Ai cũng là người và ai cũng tồn tại trên cùng một trái đất quay tròn. Cứ chọn cho mình một quê hương nhưng đừng quên rằng lối đi nào cũng đều dẫn vào một trái tim.
-
-
Có một quê hương để khoe mẽ thì cũng chỉ là một kẻ lang thang
-
Chút tình Bolero
Những bài hát ấy lặng lẽ có chỗ đứng riêng trong tâm hồn mỗi người Việt Nam, nó không cần được “tiến dẫn”, nó bất tử vì nó có cái chung của đời và cái riêng của thơ ca. Yêu những bài hát ấy, chính là ta yêu một cách nói riêng hiền lành và tự nhiên của con người.
-
Kẻ 20 xem kịch 20
Khi "Dạ Cổ Hoài Lang” được dựng lại sau 20 năm ở sân khấu Idécaf thì tôi cũng không hào hứng lắm. Trong suy nghĩ của tôi thì chắc vở này nói về chuyện yêu đương những năm 30-40 thế kỷ trước, đúng như cái tên gọi của nó, chắc là hội đồng-tá điền-kép hát thôi... Nhưng không, bối cảnh câu chuyện diễn ra xuyên suốt ở nơi đất khách, lạnh lẽo, trống trải... nơi mùa đông tuyết che lấp đi mọi nẻo đường. Đó cũng là câu chuyện đầy tình cảm, nam có, nữ có, nhưng tuổi đời, lối sống, suy nghĩ của họ cách xa nhau cả 2 thế hệ.
-
Nhớ những ngày…
Con vẫn đứng tựa cửa mỗi khi nắng tắt chiều đưa Nhưng là cánh cửa ở một khung trời rất khác Nơi không có mùi khói chiều vương hồn man mác Không có mẹ cha, chẳng có hương vị quê nhà…
-
Bàn về việc kiếm tiền và việc làm
Những sở thích, những đam mê của chúng ta cũng như vậy, cũng bị trói buộc bởi việc làm, những chi trả cho cuộc sống. Có một câu nói vui của cô tôi mà tôi nhớ mãi: "Con người không có cái miệng thì sẽ đơn giản biết mấy." Đúng thiệt, ăn dùng miệng, uống cũng dùng miệng, sống cũng nhờ cái miệng mà mấy thứ đó có gì xa xôi ngoài việc ta phải kiếm tiền cái đã. Tiền - nghề - nghiệp cứ vương mắc với nhau, cứ giằng co với nhau. Thiếu tiền thì làm sao sống mà cái anh đam mê cứ "lảm nhảm" trong đầu để lôi kéo cái trí óc đầy những neuron kia. Chọn cái này mất cái kia. Bởi vậy, sống mới khó, chọn được mới khó và làm được lại càng khó hơn!
-
Tuổi trẻ, cứ bay xa…
Cứ đi, cứ khám phá, cứ học hỏi. Tình cảm quê hương nó nằm trong máu rồi, không ai bắt các bạn thể hiện tình yêu quê hương bằng cách phải suốt đời sống chết với quê hương, không rời quê hương nửa bước. Dù đi xa, nhưng trong tâm trí bạn luôn hướng về quê hương, để khi mình thực sự trưởng thành, có cơ hội sẽ trở lại quê hương phục vụ, xây dựng và đóng góp nó theo cách của bạn, đó mới chính là tình yêu quê hương cao cả nhất.
-
Về quê: Cho tôi sống lại chính tôi
Về quê, không gì thích hơn là được gột rửa bụi trần bằng nước giếng mát lạnh. Những giọt nước trong veo vỡ òa vào lòng người. Dòng nước dội thẳng từ trên đầu, qua đôi vai, trườn lên từng thớ thịt, đọng lại thành vũng dưới chân rồi tiếp tục chạy ào ạt về với đất mẹ. Được ngâm mình trong làn nước ấy thì dù trời có nắng gay gắt, gió phơn có thổi phù phù cũng chẳng hề hấn gì. Tắm nước giếng quê mình là một ân huệ cho những đứa con lâu ngày xa quê, nay mới kịp về hội ngộ. Giữa bộn bề những thay đổi của cuộc sống hiện đại: cây đa vắng bóng, sân đình phần nhiều nằm trong ký ức, chỉ còn giếng nước ngọt lành giúp tôi hồi tưởng lại với những nét đẹp làng xưa.
-
Gọi tôi Sài Gòn
Nét quyến rũ của Sài Gòn còn nằm trong chính sự thay đổi của một thành đô năng động. Bồi hồi xúc động xiết bao trong mỗi lần trở về, Sài Gòn đều duyên dáng khoe ra những nếp áo mới, khi là một tòa cao ốc tinh tươm và ngạo nghễ, khi là một đại lộ thênh thang tít tắp, cũng có khi là những ô vỉa hè mướt xanh dọc hai bên đường như chiếc áo được viền tà. Tôi đã yêu cái phong vị xưa cũ, lại càng thêm yêu hơi thở tràn trề sức sống của Sài Gòn mến thương.
