(1246 chữ, 5 phút đọc) Không ai phải tranh giành nhau giây phút này, không ai phải nhọc công đi săn lùng và đuổi bắt nó. Nó vẫn ở ngay đây, như một bàn tiệc thịnh soạn chờ đợi chúng ta thưởng thức.
-
-
Tại sao phải đuổi bắt thế gian trong khi chúng ta có thể tận hưởng phút giây này?
-
[THĐP Review] Sinh vật huyền bí – Tội ác của Grindelwald – Kỹ xảo hoành tráng nhưng nội dung rối rắm
(1308 chữ, 5.5 phút đọc) Nếu ai chưa từng xem phần thứ nhất và series Harry Potter thì rất khó nắm bắt diễn biến câu chuyện cùng các ý đồ tác giả muốn truyền tải.
-
Làm sao để tạo nên điều lớn lao?
(1157 chữ, 5 phút đọc) Như vậy, để cuộc đời trở nên ý nghĩa thiêng liêng hơn có phải là chúng ta nên hành động với một tâm thế trân trọng lớn lao dù là việc nhỏ nhặt nhất, còn hơn chúng ta làm điều to tát với những nỗi hẹp hòi vị kỷ tham lam?
-
[THĐP Review] Bố già (The Godfather), Mario Puzo – Tượng đài huyền thoại về mafia trong nền văn chương thế giới
Bố già không chỉ là áng văn bất hủ về tội phạm thế giới ngầm, mà còn là tác phẩm xuất sắc về tâm lý học. Tôi chưa từng đọc một cuốn sách nào có sự thao túng tâm trí ở tần suất và chất lượng cao như tác phẩm này.
-
[Quora] Nếu quy luật nhân quả đúng, tại sao nhiều người xấu lại thành công? Tại sao những người tốt lại khổ cực?
Kinh Vệ Đà định nghĩa một người thành công là một người có trình độ tâm linh cao, người đã chiến thắng được giận dữ, ương ngạnh, và tham lam. Người này không mưu cầu quyền lực hay tiền bạc
-
Chúng ta có thật sự cần “sự công nhận xã hội” (social approval)?
Vậy “sự công nhận từ xã hội” thật sự ý nghĩa hay là vô nghĩa? Bạn chắc hẳn nhớ cảm giác bồi hồi khó tả khi được tuyên dương trước một toàn thể, được cha mẹ khen ngợi về thành tích học tập, được họ hàng ca tụng là lễ độ, được xã hội tung hô là có nhiều đóng góp. À, hay như lúc bạn cũng có ô tô như nhà người ta, hoặc đỗ vào đại học có tiếng. Lúc như vậy, có lẽ ta chỉ nghĩ cả đất trời nằm gọn trong tay mình rồi. Tôi nhìn thấy một chiếc Posche. Nó thật đẹp đẽ, sang trọng, đẳng cấp. Nhưng 30 năm nữa, nó chỉ là đồ bỏ. Tôi nhìn thấy chiếc Hypermotard mà hoa cả mắt. Nhưng đến khi con người tìm ra nguồn năng lượng thay thế cho xăng dầu thì siêu xe sẽ cho hết vào bảo tàng, bãi tái chế. Cái oai của ta lúc này, dưới con mắt của chính ta, 30 năm sau, chỉ là sự ngu dốt của một giống mọi tầm thường.
-
Hỡi những ký giả Việt Nam
Bạn có thấy báo chí Việt Nam hiện nay như đống giấy lộn? Tất cả đều không có một chút gì ý nghĩa. Nếu so sánh báo chí Việt Nam là một biển thông tin thì những thứ vô bổ trôi dạt lên, những thứ có ý nghĩa vì nhiều lý do bị chìm xuống.
-
Ludwig von Mises (1881-1973) – Chủ nghĩa tự do truyền thống (phần 3)
Chỉ những nhóm tìm được sự đồng thuận của những người bị trị thì mới có thể thiết lập được chế độ có tuổi thọ lâu dài mà thôi. Kẻ, muốn thấy thế giới được cai trị theo những tư tưởng của hắn, sẽ buộc phải tìm cách chi phối tư tưởng của con người. Về dài hạn, bắt dân chúng tuân phục chế độ mà họ không chấp nhận là việc làm bất khả thi. Kẻ cố tình làm điều đó bằng vũ lực cuối cùng nhất định sẽ bị thất bại và những cuộc đấu tranh do hắn kích động sẽ gây ra nhiều tai hoạ hơn là một chính phủ tồi tệ nhất nhưng được nhân dân ủng hộ có thể làm. Làm trái ý người ta thì làm sao người ta hạnh phúc cho được?
-
Giá trị đích thực của bạn nằm ở đâu?
