search chat play-circle-outline angle-down angle-right angle-left icon-menu
Skip to content

Triết Học Đường Phố 2.0

Tri thức — Trí tuệ — Giác ngộ

  • THĐP Deep Club
  • [THĐP Ebook] Cẩm Nang Nofap
  • Tạp chí Aloha – THĐP 2.0 Magazine
  • Nội dung top trong tháng
    • 2020
      • Nội dung top tháng 1, 2020
      • Nội dung top tháng 2, 2020
      • Nội dung top tháng 3, 2020
      • Nội dung top tháng 4, 2020
      • Nội dung top tháng 5, 2020
      • Nội dung top tháng 6, 2020
      • Nội dung top + Nội dung Deep Club tháng 7, 2020
      • Nội dung top + Nội dung Deep Club tháng 8, 2020
      • Nội dung top + Nội dung Deep Club tháng 9, 2020
      • Thống kê, tương tác – Nội dung top + Nội dung Deep Club tháng 10, 2020
      • Thống kê, tương tác – Nội dung top + Nội dung Deep Club tháng 11, 2020
      • Thống kê, tương tác – Nội dung top + Nội dung Deep Club tháng 12, 2020
    • 2019
      • Nội dung top tháng 1, 2019
      • Nội dung top tháng 2, 2019
      • Nội dung top tháng 3, 2019
      • Nội dung top tháng 4, 2019
      • Nội dung top tháng 5, 2019
      • Nội dung top tháng 6, 2019
      • Nội dung top tháng 7, 2019
      • Nội dung top tháng 8, 2019
      • Nội dung top tháng 9, 2019
      • Nội dung top tháng 10, 2019
      • Nội dung top tháng 11, 2019
      • Nội dung top tháng 12, 2019
    • 2018
      • Tổng kết nội dung top trong năm 2018
      • Nội dung top tháng 4, 2018
      • Nội dung top tháng 5, 2018
      • Nội dung top tháng 6, 2018
      • Nội dung top tháng 7, 2018
      • Nội dung top tháng 8, 2018
      • Nội dung top tháng 9, 2018
      • Nội dung top tháng 10, 2018
      • Nội dung top tháng 11, 2018
      • Nội dung top tháng 12, 2018
  • THĐP translations
    • Videos
    • Terence Mckenna
    • Cryptocurrency
    • Zen Pencils
  • Reviews
    • Tủ Sách THĐP
  • Tôn Giáo – Tâm Linh
    • God
  • Sáng tác
  • Quan điểm
  • Sưu tầm
  • Tham gia viết bài
  • Donate – Ủng hộ
  • About us – Về chúng tôi (2020)
  • Contest
  • Đăng nhập
  • Nhắn tin
Search
  • Tag: thời sự

  • Gửi Việt Nam và Hong Kong, Dân Chủ không phải là cái chúng ta cần đấu tranh

    Posted by Nguyễn Hoàng Huy on 10/05/201405/03/2018

    Dân chủ có phải chỉ đơn giản là một xã hội do nhân dân làm chủ? Tất nhiên là không đơn giản như vậy; chúng ta phải tập suy nghĩ sâu xa hơn. Cách thức để có được một xã hội do nhân dân làm chủ như vậy thì người ta phải làm gì? Bạn đã trả lời đúng: Bầu cử. Vấn đề của dân chủ không phải là nó do dân làm chủ hay vua làm chủ; vấn đề mấu chốt nằm ở việc bầu cử.

    Quan điểm
    47 47 comments on “Gửi Việt Nam và Hong Kong, Dân Chủ không phải là cái chúng ta cần đấu tranh”
  • Hai căn bệnh trầm kha của giáo dục Việt Nam: nói trễ và nói dối

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/04/201404/07/2018

    Người Mỹ bỏ tiền mua vé máy bay cho nhà văn, lo chỗ ăn chỗ ở, đưa đón, hướng dẫn tham quan, tiếp xúc, thảo luận, không phải để nhà văn ca ngợi nước Mỹ hay chửi cha mắng mẹ họ, nhưng chính là để nhà văn được thấy sự thật và mang về lại Việt Nam sự thật của đời sống Mỹ, con người nước Mỹ, và qua trung gian nhà văn, các thế hệ trẻ Việt Nam có cơ hội hội nhập vào thế giới trong tinh thần cảm thông và đối thoại.

