40 năm ngày hoàn toàn thống nhất…

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/13/201404/07/2018

    Tôi hiểu chứ. Tôi cũng yêu Việt Nam. Tôi tự hào về truyền thống 4000 năm dựng nước và giữ nước. Tôi sẵn sàng khi Tổ quốc gọi tên. Nhưng tôi yêu hòa bình. Tôi ghét chiến tranh. Tôi ám ảnh vì tiếng bom rơi và chết chóc. Bao nhiêu cam kết vì tự do, vì hợp tác, vì cùng phát triển, bây giờ ở đâu? Bao nhiêu công sức của nhân dân 2 nước, bây giờ lẽ nào đạp đổ? Bao nhiêu tình bạn, tình yêu, tình hữu nghị, bây giờ không lẽ dựng tấm che để khỏi đối mặt? Không ai muốn chiến tranh. Không ai muốn hy sinh và triền miên máu đổ. Tôi không muốn. Bạn không muốn. Và có lẽ người dân Trung Hoa cũng không!

    Quan điểm
    2 2 comments on “Đất nước còn chưa kỷ niệm 40 năm ngày hoàn toàn thống nhất…”
  • Độc lập quan trọng, nhưng hòa bình còn quan trọng hơn

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/11/201404/07/2018

    Tôi từng tưởng tượng cuộc gặp gỡ giữa người lính Việt Minh và người lính Việt Nam Cộng Hòa. Họ có cùng dòng máu, cùng màu da, cùng tiếng nói, và họ chĩa súng vào nhau, rồi một người ngã xuống. Phải chăng, những người “lính Ngụy” phía bên kia vĩ tuyến 17 là quân thù, là kẻ bán nước, hay chỉ đơn thuần là một người có niềm tin chính trị khác biệt và họ đã thua cuộc?

    Quan điểm
    68 68 comments on “Độc lập quan trọng, nhưng hòa bình còn quan trọng hơn”
  • Không ai cứu được Việt Nam cả!

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/11/201404/07/2018

    Chính quyền Việt Nam không những cô đơn trong quan hệ quốc tế. Họ còn cô đơn trong quan hệ với dân chúng. Suốt bao nhiêu năm vừa qua, họ thẳng tay trấn áp một cách phũ phàng và tàn bạo tất cả những người yêu nước lên tiếng cảnh báo nguy cơ xâm lược của Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà dư luận trong nước lâu nay vẫn xem chính quyền chỉ là một bọn nhu nhược hoặc, gay gắt hơn, bán nước.

    Quan điểm
  • Viết cho triệu người buồn

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/10/201404/07/2018

    Sau chiến tranh, lịch sử chúng ta viết rằng ngày tháng năm, dân tộc chúng ta đoàn kết đánh thắng giặt xâm lược, thống nhất đất nước. Với các trận như Điện Biên Phủ, chúng ta bắn rơi bao nhiêu máy bay địch, bắt sống được bao nhiêu tù bình, địch hy sinh bao nhiêu. Các con số hùng hồn ấy tự hào nói lên rằng người Việt nhỏ bé nhưng sức mạnh nội tại vô cùng lớn và đã truyền cảm hứng cho rất nhiều dân tộc khác trên thế giới. Nhưng đó chỉ là con số của địch, còn dân tộc ta nằm xuống bao nhiêu để có được cái gọi là hòa bình ngày hôm nay. Con số được nói nôm na là rất nhiều.

    Quan điểm
    16 16 comments on “Viết cho triệu người buồn”
  • Lòng yêu nước nhìn từ góc độ nhu cầu xã hội

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/10/201404/07/2018

    Thật ra, chỉ khi con người ta đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết, quyền được sống, nhu cầu tồn tại bị đe dọa nghiêm trọng thì theo bản năng, họ sẽ co cụm lại để cùng nhau giành giật cho bằng được quyền sống của chính mình. Và chỉ trong hoàn cảnh ấy, họ mới cùng hướng về một mục tiêu chung và một lòng một dạ vì mục tiêu sống còn ấy. Thế nhưng, khi quyền được sống, nhu cầu tồn tại đã được đảm bảo thì sau đó trong con người ta lại xuất hiện hàng loạt những nhu cầu khác như nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, nhu cầu khẳng định giá trị bản thân, nhu cầu được tôn trọng… Và những cung bật nhu cầu này ở mỗi người hoặc mỗi nhóm người trong xã hội thì không giống nhau và cùng tiêu chuẩn với nhau. Vì vậy, tìm kiếm một mục tiêu chung, một sự gắn kết chung giữa họ là điều rất khó. Có chăng là mục tiêu của từng nhóm lợi ích mà thôi.