Giá trị đích thực không đứng yên bất biến mà nó hoàn toàn có thể đi lên hoặc đi xuống như một đồ thị, phụ thuộc vào mong muốn của bạn. Nếu bạn quyết định sống được chăng hay chớ, buông thả mình cho số phận và những thứ phù phiếm dắt mũi thì lập tức bạn sẽ tiến về gần điểm 0, còn nếu bạn luôn hàng ngày hàng giờ phấn đấu cho khát vọng sống tích cực hơn, ý nghĩa hơn thì giá trị của bạn sẽ tỏa sáng mãi thậm chí đến tận lúc chết đi, hoặc lâu hơn nữa. Tuyệt không?
-
Ludwig von Mises (1881-1973) – Chủ nghĩa tự do truyền thống (phần 1)
Một số nước chỉ chấp nhận một phần cương lĩnh tự do, trong khi những nước khác - những nước có vị trí quan trọng không kém - hoặc là từ chối ngay từ đầu hoặc là từ bỏ sau một thời gian. Phải có một chút cường điệu thì người ta mới có thể nói rằng thế giới đã từng trải qua thời đại tự do. Chủ nghĩa tự do chưa bao giờ được hưởng thành quả trọn vẹn.
-
Thị trường và đạo đức (kỳ 8)
Tự do kinh tế mang đến cho người ta nhiều lợi ích, nhưng ít người hiểu được vì sao sự thịnh vượng lại gia tăng một cách bất ngờ đến như thế. Những người sẵn sàng đi theo những triết lý truyền thống, đã bám chặt vào đầu óc của họ, dễ dàng trở thành miếng mồi ngon cho những kẻ rao bán chủ nghĩa tập thể và ép buộc, coi đấy là con đường dẫn tới tương lai tốt đẹp hơn.
-
Thị trường và đạo đức (kỳ 7)
Văn hóa thương trường thường được người ta mô tả như là “khả năng sống sót của những người phù hợp nhất”, trong đó đa số người hoặc là phải làm ra nhiều của cải hoặc là sẽ bị thương trường loại bỏ và trở thành thân tàn ma dại. Những người theo tư tưởng tập thể sẽ thuyết phục chúng ta rằng trên thực tế thị trường rất có hại đối với người nghèo. Nhưng sự thật là, nền kinh tế không bị chính trị nhúng mũi vào là phương tiện hiệu quả nhất trong việc sử dụng các nguồn lực và đáp ứng các nhu cầu của con người.
-
Thị trường và đạo đức (kỳ 1)
Chủ nghĩa tư bản không chỉ là những người đổi bơ lấy trứng trong những khu chợ làng quê, điều này đã và vẫn xảy ra cả ngàn năm rồi. Đấy là giá trị gia tăng nhờ huy động năng lực và tài khéo của con người trên quy mô chưa từng có trong lịch sử nhân loại nhằm tạo ra của cải cho những người bình thường mà ngay cả những ông vua, những hoàng đế giàu có nhất và quyền lực nhất trong quá khứ cũng phải chói mắt và kinh ngạc. Đấy là sự xói mòn hệ thống quyền lực, xói mòn hệ thống cai trị và đặc quyền đặc lợi đã ăn sâu bén rễ từ lâu, và là mở rộng cửa “nghề nghiệp cho tài năng”. Đấy là dùng thuyết phục thay cho bạo lực. Đấy là thay đố kỵ bằng thành tựu. Đấy là những thứ làm cho cuộc đời tôi cũng như cuộc đời bạn trở thành dễ chịu.
-
Bill Anderson – Những phẩm chất tốt đẹp của nền kinh tế tự do
Trí óc con người ta thường lúng túng và lầm lẫn trước vấn đề tự do kinh tế. Trong suốt hai thế kỷ qua phương Tây đã là nơi thể hiện tính ưu việt của tự do kinh tế, nhưng như nhà thần học Michael Novak đã chỉ ra: “Trong lịch sử trí tuệ phương Tây, thóa mạ chủ nghĩa tư bản là một trong số ít đề tài được nhiều người thảo luận nhất”[1]. George Gilder, trong tác phẩm uyên thâm: Wealth and Poverty (Giàu và nghèo), đã buồn bã nhận xét rằng nhiều người có tư tưởng ủng hộ tự do kinh doanh không phải là vì họ đồng ý với những đặc điểm của nó (họ cho rằng đấy là sự suy đồi về mặt đạo đức), mà đơn giản là vì lý do công lợi: Nó tạo ra nhiều của cải hơn là chủ nghĩa tập thể có thể làm[2].