    Quan điểm
    40 40 comments on “Hai căn bệnh trầm kha của giáo dục Việt Nam: nói trễ và nói dối”
  • Số phận một loài chim

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/01/201404/07/2018

    Nếu cần so sánh, nên so sánh tuổi trẻ Việt Nam với tuổi trẻ Bắc Hàn thay vì với tuổi trẻ Hong Kong. Hai cơ chế chính trị tại Bắc Hàn và Việt Nam ảnh hưởng đến đời sống của các em bé Bắc Hàn và Việt Nam về căn bản vẫn giống nhau. Cả hai cơ chế chính trị đều nhằm ngặn chặn mọi suy nghĩ độc lập và hủy diệt mọi khả năng phản kháng của con người.

    Quan điểm
    30 30 comments on “Số phận một loài chim”
  • Khi một đất nước đang phát triển

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/23/201404/06/2018

    Nhưng chúng ta đã nhầm, dù thông cảm với nhau cách mấy, trong tận sâu thẳm tâm hồn mình, chúng ta biết, ta vẫn không bao giờ có thể tha thứ cho mình hay cho người mà ta nhìn vào mắt vì những gì họ đã phớt lờ. Chúng ta không bao giờ có thể tha thứ cho mình vì đã nhìn đất nước ngày càng đi vào chỗ tồi tệ hơn.

    Quan điểm
    32 32 comments on “Khi một đất nước đang phát triển”
  • Ai cho Hào Anh… lương thiện?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/04/201404/07/2018

    Và cái mà cả xã hội kỳ vọng vào mới đáng sợ: “Giờ con muốn làm người tốt cũng khó quá! Con không ăn trộm, cũng bị cho là ăn trộm. Giờ con đi đâu, xin việc gì cũng có người nói ra, nói vào. Con nhuộm tóc, con đeo bông tai cũng bị để ý. Trong khi con làm những việc tốt, thì chẳng được ai quan tâm, động viên.” Nỗi khổ của Hào Anh chính là ở đó! Tưởng như được cả xã hội quan tâm mà không phải. Bởi sự thực "ai cũng tỏ ra hiểu mà chẳng ai hiểu"!

    Quan điểm
    0 0 comments on “Ai cho Hào Anh… lương thiện?”
  • Chuyện cậu bé Hào Anh năm nào – Cần câu và con cá

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/04/201404/07/2018

    Và giờ chúng ta tiếc nuối con cá ngày xưa cũng chỉ vì chúng ta không hiểu. Chúng ta không hiểu bản chất của bi kịch lần thứ hai này là quả của nhân chúng ta gieo. Là thứ rục ruỗng còn sót lại của con cá ngày đó. Chuyện của em làm tôi nhớ tới rất nhiều những gia đình nông thôn tan nát khác chỉ vì giải tỏa, hiện đại hóa, giải phóng mặt bằng. Những con người quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho giời đột nhiên được đổi cái cần vất vả kiếm ăn hàng ngày (miếng đất, miếng ruộng) thành một con cá rất to, đứng từ bên này con cá nhìn sang bên kia không thấy mặt nhau, tưởng rằng ăn cả đời không hết. Và rồi thế mà nó cũng hết. Và giờ thì cái cần đã ở đâu mất rồi?

    Quan điểm
    10 10 comments on “Chuyện cậu bé Hào Anh năm nào – Cần câu và con cá”
  • Một góc khuyết trong lịch sử Việt Nam

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/02/201404/07/2018

    Suốt bốn tháng qua chủ đề thoát tàu nóng sốt trên mọi phương tiện, mọi ngõ ngách của đời sống người việt. Với 90 triệu con tim, hàng trăm ngàn bài viết, vô số những kế sách, kiến nghị, hội thảo, hội đàm... Nhưng bây giờ tất cả thành vô nghĩa.

