search chat play-circle-outline angle-down angle-right angle-left icon-menu
Skip to content

Triết Học Đường Phố 2.0

Tri thức — Trí tuệ — Giác ngộ

  • 📚 Thông báo ra mắt 2 quyển sách: “Bạn sẽ sống mấy lần?” và “Bạn không chỉ sống một lần”
  • 🔵 PRANA Token
  • 🐟 THĐP Deep Club
  • 📻 THĐP RADIO
  • 📺 THĐP Youtube
  • 📕 [PDF Ebook] Cẩm Nang Nofap (version 2)
  • 📖 Tạp chí Aloha – THĐP 2.0 Magazine
  • THĐP translations
    • Videos
    • Terence Mckenna
    • Cryptocurrency
    • Zen Pencils
  • Reviews
    • Tủ Sách THĐP
  • Tôn Giáo – Tâm Linh
    • God
  • Sáng tác
  • Quan điểm
  • Sưu tầm
  • Tham gia viết bài
  • Donate – Ủng hộ
  • About us – Về chúng tôi (2020)
  • Contest
  • Đăng nhập
  • Nhắn tin
Search
  • Tag: thời sự

  • Thời đại hiện tại…

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/09/201805/11/2018

    Tôi biết, đây có thể sẽ chỉ là một khấp khởi ngây thơ về ma trận nữa. Nhưng có sao, giữa hai sự giả dối, chúng ta vẫn sẽ chọn sự giả dối chưa từng nếm thử. Với đầy đủ háo hức như lần đầu được chiêm ngưỡng một luồng chói lọi.

    Sưu tầm
    0 0 comments on “Thời đại hiện tại…”
  • Những vụn vặt của một buổi sáng

    Posted by Triết Học Đường Phố on 03/22/201504/07/2018

    Chuyện cỏ cây gắn với đời sống con người như kiểu tinh khí của đất trời trong cái mối quan hệ nhân sinh quan không thể nào dễ dàng tách rời vô lí được. Tôi chẳng tính viết câu chữ thừa thãi gì, nhưng vẫn không muốn tưởng tượng ra cảnh, nếu những vòng ôm của cây xà cừ lâu năm kia bất chợt bị người ta cưa đổ, có lẽ khó mà kiềm chế nỗi sự ấm ức, xót xa. Phố của tôi cũng chỉ là một cái hộp bé nằm trong một cái hộp khác lớn hơn và bị chi phối bởi những bàn tay đen. Nhưng, ít ra, lúc này, ngay ở đây, những hàng cây vẫn còn được an lành rung rinh lá, trổ hoa đón mùa hè nắng đổ.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Những vụn vặt của một buổi sáng”
  • Tôi muốn chửi nhân vụ 6700 cây bị chặt ở chốn thiên đường

    Posted by Triết Học Đường Phố on 03/18/201504/07/2018

    Để tui nói cho bạn biết là bọn chúng sẽ chẳng dừng lại. Nếu bạn cầu kinh trong phòng, cây trước nhà bạn sẽ bị chặt. Nếu bạn ra nói với chúng, chúng sẽ lấy cưa ra hù cưa xác bạn thành trăm mảnh. Rồi vào nhà bạn cưa luôn hết người thân trong nhà và cả cây trong vườn.

    Quan điểm
    90 90 comments on “Tôi muốn chửi nhân vụ 6700 cây bị chặt ở chốn thiên đường”
  • Vài suy nghĩ về vụ đánh bạn hội đồng lớp 7 ở Trà Vinh

    Posted by Triết Học Đường Phố on 03/15/201504/07/2018

    Có ai xem phim xã hội đen Hồng Kông không? Cũng đánh nhau, chém lộn, bắn giết búa xua nhưng mà rất đạo nghĩa, đôi khi một đại ca xông pha chém giết để bảo vệ đàn em, bạn bè yếu thế. Còn ở Việt Nam, các "đàn chị lớp 7" ở Trà Vinh thì ngược lại, ăn hiếp và đánh những người hiền lành, yếu hơn mình. Nhục nhã hơn nữa là đánh theo kiểu hội đồng. Những đứa này hình phạt tốt nhất là tạm đình chỉ học, đưa đi trung tâm giáo dục trẻ vị thành niên cho đi lao động chân tay từ 1 tới 6 tháng thử xem về nhà có biết suy nghĩ thương cha mẹ, bạn bè không?