-
[BDTT8] Những Người Khốn Khổ – Victor Hugo
Ông giám mục cũng có lúc đứng trước một ánh sáng khác lạ, đó là khi ông đến thăm nhà cách mạng G- một người cách mạng năm 1793 – bị cả xã hội đó xua đuổi, oán ghét, nhưng ông ta lại khiến cho ông giám mục đáng kính đó vô cùng kính trọng bởi suy nghĩ và hành động của mình. Ông G chết chỉ vì ông muốn chết thôi chứ không phải vì gì khác, ông đã sống một cuộc đời nghèo khó, bị xa lánh, nhưng lại là cuộc đời đầy lý tưởng, có cường quyền ông đập gãy cường quyền, có áp bức ông xoa dịu áp bức, có những lúc ông đầy tiền vàng nhưng ông vẫn ăn cơm chỉ với giá vài xu, ông nói: “Lý tưởng ơi, chỉ có ngươi là bạn của ta.” Ông chết mà biết trước cái chết, một cái chết anh hùng và thầm lặng, ông chết khi đã sống xong cuộc đời đầy lý tưởng, liệu trong chúng ta có bao nhiêu người đang sống mà chưa hề biết sống? Sống như vậy mới thật là đau khổ.
-
Chảy máu chất xám, trách nhiệm thuộc về ai?
Đọc báo đọc sách nhiều tôi nhận thấy một luồng dư luận chung rằng, đa số chúng ta đều trách móc xã hội này. Nhưng chẳng mấy ai chịu hiểu chính chúng ta là những người tạo nên xã hội. Nếu nhà nước không biết nhìn người, trọng người và dùng người thì ta hãy học cách tự dùng mình. Không ai khác chính chúng ta phải tự ý thức để ghánh vác trách nhiệm cũng như vai trò của mình để thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đói nghèo, lạc hậu chứ không phải ai đó, một vị cứu tinh nào đó. Chúng ta có thể tạm thời phải chấp nhận chảy máu chất xám vì nhát dao của thời đại, của thể chế nhưng chúng ta đừng để lãng phí chất xám ngay bên trong bản thân mình vì như thế không những ta có tội với đất nước mà còn có tội với chính bản thân ta.
-
Terence McKenna — Văn hóa không phải là bạn các em [LX Vietsub]
“Tình yêu, cái đẹp, và chân lý — đây chính là những vector của sự trở thành con người. Nó đã luôn là, nó sẽ luôn là.” — Terence McKenna
-
Một số nhầm lẫn của Marx
Marx đã nhận thức nhầm về bản chất con người, đánh giá quá cao những đức tính của giai cấp vô sản. Điều này cũng do vận dụng học thuyết duy vật của ông. Ông cho rằng vật chất có trước và quyết định ý thức, ông phủ định phần tâm linh nơi con người, ông không biết rằng tính tham lam, ích kỷ đã được hình thành từ trong bào thai, là một phần thuộc tiên thiên, hoàn cảnh xã hội chỉ làm tăng thêm hoặc giảm bớt mà thôi. Ông không biết rằng một con người khi còn là vô sản có nhiều đức tính tốt vì hạt giống xấu chưa có điều kiện nẩy mầm, nhưng khi đã trở thàmh người có quyền, mà lại là độc quyền thì các hạt giống tốt sẽ thui chột đi, nhường miếng đất màu mỡ cho các hạt giống tư lợi, độc đoán phát triển.
-
Bát linh hậu: Khoảng cách thế hệ ở Trung Quốc
Phụ nữ đang ở vào một vị thế không rõ ràng trong thị trường hôn nhân. Sự mất cân bằng về giới, gây ra bởi chính sách một con và chọn lọc giới tính trước sinh, gây nên tỷ lệ 120 bé trai trên 100 bé gái ở một số vùng, thì giúp “nâng giá” họ rất nhiều. Nhưng họ đồng thời cũng phải đối mặt với rào cản bị gộp vào nhóm “gái ế” (‘leftover women’) từ độ tuổi 27, một lằn ranh giới vô hình, bất công, nhưng lại đang ngày càng được củng cố mạnh hơn bởi thành kiến của các thế hệ đi trước.
-
John Stuart Mill – Bàn về tự do
Theo Mill, một nhánh quan trọng của tự do dân sự là tự do tư tưởng và tự do thảo luận. Ông đưa ra tiền đề rằng không ai hoàn toàn đúng và mọi ý kiến, tư tưởng đều chỉ đúng một phần. Do đó, những ý kiến và tư tưởng này chỉ có thông qua con đường thảo luận tự do mới có thể đi tới hoàn thiện. Và sự phản bác phải được chào đón, thậm chí còn nồng nhiệt hơn những luận điểm tán thành. Tác giả viết: "Bất cứ ý kiến nào, nếu chứa đựng chút ít chân lý mà ý kiến chúng bỏ qua, cũng đều đáng quý, dù có bị pha trộn với bao nhiêu sai sót lầm lẫn đi chăng nữa" và "Trong tình trạng không hoàn hảo của trí tuệ con người thì sự đa dạng ý kiến là sự phục vụ lợi ích của chân lý."