    Quan điểm
    50 50 comments on “Một góc khuyết trong lịch sử Việt Nam”
  • Về chuyện chùa bồ đề: Xin bố thí cho đời một cái nhìn từ tâm

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/14/201404/07/2018

    Mùa Vu Lan ở chùa Bồ Đề năm nay đã không còn cái khí nhộn nhịp của dòng người đến hành lễ và cúng dường, “bố thí” như những năm trước đây. Điều này đã nói lên tất cả sự hoài nghi, sự đổ vỡ niềm tin, đổ vỡ đức tin trong lòng mỗi người dân từ khi vụ việc xảy ra. Nhưng phải chăng một trong những nguyên nhân đưa đến sự đổ vỡ niềm tin này là do sự tác động từ những bản án được tuyên quá vội vàng và quá khắc khe của dư luận? Phải chăng đây chính là sự “khủng hoảng của truyền thông”?

    Quan điểm
    8 8 comments on “Về chuyện chùa bồ đề: Xin bố thí cho đời một cái nhìn từ tâm”
  • Ai cho em tuổi thơ?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/13/201404/07/2018

    Đau đớn hơn nữa khi số phận gọi tên những đứa trẻ, thậm chí còn không có cơ hội được sống, được sửa sai và vươn lên đón lấy ánh nắng từ lớp bùn nhầy nhụa mà tuổi thơ đã phải vẫy vùng trong đó. Chúng đã mãi ra đi. Đứa bị một ông bố đánh đến chết trong cơn say, đứa bị tiêm nhầm vắc xin một cách vô trách nhiệm, đứa bị bảo mẫu giẫm đạp trong cơn cuồng nộ, rồi 108 đứa ra đi trong dịch sởi mà chúng ta đã loay hoay đi tìm câu hỏi trách nhiệm thuộc về ai? Tôi chẳng nhớ tên được bất kỳ đứa nhỏ nào trong số chúng cả. Chiến tranh đã đành, loạn lạc hay bom rơi đạn nổ đã đành, giữa thời bình chúng ra đi như vậy sao chấp nhận được?

    Quan điểm
    10 10 comments on “Ai cho em tuổi thơ?”
  • Nụ hôn, lời cầu nguyện: Những giờ phút cuối cùng của các nạn nhân MH17

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/24/201404/07/2018

    Cô như thường lệ luôn sẵn lòng vì lũ trẻ, chúng tỏ ra vô cùng phấn khích trước chuyến đi. Chiếc vali màu bạc của cậu bé đã được để sẵn ở phòng khách, mọi thứ đã sẵn sàng. Những chiếc canô tốc độ cao và những màn lướt sóng đang chờ đợi cậu bé ở thiên đường Bali. Nhưng có một điều gì đó làm cô cảm thấy bất an. Một ngày trước đó, trong lúc chơi đá bóng, cậu bé buột miệng hỏi cô: “Nếu là mẹ thì mẹ sẽ lựa chọn chết như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể của con một khi con được chôn vùi dưới lòng đất? Con sẽ không cảm thấy đau đớn vì linh hồn của con đã trở về với Chúa chứ?”

    Quan điểm
    8 8 comments on “Nụ hôn, lời cầu nguyện: Những giờ phút cuối cùng của các nạn nhân MH17”
  • Những nỗi đau không được quên

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/22/201404/07/2018

    Sẽ còn biết bao lần nữa khi người thân của những con người vô tội phải khóc thêm trước những sự ra đi đầy oan nghiệt thế này. Rồi chúng ta cũng như thế hệ con cháu chúng ta sẽ phải mất thêm bao nhiêu những giọt nước mắt để quên đi được bài học đắng cay của họng súng chiến tranh. Và nếu không phải là những con người vô tội trên chuyến bay định mệnh thì nỗi buồn cũng nào có khác nhau, những mất mát người thân nào có khác nhau của những gia đình nơi hai đầu chiến tuyến. Tôi luôn nghĩ có những nỗi đau phải không được phép quên, xin đừng an ủi họ, xin đừng an ủi những quốc gia mất đi những công dân của mình, đừng nói với những gia đình, những mái nhà bỗng mất đi người thân yêu những lời sáo rỗng rằng cần phải quên nỗi đau này để hướng tới một tương lai nào đó tốt đẹp hơn. Hãy thôi đi.