    Quan điểm
    14 14 comments on “Vài suy nghĩ về vụ đánh bạn hội đồng lớp 7 ở Trà Vinh”
  • Rap là dòng nhạc của sự thật

    Posted by Triết Học Đường Phố on 01/23/201504/07/2018

    Sự thật là những con người lao động trên đường phố bị bọn dân phòng và đô thị hạch sách đủ điều. Người ta đã nghèo, lao động chân chính, bỏ mồ hôi kiếm miếng ăn, mà còn làm khó làm dễ, tịch thu đồ đạc của người ta. Trong khi đó có những tên tham quan ăn hối lộ tiền tỉ, thì không bị ai làm gì, còn được ca ngợi. Bất công như vậy mà anh em chấp nhận sao?

    Quan điểm
    8 8 comments on “Rap là dòng nhạc của sự thật”
  • Je ne suis pas Charlie (Tôi không phải là Charlie)

    Posted by Triết Học Đường Phố on 01/13/201504/07/2018

    Có người sẽ dẫn chứng rằng, Charlie Hedbo đâu chỉ vẽ tranh châm biếm về đạo Hồi, họ còn vẽ cả những bức tranh châm biếm về Thiên chúa giáo hay đạo Do Thái. Tôi đồng ý. Nhưng, lại một cái nhưng, không một tôn giáo nào bị xúc phạm một cách đích danh như đạo Hồi, không vị Tiên tri của bất cứ tôn giáo bị châm biếm và biếm họa như đạo Hồi.

    Quan điểm
    90 90 comments on “Je ne suis pas Charlie (Tôi không phải là Charlie)”
  • Học Viện Khổng Tử – Sự xâm lăng ngọt ngào

    Posted by Triết Học Đường Phố on 01/03/201504/07/2018

    Những gía trị người Việt sản sinh ra bằng chất xám rất thấp - ngay trong khối ASEAN thôi người ta chỉ ra Việt Nam duy nhất hơn được Campuchia; trong cùng khoảng thời gian chúng ta chỉ tạo ra bằng 50% giá trị những gì Philippines (xếp trên một bậc) làm được.

    Quan điểm
    48 48 comments on “Học Viện Khổng Tử – Sự xâm lăng ngọt ngào”
  • “Ông Trời ơi, ta hận người!”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 01/01/201504/07/2018

    Dù ta có đồng ý với Lão Tử, có đồng ý với Seneca hay không thì ít nhất có lẽ cũng phải đều chấp nhận rằng nhiều khi quả thật ta cảm thấy có Số Mệnh, nhiều khi có vẻ vô cớ gặp vận rủi… Nhận ra điều đó ta mới thấy rằng chúng ta tuy khôn ngoan cải tạo được thế giới này theo ý mình, nhưng cũng có lúc không cưỡng lại nổi sức nặng guồng quay của Tạo Hoá… Cũng không tránh khỏi những lúc đau đớn phải thốt lên: “Trời hại ta! Trời hại ta!…”

    Quan điểm
    8 8 comments on ““Ông Trời ơi, ta hận người!””
  • The Interview – Xem phim mà ngẫm đến nước nhà

    Posted by Triết Học Đường Phố on 12/27/201404/07/2018

    Ứng với phim Cuộc Phỏng Vấn này, chúng ta cũng lý giải được nhiều điều. Vì sao sự trá ngụy luôn rình rập trên từng mặt báo cơ hồ muốn ăn tươi nuốt sống người đọc. Vì sao mọi thứ đều tốt đẹp, song cuộc sống vẫn không khấm khá nỗi, ai nấy cũng không than ít cũng than nhiều, mà không dám nói... Và cũng qua bộ phim này, theo ý kiến cá nhân của tôi, bước ngoặc lớn nhất cho sự thay đổi của Việt Nam hiện nay, có lẽ là phải thả tự do cho truyền thông và báo chí, để nó được làm đúng nhiệm vụ và vai trò mà nó sinh ra vốn là vậy.