    Quan điểm
    2 2 comments on “Lòng yêu nước nhìn từ góc độ nhu cầu xã hội”
  • Thế nào là yêu nước?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/09/201404/07/2018

    Những ngày cuối tuần, đi trên con phố Điện Biên Phủ một con phố tuyệt đẹp nhưng vô cùng "nhạy cảm", tôi thấy những anh công an, những chú dân phòng ngồi thành từng nhóm, họ giăng dây, chăng biển để ngăn những người biểu tình. Tôi thấy, tại sao họ phải làm vậy nhỉ? Tại sao họ không giúp những hành động bột pháp, vi phạm pháp luật kia bằng thành một hành động yêu nước chân chính. Chẳng phải dễ dàng mà chúng ta tập hợp được số đông nhiều như vậy. Tại sao chúng ta không thành lập luôn một hội đồng tuyển chọn những người sẵn sàng tham gia nhập ngũ, sẵn sàng cầm súng và chiến đấu hy sinh cho đất mẹ yêu thương!

    Quan điểm
    65 65 comments on “Thế nào là yêu nước?”
  • Trong chính trị, không có gì “miễn phí”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/09/201404/07/2018

    Có anh bạn nói: Không dựa vào thằng nào cả. Vì thằng nào giúp ta cũng chỉ vì lợi ích riêng! Nghe cứ như một lời oán trách vậy. Tôi xin bạn! Nếu chúng ta chờ đợi một ai đó đứng mũi chịu sào cho mình mà lại không muốn trao cho họ một thứ gì, vậy chúng ta là hạng người gì? Một kẻ ăn bám chuyên nghiệp, chỉ muốn nhận không muốn cho, thích mua hàng không phải trả giá - một kẻ lừa đảo có hạng! Không ai thích giao du với hạng người như thế. Còn nếu có ai đó "vô tư" hoàn toàn trong việc giúp chúng ta "đỡ đòn", chắc đó phải là kẻ điên.

    Quan điểm
    20 20 comments on “Trong chính trị, không có gì “miễn phí””
  • Nhìn ngược lại về lòng yêu nước

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/08/201404/07/2018

    Tôi có đọc ở đâu đó rằng: Thể diện của quốc gia cũng là thể diện của mỗi người dân, nhưng thể diện của mỗi người dân cũng là thể diện của quốc gia. Chúng ta mới chỉ làm được vế đầu tiên. Vế thứ hai khó hơn nhiều, và dường như không nhiều người Việt Nam thực hiện được.

    Quan điểm
    60 60 comments on “Nhìn ngược lại về lòng yêu nước”
  • Nước tiểu nhược

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/08/201404/07/2018

    Đó là cái lý do tôi nói, người Việt không có "văn hóa". Tôi biết là vẫn có một số ít người giữ được các giá trị truyền thống và sống với nghĩa cử cao đẹp, nhưng ít quá là ít các bạn ạ. Mỗi một cá nhân không có văn hóa, không có ước mơ, không mạnh mẽ, không có ý chí cầu tiến, không đoàn kết mà chưa gì đã nghĩ đến chuyện chơi sẽ dẫn nhau mau chóng đi xuống. Một người sẽ chết nếu tế bào trong cơ thể họ mục ruỗng cũng như lão hóa, một quốc gia sẽ chết khi các cá nhân đã "chết".

    Quan điểm
    240 240 comments on “Nước tiểu nhược”
  • Liệu sẽ có chiến tranh giữa Việt Nam vs. Trung Quốc?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/07/201404/07/2018

    Chắc chắn sắp tới Việt Nam sẽ có phản ứng cứng rắn trước hành động lấn chiếm ngang ngược của Trung Quốc. Nhưng nhà cầm quyền tỉnh táo đủ để biết dừng lại ở một mức độ nào đó với hai mục đích: Một, để bắn tiếng với Trung Quốc là họ sẽ không nhường nhịn được nữa; và hai, để chứng tỏ với dân chúng là họ không bán nước hoặc hèn nhát. Mức độ của sự “cứng rắn” đó sẽ là: Một, dùng các tàu hải cảnh, hải giám và ngư chính thay cho tàu quân sự; hai, đánh nhau bằng ngôn ngữ: mức độ xa nhất là dọa kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế.