    Quan điểm
    10 10 comments on “Những nỗi đau không được quên”
  • Cuộc chiến Facebook

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/19/201404/07/2018

    Những người trong cuộc cũng không có câu trả lời rõ ràng. Các trang này vốn thường xuyên chia sẻ những thông tin mà người đọc trong nước không thể tìm được trên báo chí chính thống của nhà nước Việt Nam. Và các dư luận viên được cho là đã sử dụng ồ ạt một số lớn tài khoản Facebook để báo cáo, làm cho các trang này bị ngưng hoạt động. Dư luận viên là những người được trả tiền để viết những điều có lợi cho đảng cộng sản độc quyền chính trị tại Việt Nam.

    Quan điểm
  • Coca Cola phải đóng thuế cho Việt Nam

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/11/201404/07/2018

    Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động phải có trách nhiệm xã hội, đây là câu nói nghe rất quen thuộc nhưng liệu các doanh nghiệp như Coca Cola đã ý thức được chưa? Thực hiện trách nhiệm xã hội, một mặc vừa đóng góp cho xã hội, Coca Cola đang phát triển trên đất nước Việt Nam, khách hàng là người Việt Nam, tận dụng nguồn nhân lực của Việt Nam, môi trường, chính sách là của Việt Nam, trên cở sở tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên, vì vậy trách nhiệm xã hội là điều phải Coca Cola phải làm.

    Quan điểm
    34 34 comments on “Coca Cola phải đóng thuế cho Việt Nam”
  • Lại nói về lòng yêu nước

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/27/201404/07/2018

    Bản thân chữ “yêu” đã không hề giản đơn rồi. Yêu là phải có sự hy sinh, yêu ai hay cái gì cũng thế. Cha mẹ yêu con mình phải hy sinh tuổi thanh xuân, thời gian, sức khỏe,… Bạn yêu bất cứ thứ gì cũng phải hy sinh thời gian, vật chất cho nó. Những đôi lứa yêu nhau phải hy sinh thời gian, không gian, có khi là những mối quan hệ, những hờn dỗi, ghen tuông, tự ái… Như đã nói, không có sự hy sinh nghĩa là bạn chưa yêu, chưa đâu! Nhưng trước khi muốn hy sinh cho những gì mình yêu thì phải luôn nghĩa về nó cái đã.

    Quan điểm
    20 20 comments on “Lại nói về lòng yêu nước”
  • Bài học của kẻ ngã ngựa

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/17/201404/07/2018

    Bởi thế, xem World Cup với một người như tôi bỗng dưng… hoang mang. Bởi kiến thức thể thao của tôi không nhiều nên đặt hết niềm tin vào anh bình luận viên (và các nhà báo thể thao), nhưng chính họ lại thay đổi chính kiến nhanh quá. Tôi theo không kịp. Rồi chính những anh bình luận viên và nhà báo thể thao đã cho tôi “bài học” về chuyện trong đời: Khi bạn ngã chắc gì người đời đỡ bạn đứng dậy. Mặc dù trước đó họ rất yêu thương bạn bằng lời chót lưỡi đầu môi.

    Quan điểm
    22 22 comments on “Bài học của kẻ ngã ngựa”
  • Tổng hợp một số bài viết về dư luận viên

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/06/201404/07/2018

    (BBC) Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Hồ Quang Lợi nói thành phố đã tổ chức đội ngũ chuyên gia để "đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên internet chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch". Ngoài ra, ông Lợi còn cho hay cơ quan tuyên giáo thành phố đã tổ chức đội ngũ 900 'dư luận viên' làm công tác tuyên truyền miệng.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Tổng hợp một số bài viết về dư luận viên”
  • Thế giới đi về đâu?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/30/201404/07/2018