    Quan điểm
    138 138 comments on “The Interview – Xem phim mà ngẫm đến nước nhà”
  • Em có thể tìm hơi ấm ở đâu?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 12/24/201404/07/2018

    Gửi bạn tôi, người lạc quan. Bạn có thể cho rằng, trẻ nhỏ vùng cao vốn chịu rét tốt hơn. Nhưng chắc chắn bạn cũng đồng ý rằng, ở đó lạnh hơn nơi chúng ta đang đứng, nhiệt độ ngoài trời giữa hai nơi và số lượng quần áo với cân nặng của hai phía đang ở chiều tỷ lệ nghịch, còn thân nhiệt của mỗi con người là như nhau. Nếu bạn nghĩ đó là điều bình thường, hãy đến, hãy đổi quần áo với nhân vật của chúng ta, và bạn có thể thay đổi cả suy nghĩ.

    Quan điểm
    12 12 comments on “Em có thể tìm hơi ấm ở đâu?”
  • “Làm Việc Nước” hay Bán Nước?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 12/22/201404/06/2018

    Ở nước ngoài, âm nhạc được hoạt động tự do, còn ở Việt Nam phải có sự kiểm duyệt. Nếu nhạc rap nhận được nhiều giải thưởng tại sân chơi của những đất nước phương Tây thì tại Việt Nam nó chết từ vòng giữ xe, vì không thể nào lọt qua được con mắt dò xét của Bộ Văn Hóa. Những nhân vật tham gia “Làm Việc Nước” ắt đã lường trước được hậu quả và sẵn sàng “chịu hết những chỉ trích và hệ luỵ từ việc công bố tác phẩm này”. Chính quyền sẽ làm gì với họ, có trời mới biết.

    Quan điểm
    132 132 comments on ““Làm Việc Nước” hay Bán Nước?”
  • “Chỉ có mẹ mới yêu con vô điều kiện”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 12/11/201404/07/2018

    Sau trận đấu này, có lẽ tôi rút ra được…vài bài học để sử dụng trong đời: Cái gì chúng ta càng hi vọng, càng chắc thắng thì cái đó càng dễ khiến ta thất vọng. Thế nên khi đang hầm hập hi vọng thì hãy dành cho mình một chỗ tâm lí cho nỗi thất vọng. Để đến khi thất vọng ập đến ta còn có chỗ mà…hi vọng.

    Quan điểm
    10 10 comments on ““Chỉ có mẹ mới yêu con vô điều kiện””
  • Đừng đánh mất niềm tin vào thế hệ trẻ

    Posted by Triết Học Đường Phố on 12/06/201404/07/2018

    Có thời gian, mình thực sự ngấm câu nói: "Thắng không kiêu, bại không nản." Có lẽ nó rất rất đúng với người trẻ. Tuổi trẻ trèo cao ngã đau, điều đó đúng. Nhưng cái đáng sợ nhất là không bao giờ dám trèo cao. Khi đó lúc nào cũng an phận với cuộc sống tầm thường về cả trí tuệ lẫn tinh thần thì có khác gì một đứa trẻ tồn tại trong một cái thể xác của người trưởng thành. Không dám dấn thân thì cho dù có 30, 50 tuổi có khác gì đứa trẻ 1 tuổi sống một cuộc đời lặp đi lặp lại 30, 50 lần?

    Quan điểm
    4 4 comments on “Đừng đánh mất niềm tin vào thế hệ trẻ”
  • “Đạo nhạc” và câu chuyện “đạo thơ” của tôi

    Posted by Triết Học Đường Phố on 12/02/201404/07/2018

    Chuyện đạo nhạc, đạo văn… này nọ ở nước ta vẫn chưa có một quy định rõ ràng. Mà khó có thể có một quy định rõ ràng được. Nhưng tôi nghĩ trước khi lấy của người khác một cái gì (dù nhỏ) thì vẫn nên hỏi ý kiến của họ. Nếu người ta ở quá xa hoặc đã quá cố (như những nhà thơ bị tôi “đạo” thơ) thì cũng nên nói trong tác phẩm của mình. Có thể, việc đó sẽ khiến tác phẩm của mình trở nên “kỳ quái” hơn nhưng cũng rất nên làm.