-
Tư cách trí thức Việt Nam – Phạm Thị Hoài
Vấn đề một là ở chỗ: chưa bao giờ chúng ta không như thế. Từ khi tôi sinh ra đã như vậy. Từ khi cha mẹ, ông bà tôi sinh ra đã như vậy. Từ khi các cụ tôi sinh ra cũng như vậy. Khi các kỵ tôi sinh ra thì thế giới lúc đó chỉ là Trung Hoa và Ấn Ðộ, nhưng bảng xếp hạng thì vẫn thế, không có gì thay đổi. Nước Hy Lạp chẳng hạn là một nước hiện nay đang nghèo nhất cộng đồng Châu Âu, nhưng không phải bao giờ cũng thế. Nước Nga cũng đang vô cùng bê bối, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Chỉ có nước Việt là chưa bao giờ không như thế mà thôi. Tôi thậm chí không dám nghĩ tiếp rằng, khi cháu tôi, hoặc chắt tôi sinh ra, chúng ta vẫn không thoát được cái kiếp đội sổ như vậy. Sở dĩ tôi phải nói hơi dài về vấn đề này, vì nó là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành tính cách và tư cách của người Việt nói chung và người trí thức Việt nói riêng. Ta hãy hình dung, nếu một anh học trò trong suốt cuộc đời đi học của mình không bao giờ không đứng cuối lớp, như một cái dớp không thay đổi, thì đến một lúc nào đó ý chí phấn đấu của anh ta, nếu anh ta có một ý chí, cũng phải tiêu tan.
-
Thế giới này có đủ chỗ cho bạn và tôi?
Thế giới này, cuộc sống này, bản chất được tạo ra ban đầu với tất cả sự đa dạng vốn có của nó. Bạn có để ý thấy rằng chỉ loài hoa không cũng đã có hàng trăm ngàn loài, động vật cũng đa dạng với rất nhiều hình dạng, kích thước, tập quán sinh sống khác nhau. Tất cả mọi sinh vật trên thế giới này đều có vị trí trong cuộc sống, có nhu cầu khác nhau, có sức ảnh hưởng khác nhau nhưng tất cả đều hòa hợp cân bằng trong nhịp sống muôn loài. Chỉ duy nhất có loài người chúng ta, trong một thời gian rất dài đã bị tiêm nhiễm một suy nghĩ rằng cuộc sống này rất thiếu thốn, rằng mọi người đều có cùng mục đích như nhau. Nếu như bạn không giành được điều đó, chắc chắn bạn sẽ đánh mất vào tay của người khác. Chính suy nghĩ này đã khiến cuộc sống của chúng ta bất hạnh với biết bao cuộc chiến lớn nhỏ, tranh giành đất đai, tài nguyên, nguồn lực khác nhau.
-
Con người đáng giá bao nhiêu?
"Thế ông ơi, con người đáng giá bao nhiêu? Và người ta lấy cái gì ra làm thước đo giá trị ạ. Có phải tiền không ông? Tại cháu đọc báo thấy có ông A nào đó được báo chí và các phương tiện truyền thông người ta suốt ngày ca ngợi vì ông ấy rất rất giàu là tỷ phú ông nhé, nhà to như một cung điện này, ăn mặc toàn hàng hiệu, đi lại toàn bằng siêu xe khủng như Lamborghini mấy chục tỷ cơ ông ạ. Đi ăn toàn sơn hào hải vị, nem công chả phượng, cao lương mĩ vị luôn. Cháu thấy họ kinh khủng thật đấy, nó làm cháu liên tưởng đến những ông vua ngày xưa. Nhưng cháu nghĩ vua, chúa ngày xưa chắc không sướng bằng họ đâu ông ạ!"
-
Bắt đầu từ kết thúc
Thế giới mà anh đã lựa chọn là một thế giới với toàn những tay giang hồ, sống bằng luật đời chứ không phải luật pháp. Anh là một con người máu lạnh, vô cùng tàn nhẫn khi phải như vậy. Và có lẽ thế giới của anh chỉ tụ hội với nhau khi có những phi vụ cần hành động, mọi người trong thế giới đó chỉ bắt gặp những bộ mặt lạnh tanh không chút tình người, nên ai ai cũng nghĩ anh là kẻ máu lạnh. Tất cả bọn họ đều đeo cho mình cái mặt nạ để rồi họ coi đó là bộ mặt thật của nhau.