    Xung đột biển đông, cuộc chiến ở Ucraina sẽ đưa thế giới đến một xu hướng phát triển mới đó là sự hình thành các liên minh mang tính khu vực. Một cộng đồng ASEAN nhỏ bé chưa đủ sức để đối chọi với một Trung Quốc hiếu chiến sẽ tiếp tục liên minh với Châu Âu hoặc Mỹ để hình thành một liên minh rộng lớn hơn. Trung Quốc và Nga hai con người cô độc cũng đành ngậm ngùi bắt tay nhau để đối chọi với Mỹ và Châu Âu. Các bạn sẽ thấy trong tương lai không xa thì các khối liên minh trên thế giới sẽ được hình thành. Ai dám chắc rằng các khối liên minh kia sẽ không xung đột với nhau và như thế một cuộc chiến tranh khốc liệt mới đang chờ chúng ta.

    Quan điểm
    38 38 comments on “Thế giới đi về đâu?”
  • “HD – 981” – Liều thuốc thần thức tỉnh dân tộc Việt?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/28/201404/07/2018

    Do đó, mỗi người chúng ta phải tự thấy xấu hổ về thân phận công dân một nước “nhược tiểu” để biến nỗi xấu hổ đó thành động lực phấn đấu. Để Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường, đủ sức mạnh để được thế giới tôn trọng, cũng như để đối phó với các “HD – 981” tiềm ẩn, chúng ta “chỉ có một con đường” (Trần Đăng Tuấn). Đó là mỗi người dân Việt phải tự thay đổi, thể hiện lòng yêu nước bằng cách trau dồi bản thân, biến mình thành người có giá trị, làm tốt nhất phần việc của mình. Từ những tế bào lành mạnh và hữu ích như thế, “cơ thể lớn” Việt Nam mới trở nên cường tráng, bước ra khỏi “ao làng”, sẵn sàng đối phó với mọi thử thách và chinh phục các đỉnh cao, tự bảo vệ mình được.

    Quan điểm
    24 24 comments on ““HD – 981” – Liều thuốc thần thức tỉnh dân tộc Việt?”
  • “Tôi nghĩ Việt Nam là thuộc địa của Trung Quốc”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/27/201404/07/2018

    Hàn Quốc có những bối cảnh lịch sử rất giống Việt Nam, đặc biệt khi phải chịu sự chia cắt giữa hai miền đất nước. Cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đều chịu sự chèn ép, cạnh tranh to lớn từ người láng giếng Trung Quốc. Trung Quốc luôn tham vọng trở thành một cường quốc biển, những vụ đụng độ trên biển với Hàn Quốc hay tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku với Nhật Bản vẫn luôn không ngừng. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng không thể dùng sự ngụy biện ấy mà phủ nhận đi một sự thật là Việt Nam đang biện hộ quá nhiều cho sự yếu kém của mình.

    Quan điểm
    0 0 comments on ““Tôi nghĩ Việt Nam là thuộc địa của Trung Quốc””
  • Giá trị Nhật tôi thấy qua một con người

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/19/201404/07/2018

    Tôi biết khá nhiều bạn bè người nước ngoài, nhưng với Yuchan tôi luôn thấy chuẩn mực đạo đức trong từng lời nói, cử chỉ, hành động. Mọi cư xử suy nghĩ của anh trong cuộc sống đều có giá trị văn hoá và tư tưởng mà tôi phải suy nghĩ. Một người Nhật xa quê nhưng rất yêu nơi xa lạ anh đang sống, những vấn đề mà người dân bản địa kêu ca, phàn nàn hình như Yuchan không nhận thấy. Trong khi đa số người dân ca thán về đủ các vấn đề của Hà Nội thì với Yucha: "Không có vấn đề" và "anh thích Hà Nội".