    Quan điểm
    26 26 comments on ““Đạo nhạc” và câu chuyện “đạo thơ” của tôi”
  • Người Việt có nên uống sữa?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 11/14/201404/07/2018

    Lý do thứ ba khiến tôi nghĩ sữa không cần thiết với người Việt là chúng ta đã có lối ăn truyền thống không cần tới sữa. Ở Bắc Âu và một vài nơi của châu Phi, Trung Đông, Nam và Trung Á, sữa có một lịch sử lâu đời và là một phần quan trọng và ngon lành trong bữa ăn của họ, như tôi được học khi tôi đi du lịch qua Thụy Điển và Iceland. Nói họ dừng uống sữa có khác nào bảo người Việt dừng ăn cơm hay nước mắm. Còn ở Việt Nam, chúng ta có một lối ăn ngon lành dựa trên rau, gạo, cua, cá, trái cây, trứng gà vịt, thịt heo, bò, đậu nành, nước mắm chứ trước đây chúng ta không dùng tới sữa bò. Không có lý do gì khiến chúng ta phải dừng những thức ăn truyền thống cũng như không có lý do gì phải bắt đầu việc uống sữa.

    Quan điểm
    34 34 comments on “Người Việt có nên uống sữa?”
  • Những cái chết từ “quan hệ”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 11/11/201404/07/2018

    Túng quẩn, bí bách. Thịt, thịt và thịt, thịt từ cao xuống thấp, từ "con" to đến "con" nhỏ. Đầu tiên là các đại gia ngân hàng, tiếp theo là bất động sản, rồi đến tập đoàn nhà nước - những kẻ ăn hại và phá phách, sau cùng là những "con" gầy hơn, là sân sau của các đại gia và những ông quan lớn. Tất tần tật, những kẻ được "nuôi" bằng quan hệ giờ cũng sẽ bị thịt bằng "quan hệ". Đó là sự trớ trêu và nghiệt ngã mà chẳng bên nào mong muốn. Chẳng ai ngờ rằng, khi "kết nối" được với "kho báu", khi đã đào sâu vét đầy thì bất ngờ bị "sập hầm" và vùi chôn luôn dưới ấy. Những cái chết nhục nhã bị dân tình phỉ nhổ, nguyền rủa và xâu xé.

    Quan điểm
    16 16 comments on “Những cái chết từ “quan hệ””
  • Iphone 6 làm nhục quốc thể

    Posted by Triết Học Đường Phố on 11/05/201404/07/2018

    Danh dự quốc gia không cho ảnh tiền mua iPhone, nó cũng không hề bảo vệ ảnh khi ảnh bị mất tiền. Xong vì ảnh làm ra tiền bằng mồ hôi nước mắt, ảnh khóc, thì hàng ngàn người bảo ảnh làm nhục quốc thể. Thật là sang trọng quá!

    Quan điểm
    107 107 comments on “Iphone 6 làm nhục quốc thể”
  • Họ là người Việt mình đấy!

    Posted by Triết Học Đường Phố on 11/04/201404/07/2018

    Xin hãy sống và nhìn nhau như người với người! Nếu một anh làm nghề cao quý xin đừng đánh đồng những nghề khác là thấp hèn! Nếu cô có tâm hồn trong sạch xin đừng bỉu môi xem người lạc lối là bùn nhơ!

    Quan điểm
    30 30 comments on “Họ là người Việt mình đấy!”
  • 5 lý do cáp treo vào Sơn Đoòng là thảm họa!

