4. Bạn dùng tiền của người khác cho người khác (nền tảng của các cơ quan chính phủ) Khi bạn dùng tiền của người khác cho người khác, bạn sẽ không quan tâm và không có động lực để tối đa hóa giá trị. Vì sao? Đơn giản vì đó đâu phải tiền của bạn, bạn không cảm thấy xót và vì thế bạn không quan tâm. Bạn không quan tâm số tiền đó là bao nhiêu, cũng như số tiền đó sẽ được chi tiêu ra sao, giá trị đổi lại có đáng giá không. Bạn cũng không phí thời gian cân nhắc, trả giá, phấn đấu hoặc thương lượng khi dùng nó như lúc bạn dùng tiền bản thân cho bản thân. Đây chính là nền tảng của các cơ quan chính phủ, từ các cơ quan xã hội cho đến các công ty quốc doanh. Nếu các nhân viên chính phủ dùng tiền không hiệu quả cũng không có ai trừng phạt, họ cũng không cần phải cạnh tranh vì doanh nghiệp nhà nước thì không có chuyện lỗ, vì luôn được ngân sách bù đắp. Họ cũng không thấy xót khi nhìn số tiền này bị tham nhũng, lạm dụng hay ăn cắp, vì đâu phải tiền có họ nên chẳng có lý do gì chính đáng để họ quan tâm. Bạn hãy so sánh tác phong làm việc giữa các doanh nghiệp hoặc tổ chức tư nhân và nhà nước. Vì sao cũng con người đó mà lại 2 tác phong và 2 kết quả hoàn toàn khác nhau? Vì một bên dùng tiền của mình, phải cân nhắc và cạnh tranh, vì họ cảm thấy xót. Còn một bên thì dùng tiền người khác cho người khác, nên chẳng có gì để xót. Đây là nguyên nhân vì sao các cơ quan chính phủ lại hoạt động kém và tham nhũng.
-
-
Có 4 cách để bạn tiêu tiền
-
Peter Schiff — Lương tối thiểu – Thiệt hại tối đa
Kết quả là rất nhiều lao động tay nghề thấp trước đây được thuê hiện tại đã vô tình bị lương tối thiểu đẩy ra khỏi thị trường lao động. Bạn có thể nhớ lần cuối cùng một nhân viên rạp chiếu phim dẫn bạn đến số ghế đã đặt không? Lần cuối cùng một nhân viên trừ người thu ngân phụ bạn để đồ vào giỏ rồi phụ bạn đẩy ra xe của bạn là lần nào? (trước đây các siêu thị Mỹ thuê nhân viên phụ khách hàng để đồ vào giỏ rồi ra xe, như một dịch vụ miễn phí). Và không lâu nữa, các nhân viên thu ngân đó sẽ bị lương tối thiểu đẩy ra khỏi thị trường và được thay thế bởi các quầy tính tiền tự động, và bạn phải tự tính tiền và tự để đồ vào giỏ xách.
-
19 câu nói đáng nhớ của Tổng Thống Mỹ John F. Kennedy (1917-1963)
13. "Chúng ta không bao giờ đàm phán trong sự sợ hãi. Nhưng chúng ta cũng đừng bao giờ sợ hãi để đàm phán." 14. "Chúng ta không thể nào đàm phán với những người cho rằng 'Những gì của tôi là của tôi và những gì của bạn có thể đàm phán được.'" 15. "Chúng ta cần những người có thể ước mơ những thứ chưa bao giờ có." 16. "Tất cả hành động đều có cái giá và rủi ro, nhưng nó luôn thấp hơn nếu chúng ta không hành động." 17. "Một quốc gia nào lo sợ để cho người dân họ xét xử sự thật và giả dối một cách công khai là một quốc gia đang sợ người dân."
-
30 câu nói quan trọng về chính trị, kinh tế của Tiến sĩ Milton Friedman, người từng đoạt giải Nobel Kinh tế
3. Trước tiên, bạn hãy nói tôi biết: có một xã hội nào mà không phát triển trên lòng tham không? Bạn nghĩ Nga không có lòng tham? Bạn nghĩ Trung Quốc không có lòng tham? Lòng tham là gì? Dĩ nhiên, không một ai trong chúng tat ham lam cả, chỉ có người khác mới tham lam. Thế giới này hoạt động dựa trên những cá nhân theo đuổi sự đam mê riêng biệt. Những thành tích vĩ đại của nền văn minh không đến từ các cán bộ quan chức. Ông Einstein đã không phát triển những lý thuyết của ông ta dựa theo lời của một quan chức. Henry Ford đã không cải cách ngành công nghiệp xe hơi như vậy. Trường hợp duy nhất mà nhân loại đã thoát ra khỏi sự nghèo đói trong lịch sử là khi có sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do. Nếu bạn muốn biết con người ở đâu mà nghèo khổ hơn, đó là trong những xã hội mà không có hai cái đó (tư bản và thị trường tự do). Lịch sử đã chứng minh quá rõ, không có phương pháp mà khác mà nâng cao chất lượng đời sống của người dân bằng sự năng động của thị trường tự do.
-
5 ngộ nhận thường gặp về chủ nghĩa tư bản [THĐP Vietsub]
Ngộ nhận 1: Chủ Nghĩa Tư bản làm người nghèo ngày càng nghèo Từ thập niên 1970, tính theo phần trăm, số lượng người trên toàn cầu đang sống với mức thu nhập dưới $1 USD/ngày đã giảm hơn 80%. Đây không phải kết quả của những cuộc viện trợ hay kế hoạch phát triển của Liên Hiệp Quốc (UN). Mà đây là kết quả của chủ nghĩa tư bản. Riêng ở Trung Quốc, thị trường tự do và vốn đầu tư nước ngoài (FDI) --- đầu tư, chứ không phải viện trợ --- đã kéo 400 triệu người ra khỏi sự nghèo đói chỉ trong vòng 20 năm từ năm 1981 cho tới 2001. Chưa bao giờ có một hệ thống hay chính sách nào mà đã giúp nhiều người nghèo bằng chủ nghĩa tư bản.
-
Thị trường và đạo đức (kỳ 7)
Văn hóa thương trường thường được người ta mô tả như là “khả năng sống sót của những người phù hợp nhất”, trong đó đa số người hoặc là phải làm ra nhiều của cải hoặc là sẽ bị thương trường loại bỏ và trở thành thân tàn ma dại. Những người theo tư tưởng tập thể sẽ thuyết phục chúng ta rằng trên thực tế thị trường rất có hại đối với người nghèo. Nhưng sự thật là, nền kinh tế không bị chính trị nhúng mũi vào là phương tiện hiệu quả nhất trong việc sử dụng các nguồn lực và đáp ứng các nhu cầu của con người.
-
Độc quyền từ đâu ra?
“Mục đích (được cho là, allged) của bộ luật Antitrust là để bảo vệ sự cạnh tranh; nhưng mục đích đó đã được dựa trên một nhận định socialistic sai lầm rằng một thị trường tự do, không được kiểm chế cuối cùng cũng dẫn tới sự thành hình của các hình thức độc quyền cưỡng chế. Nhưng, thật sự thì, không có một hình thức độc quyền cưỡng chế nào đã từng được hình thành từ các phương tiện trao đổi tự do trong một thị trường tự do. Mọi hình thức độc quyền cưỡng chế đều được tạo ra từ sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế: bởi những đặc quyền đặc lợi, chẳng hạn như franchies hay trợ cấp, những thứ này khép lại cánh cửa cạnh tranh lành mạnh, công bằng.”
— Ayn Rand (Tác giả cuốn Suối Nguồn)