    Quan điểm
    18 18 comments on “Giá trị Nhật tôi thấy qua một con người”
  • Bạn lựa chọn đứng về phía nào?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/16/201404/07/2018

    Đối với các bạn bị gọi là “dư luận viên” vì lúc nào cũng cho rằng người này phản động, người kia phản động. Có thể rằng có một số thành phần chống phá nhà nước, tuy nhiên tôi không nghĩ rằng có một tổ chức nào có đủ “tiền” để lôi kéo được một lực lượng “phản động” đông đảo đến mức đi đâu bạn cũng thấy như vậy. Có thể dễ nhận thấy rằng lực lượng này đa phần đều là giới trí thức trẻ, đang là sinh viên các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam. Họ hoàn toàn có đầy đủ nhận thức để nhận biết cái nào là tốt, cái nào là xấu. Thêm vào đó chẳng ai dại gì đi công khai thông tin cá nhân của mình cho tất cả mọi người biết nếu như họ thật sự “phản động”. Nếu có rất nhiều người nói về một vấn đề nào đó một cách khác hẳn với những kiến thức mà bạn từng biết, ắt hẳn phải có lý do của nó. Hãy kiểm chứng thông tin đó trước khi phản bác lại người đưa ra nó và cho rằng họ “phản động”.

    Quan điểm
    22 22 comments on “Bạn lựa chọn đứng về phía nào?”
  • Có một kẻ thù lớn hơn Trung Quốc ngoài kia

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/16/201404/07/2018

    Những người công nhân ấy, cũng giống như chúng ta, đều là người Việt, đều yêu quê hương đất nước mình vậy. Trước hành động của Trung Quốc, họ bức xúc. Hoàng Sa - Trường sa là của Việt Nam, Trung Quốc có còn gì đòi cướp. Chúng ta, những con người không tham gia biểu tình ở KCN Bình Dương và Hà Tĩnh hiểu được điều đó và tất nhiên những con người kia cũng hiểu được điều đó. Họ là con dân đất Việt, họ mang trong mình dòng máu Lạc Hồng và niềm tự tôn dân tộc, họ ý thức được hành động của Trung Quốc nên họ bất bình, họ muốn đòi quyền lợi cho đất nước. Đó là sai? không hề sai. Cái họ sai là chưa thể hiện tình yêu một cách đúng đắn.

    Quan điểm
    4 4 comments on “Có một kẻ thù lớn hơn Trung Quốc ngoài kia”
  • Họ nói rằng họ yêu nước

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/16/201404/07/2018

    Lý lẽ của họ có thể sắc bén, họ có thể hiểu biết nhiều (điều này không phải lúc nào cũng đúng) nhưng nếu không có sự thương xót, họ trở nên thật đáng sợ, đáng sợ bởi vì bạn không biết họ hành động vì điều gì, có thật sự hay không và vì ai: vì bạn, vì tôi, vì đất nước, vì họ hay vì sự hận thù, sự hấp dẫn của việc chỉ trích những kẻ ngu độn hay vì cái long lanh của thứ quyền lực mà họ chưa có được. Đôi khi nghĩ đến điều này mà tôi thấy sợ. Không phải tất cả họ đều như thế, nhưng xin hãy tránh xa những kẻ không có lòng thương xót. Tình yêu có nhiều kiểu, chẳng ai có thể dạy ai phải yêu như thế nào nhưng nếu bạn không yêu bất cứ điều gì của một cô gái thì đừng nói là bạn yêu cô đấy, đó là điều giả dối.

    Quan điểm
    24 24 comments on “Họ nói rằng họ yêu nước”
  • Biểu tình và những bài học lịch sử

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/16/201404/07/2018

    Đất nước Việt Nam đang trong tình trạng vô cùng rối ren. Vì vậy, mỗi người dân cần ý thức trong việc lên tiếng vì lương tâm xã hội[8] để tình hình không bị các thế lực kích động và bạo loạn. Mọi người cần lên án mạnh mẽ những hành vi bạo lực, và đồng thời không ca ngợi biện pháp bạo lực như một phương án duy nhất để giải quyết các vấn đề của xã hội. Vì một xã hội tôn vinh bạo lực thì sẽ nhận lại một xã hội với chính những gì đã tôn vinh. Song song với đó, chúng ta cần phải có cái nhìn thông cảm và chia sẻ với những người công nhân[8]. Vì họ là một tầng lớp ít được tiếp cận với thông tin và tri thức, mà luôn là nạn nhân và đối tượng dễ bị lợi dụng nhất cho các ý đồ chính trị.

    Quan điểm
    2 2 comments on “Biểu tình và những bài học lịch sử”
Previous Page
1 2 3 4 5
Next Page