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/29/201404/07/2018

    Đã nói đến đây thì tôi xin được phép đặt một câu hỏi, mặc dù lý luận này của tôi có thể sẽ khiến tôi bị ném đá dữ dội; Và mặc dù tôi là một người con yêu nước lắm, yêu đến xót xa, tôi vẫn tự hỏi: Thật ra Sơn Đoòng có thuộc quyền sở hữu của chính quyền Quảng Bình, hay thậm chí là chính quyền Việt Nam không? Giống như một đứa trẻ sinh ra, có thuộc quyền sở hữu của chính cha mẹ nó không? Vì sao khi cha mẹ bạo ngược với trẻ, chính quyền sẽ can thiệp? Phải chăng là vì, ngoài là con của cha mẹ, đứa trẻ đó còn là một nhân tố của xã hội và vì thế xã hội không thể để mặc cho cha mẹ muốn đối xử với con mình ra sao thì ra.

    Quan điểm
    52 52 comments on “5 lý do cáp treo vào Sơn Đoòng là thảm họa!”
  • Đừng có chuyện gì cũng gọi nhà nước

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/26/201404/06/2018

    Thức ăn có độc, gọi nhà nước. Giáo dục chất lượng thấp, gọi nhà nước. Thất nghiệp, gọi nhà nước. Văn hóa phẩm đồi trụy, gọi nhà nước. Tắc đường, gọi nhà nước. Tham nhũng, gọi nhà nước.

    Quan điểm
    157 157 comments on “Đừng có chuyện gì cũng gọi nhà nước”
  • Joshua Wong sẽ là một nhân viên tuyệt vời

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/13/201404/07/2018

    Tôi có lời khuyên tương tự cho các bạn trẻ muốn làm việc lớn để thay đổi thế giới. Học là một điều tuyệt vời -- đừng bao giờ ngừng học tập. Nhưng đừng để chương trình giáo dục ngăn cản bước đường học vấn của mình. Thay vì thế, hãy làm như Joshua Wong đã làm, và hãy mạo hiểm đi. Điều tệ nhất có thể xảy ra là… bạn sẽ có một cái gì đó rất tuyệt vời để bổ sung vào hồ sơ của mình. Đừng sợ ước mơ, và hãy hành động ngay đi. Thế giới đang phụ thuộc vào bạn.

    Quan điểm
    18 18 comments on “Joshua Wong sẽ là một nhân viên tuyệt vời”
  • Suy gẫm cuối tuần – Trí tuệ và lòng can đảm của tuổi trẻ

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/11/201404/07/2018

    Đừng bao giờ nghĩ tuổi trẻ là yếu đuối, nhút nhát và dễ sợ hãi. Vì họ có thể dạy cho những "người lớn" rất nhiều điều về lòng can đảm, kiên trì và sức mạnh.

    Quan điểm
    102 102 comments on “Suy gẫm cuối tuần – Trí tuệ và lòng can đảm của tuổi trẻ”
  • Phía sau cuộc “cách mạng Dù” ở Hồng Kông

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/07/201404/07/2018

    Có nhiều ý kiến cho rằng, sau 50 mươi năm sống trong thể chế pháp trị của Anh quốc. Người Hồng Kông đã quen với một xã hội được đề cao nhân quyền, tự do và dân chủ. Bởi vậy sự o ép và lạm quyền của Bắc Kinh chẳng khác nào dùng rơm khô bọc quả cầu lửa. Vậy tại sao lực lượng nòng cốt trong cuộc biểu tình không phải là những người trưởng thành có tiếng nói "nặng ký" trong xã hội mà lại là sinh viên, học sinh?

    Quan điểm
    10 10 comments on “Phía sau cuộc “cách mạng Dù” ở Hồng Kông”
  • Việt Nam nhược nhưng không tiểu

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/06/201404/07/2018

    Cái "nhược" không những ở khía cạnh vật chất mà còn ăn sâu ở khía cạnh tinh thần và đang đi đến chỗ bế tắc cùng cực. Nước Việt Nam, con người Việt Nam chưa bị mất do ngoại xâm mà mất do họ đánh mất chính họ.

    Quan điểm
    24 24 comments on “Việt Nam nhược nhưng không tiểu”
1 2 3 … 5
Next Page