    Quan điểm
    296 296 comments on “Liệu sẽ có chiến tranh giữa Việt Nam vs. Trung Quốc?”
  • Hơn 4500 sinh viên tại Học Viện Công Nghệ Massachusetts (MIT) mỗi người sẽ nhận được $100 bitcoin

    Posted by Nguyễn Hoàng Huy on 04/30/201404/15/2018

    (Sponsored) Hơn 4500 sinh viên tại Học Viện Công Nghệ Massachusetts sẽ được phân phát $100 đô la tiền Bitcoin miễn phí vào đầu năm học mới này. 2 sinh viên khởi xướng dự án này mong muốn lập ra một kế hoạch thực hiện một cuộc thí nghiệm lớn nhất thế giới với đồng tiền điện tử Bitcoin.

    Bài Dịch
    2 2 comments on “Hơn 4500 sinh viên tại Học Viện Công Nghệ Massachusetts (MIT) mỗi người sẽ nhận được $100 bitcoin”
  • Nghỉ lễ 30 tháng 4 để làm gì?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/30/201404/07/2018

    Có phải trùng hợp không khi sau ngày 30 tháng 4 là ngày 1 tháng 5. Ta suy nghĩ về đất nước, về trách nhiệm bản thân. Hoàn thiện bản thân và gắn kết dân tộc là đang thực hiện một khoảng đầu tư cho những khát vọng mà thế hệ trước chưa đạt được. Lẽ nào chúng ta có thể tiêu xài phung phí, để rồi trắng tay đi đến tương lai?

    Quan điểm
    2 2 comments on “Nghỉ lễ 30 tháng 4 để làm gì?”
  • Khi một xã hội mất niềm tin cũng là khi xã hội sắp suy tàn

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/25/201404/07/2018

    Ở nước ngoài, những người phê phán ngành y nhiều nhất và nặng nề nhất là người trong ngành y. Chính người trong ngành chỉ ra những sai lầm y khoa dẫn đến chết người. Chính người trong ngành chỉ ra tình trạng vi phạm y đức và dẫn đến cải tiến như chúng ta thấy ngày hôm nay. Chính người trong ngành chỉ ra những bất cập trong bệnh viện và những cái chết có thể ngăn ngừa được. Thế nhưng chẳng ai biện minh hay giận dỗi; tất cả đều bình thản nhìn vào sự thật để khắc phục vấn đề. Tôi nghĩ thái độ của họ thể hiện một sự trưởng thành.

    Quan điểm
    38 38 comments on “Khi một xã hội mất niềm tin cũng là khi xã hội sắp suy tàn”
  • Vụ trộm sách: Bán sách, sao không bán tri thức?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/16/201404/07/2018

    Ai cũng ít nhất một lần vấp ngã, bản thân là người lớn với bao từng trải, tiếp thu, chiêm nghiệm lắm kiến thức về đạo đức, về xã hội đôi lúc còn tự mâu thuẫn với chính mình trong nhiều trường hợp đứng trước lằn ranh của đôi bờ tốt – xấu! Xin đừng đổ chàm vào tuổi thơ của con trẻ, đừng chỉ vì 2 tập sách (truyện) trị giá chỉ 20 nghìn đồng mà làm khuyết tật đi tâm hồn trẻ con cùng nỗi ám ảnh lâu dài về tâm lý và tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách con người.

    Quan điểm
    2 2 comments on “Vụ trộm sách: Bán sách, sao không bán tri thức?”
  • Chuyện trộm cắp

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/16/201404/07/2018

    Quay lại chuyện cô bé ở đầu bài viết, người ta nói ăn cắp sách là hành động tha thứ được bởi nó là ăn cắp "văn hóa". Chẳng thế mà một anh thanh niên không ngần ngại cười rất tươi đeo tấm bảng "tôi đã từng ăn cắp sách tại đây" anh hiểu rõ người ta sẽ tha thứ dễ dàng vì cái anh ăn cắp là văn hóa chứ không phải là những thứ vô bổ, anh không xấu hổ bởi anh đang đứng ra bảo vệ cho lẽ phải bảo vệ quyền trẻ em và thông điệp đó chắc chắn sẽ đánh bay chuyện ăn cắp mà phải nói rõ là ăn-cắp-vì-mục-đích-cao-thượng.

