(1173 chữ, 4.5 phút đọc) Nó khiến ta phải nghĩ về sự chết, sự chết có thật sự bi thảm như ta tưởng? Và tại sao khi đến lúc chết con người mới nói những lời chân thành với nhau?
-
-
[Review] Rừng Na-uy, Murakami Haruki – Đưa ta về với tình yêu
-
10 quyển sách phải đọc trước tuổi 30
Có thể bạn sẽ hơi ngạc nhiên khi biết mình đang đọc bài giới thiệu sách của một cậu bé có trình độ lớp 9. Đã mười năm nay tôi chưa một lần được ngồi trên ghế của một ngôi trường chính thống. Thường ngày, tôi vẫn luôn tự nhận mình là kẻ thất học. Nhưng kỳ thực, tôi vẫn luôn đều đặn "đi học" ở hai ngôi trường khác, đó là "trường đời" và những quyển sách. Đối với tôi, sách không chỉ là tệp giấy có in chữ, nó còn là người bạn, người thầy, người dẫn đường thông thái.
-
[BDTT8] Rừng Na Uy – Haruki Murakami, sự chân thành sâu sắc nhất mà cũng trần trụi nhất
Nhưng trên tất cả là, sáu nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết đều sống như thế. Họ thành thật với nhau. Họ đến với nhau tự nhiên và chân thành. Họ chấp nhận việc mỗi người đều có những đứt gãy riêng và học cách lắng nghe và nói chuyện, học cách chia sẻ và học cách hiểu nhau. Tất cả sự thành thật đó họ đã bộc lộ bằng những cách đơn thuần nhất, hay có thể nói trần trụi nhất, qua những cuộc trò chuyện, bày tỏ về quá khứ, về hiện tại, qua những lá thư, những giận dữ, những đau đớn, những tiếp xúc thể xác…Ta chân thành nhất khi ta thể hiện bằng những gì thuộc bản năng con người của mình nhất.
-
[BDTT8] Rừng Na Uy – Haruki Murakami, viết cho những yêu thương và mất mát
Lời văn nhẹ nhàng như thơ và bối cảnh truyện tràn ngập văn hóa nhạc Jazz những năm 60, với chủ đề quen thuộc tình yêu và sự cô đơn, Rừng Na Uy là khúc hát say đắm, mênh mang và đôi lúc khiến người đọc phải ngộp thở. Nếu bạn đang muốn kiếm tìm một cánh cửa để mở ra thế giới diệu kì của Haruki Murakami, hay đơn giản chỉ muốn một câu chuyện tình nào đó, chân thực nhưng khác lạ, giản dị nhưng lôi cuốn để làm nơi nghỉ chân cho tâm hồn, Rừng Na Uy chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
-
[BDTT8] Rừng Na-uy – Ai trong chúng ta cũng thấy một chút gì đó của riêng mình trong từng nhân vật
Tôi nghĩ, một trong những điều ý nghĩa nhất mà “Rừng Na-uy” mang lại cho tôi, không chỉ là sự đồng cảm, mà là ý thức về sự tồn tại của bản thân, và thay đổi quan niệm thông thường giữa tồn tại-không tồn tại, giữa sống và chết. Có những tâm hồn đã chết nhưng vẫn đang sống, và dù đã chết nhưng vẫn sống mãi. Kizuki mãi mãi là một cậu bé 17, và Naoko mãi mãi sống ở tuổi 20. Con người ta thường sợ hãi, tránh né và xem cái chết là một điều xấu xí, không tốt đẹp, nhưng họ lại không thể ngờ rằng đôi khi những điều đẹp đẽ nhất lại sinh ra từ những mất mát đó, chúng ta học từ cái chết, chứ không phải tránh né nó.
-
[BDTT8] Rừng Na Uy – Haruki Murakami
Tôi ấn tượng nhất với Rừng Na Uy có thể vì nó là cuốn đầu tiên tôi đọc của Murakami, và trong những tác phẩm khác của ông, tất cả điều mới mẻ với tôi, không lường trước được văn phong, nội dung, ông dùng ngòi bút của mình, xoáy sâu vào tần sâu nhất của tâm thức con người, ông ta miêu tả chuẩn xác những vấn đề nội tâm con người gặp phải. Ông ta chi tiết miêu tả nó, rồi thông qua việc đọc nó, người đọc (tôi) tìm ra cách giải quyết cho vấn đề của chính mình.
-
Sách và con người. Kẻ ở người đi
Lại có loại sách làm người ta choáng ngợp từ đầu đến cuối. Mê mẩn. Mải miết không ngừng. Bao nhiêu đam mê dồn hết lại trong vài đêm chỉ để tham lam nghiến ngấu cho bằng sạch sẽ những huyền hoặc, bí ẩn của từng câu chữ. Những lớp lang chồng chất đầy ngập như lũ bão cuốn phăng mọi suy nghĩ khác. Lúc đó, suy nghĩ của tôi không còn quan trọng nữa. Lúc đó phải đắm mình vào cái sợi chỉ đỏ xuyên dọc câu chữ trên từng trang giấy ấy. Những quyển sách mà khi quyết định đọc cần thật nhiều dũng khí bởi tôi biết nó đang hét vào mặt tôi rằng: “Thử ta xem! Những điều ngươi nghĩ chẳng là cái thá gì, chẳng có ý nghĩa quái gì!” Và khi gấp sách lại, mệt nhoài. Hưng phấn nhưng mệt nhoài. Những quyển sách như vậy, chỉ lâu lâu mới có một lần, lâu lâu mới dám đọc một lần…