    Quan điểm
    14 14 comments on “Chuyện trộm cắp”
  • Vụ “mất đồ sau khi cứu người”, chính phóng viên là “kẻ trộm”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/11/201404/07/2018

    Đề cập đến sự vô cảm của xã hội hiện tại, khi con người không chỉ chưa hết dè dặt lẫn nhau mà còn bỏ qua bao liêm sỉ của bản thân, gạt qua bao bĩ cực, tuyệt vọng của kẻ gặp nạn để hùa nhau vào hôi của như thể đấy là của mẹ thiên nhiên đang vào mùa khai thác như truyền thông đã đưa thời gian qua. Sở dĩ tôi nhắc đến việc "hôi của" trong chủ đề này là vì cạnh từ "hôi của" truyền thông còn xuất hiện cụm "không ai hôi của" như một hiện tượng xã hội đặc biệt và lạ lẫm lắm lắm, mặc dù nó hoàn toàn trái ngược với đạo luân thường đạo lý mà ngay cả trẻ con cũng được giáo dục từ rất sớm, rất sớm.

    Quan điểm
    42 42 comments on “Vụ “mất đồ sau khi cứu người”, chính phóng viên là “kẻ trộm””
  • 180 Đồng – Lại Bài Ca Tăng Giá Xăng Dầu

    Posted by Triết Học Đường Phố on 03/19/201404/07/2018

    Giá xăng dầu thị trường ở các nước là dựa vào chi phí, còn ở Việt Nam thì phụ thuộc vào yếu tố nào? Cứ mỗi lần Petrolimex tăng giá xăng lại giải thích nguyên nhân là do giá thành đầu vào tăng, nhưng hầu như người dân không được biết mức độ tăng chi phí đầu vào ấy là bao nhiêu. Việc minh bạch giá xăng dầu là đòi hỏi tất yếu của người dân và luôn được bàn cãi nhiều nhất khi giá xăng tăng cao ngất ngưởng nhưng lại giảm nhỏ giọt.

    Quan điểm
    0 0 comments on “180 Đồng – Lại Bài Ca Tăng Giá Xăng Dầu”
  • Scott Rose – Bitcoin khiến tôi đặt câu hỏi về tất cả mọi thứ

    Posted by Nguyễn Hoàng Huy on 03/14/201404/15/2018

    (*Sponsored article) Sau đó tôi đọc về vụ bê bối tài chính tại Cyprus, khi họ tự tiện rút tiền trong tài khoản tiết kiệm của khách hàng và đóng băng những tài khoản nào muốn rút ra những khoản tiền lớn. Đó là khi cái bóng đèn bỗng sáng lên trong đầu tôi. Tôi bỗng nhận ra được giá trị của một loại tiền tệ phân trung (decentralized). Tôi bỗng nhận ra được nó có ý nghĩa như thế nào khi bạn có thể nằm ngoài vòng kiểm soát của một giới chức thẩm quyền trung ương khi nó có thể che đậy bất cứ thứ gì nó không thích. Tôi bỗng nhận ra rằng Bitcoin đại diện cho tự do.

    Bài Dịch
    0 0 comments on “Scott Rose – Bitcoin khiến tôi đặt câu hỏi về tất cả mọi thứ”
  • Bi kịch gia đình hay bi kịch chính trị?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 03/07/201404/07/2018

    Nhận sự kiện rối loạn bạo động ở Ukraina, tôi xin chia sẻ với các bạn một câu chuyện "chế" của mình. Câu chuyện này xoay quanh các sự kiện đã từng xảy ra ở Ukraina mà ít ai từng quan tâm. Câu chuyện bắt đầu từ một cuộc hội họp của EU khi Ukraina nộp đơn xin gia nhập khối EU từ mấy năm trước. Ngoài ra chuyện cũng nhắc đến những xung đột giữa Nga và Ukraina và những tham ô chính trị của chính phủ.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Bi kịch gia đình hay bi kịch chính trị?”
Previous Page
1 2 3 4 5
Next Page