-
Mang “dạ” về nhà
Đã rất nhiều lần trong 5 năm xa nhà, tôi đứng trên ban công nhìn về phía chân trời, lắng nghe tiếng xe máy nườm nượp, tiếng hò hét chửi rủa từ miệng của những cô bé, cậu bé mũi còn chưa vắt sạch nhưng vẫn cố gắng biến mình thành người lớn mà nhớ da diết tiếng cha mẹ nơi quê nhà. Phần lớn khi bước chân lên thành phố, là xác định từ đây sẽ xa gia đình mãi mãi. Dù vẫn nhận trợ cấp, cuộc sống cũng tự coi như đã tự lập. Rồi học hành, công việc, tình yêu, sở thích mỗi ngày lại cuốn con người ta đi xa hơn. “Mang ngay cái dạ về đây” dần được thay thế bằng: “Hôm nay có về không con?” “Tuần này có về không con?”… Và những cuộc điện thoại ít dần, ngắn dần, chỉ có nỗi nhớ của cha mẹ ngày một đầy lên, ngày một dài ra…
-
6 điều tuyệt vời khi ở quê
Dù bạn đi công tác xa bốn phương trời, dù bạn mưu sinh bên nước ngoài, dù bạn phải làm công ty ở thành phố. Bạn đều có một nơi không thể quên. Đó là quê hương. Nơi có thể không giúp bạn tạo lên sự nghiệp nhưng nó là nơi chứa đựng nhiều tình cảm nhất mà ta chẳng bao giờ quên. Đó là nơi bố mẹ sinh ra ta. Được ở gần những người ta yêu thương nhất còn gì hơn.
-
Chuyện đi và chuyện về
Nhưng: “Nhân bất vị kỉ, thiên tru địa diệt” (Người không vì mình, trời tru đất diệt) Ai cũng muốn vì chính mình mà gây dựng nên cái gì đó, ai cũng muốn được thỏa mãn những ngông cuồng của tuổi trẻ, vậy nên họ lựa chọn ra đi. Còn chuyện về hay không về lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Vậy nên đừng đứng trên góc độ của mình mà phán xét kẻ khác, cũng đừng đứng trên góc độ của mình mà phê phán kẻ khác. Mỗi người có một hệ quy chiếu riêng của mình, vậy tại sao bạn cứ muốn ép người khác vào hệ quy chiếu của chính mình? Quan trọng là mỗi người, sống tốt cuộc đời của mình và không hổ thẹn hay nuối tiếc là điều tuyệt vời lắm rồi.
-
Họ cũng như tôi, chỉ là người dân bình thường thôi mà
Hơn ai hết, người dân Việt Nam hiểu rõ cái giá phải trả của chiến tranh. Xương máu đổ ra, không những là xác người nằm xuống. Mà còn là cha mẹ già không nơi nương tựa, tóc bạc khóc mái đầu xanh, mỏi mòn năm tháng. Mà còn là cô vợ trẻ hụt hẫng, giấu giọt nước mắt, héo tàn tuổi xuân. Mà còn là đứa con thơ đêm đêm tìm cha qua cái bóng trên tường. Mà còn là những đổ nát hoang tàn không biết đến bao lâu sau đó mới vun gầy lại nổi... Và còn biết bao nhiêu điều không thể kể hết được.
-
Ai cũng có một tình yêu duy nhất
Ngày hôm nay. Vẫn giai điệu của Trịnh. Vẫn Khánh Ly hát. Ngay trên quê hương Việt Nam, ngay trong những ngày biển Đông hừng hực cuộn sóng. Như đã từng. Như khơi gợi và tiếp sức cho một tình yêu duy nhất trong cả cuộc đời con người, đó là tình yêu quê hương. Tôi nói đó là tình yêu duy nhất, vì quê hương là cha mẹ, là tất cả những điều thân thuộc nhỏ bé đang bên cạnh mỗi con người chúng ta, chúng ta vẫn đang chia sẻ với nhau những điều giản dị bằng những tình người vĩ đại.
-
Mơ về ngày thơ
Con chợt mơ... Mơ những ngày thơ bé, Mơ tiếng ầu ơ trong gió thoảng ban chiều, Mơ đòn roi chan chứa nỗi thương yêu, Con mơ hoài, Mơ hoài ... Ngày thơ bé.
-
Tại sao bạn nên về quê để thấy cuộc đời có ý nghĩa vô cùng
Tôi nghĩ nếu ai đang chưa tìm thấy một nghị lực sống, đang bế tắc trước cuộc đời, không tin vào số phận, chán ghét gia đình mình.. có thể ta nên thử về quê, đi xa một chuyến. Ta sẽ ước ao chạy về nhà và ôm lấy khuôn mặt mẹ già mình và xin lỗi biết bao, sau khi chứng kiến cái dáng đi xiêu vẹo, cái mồm móm mém, làn da đồi mồi của một cụ bà nào đó quẩy đôi quang gánh chợ chiều. Ta sẽ quyết tâm về tìm được một việc làm khi thấy cảnh một bà mẹ trẻ làm ruộng nuôi ba đứa con nhỏ thò lò mũi xanh..
-
Krông Pắk Hoài Niệm
Krong Pak cho tôi sự bình yên khi mùa mưa vừa chấm dứt. Những con đường lúc ấy đẹp hơn. Bớt lầy lội. Và, đó cũng là lúc mùa Dã Quỳ nở rộ. Không có gì thú bằng đến Krong Pak vào thời điểm mà Dã Quỳ nở. Đi khắp vùng này chỉ thấy toàn màu xanh của lá cây và màu vàng của hoa Dã Quỳ. Dã Quỳ ở Krong Pak không to như Dã Quỳ ở Đà Lạt, và tình yêu ở Krong Pak cũng không đẹp như ở Đà Lạt. Tôi đã nói với cô bạn mình như vậy.
-
Nói với con khi con mười ba tuổi: Hoa ngọc lan
Và con, con gái yêu của bố mẹ, mẹ muốn con là mùa xuân bất tận, với vẻ đẹp tự nhiên của nó. Con hãy luôn là chính mình! Con hãy tự tạo nên một style của riêng mình con nhé! Muốn vậy, như mẹ vẫn thường nhắc, con chịu khó đọc sách, luôn có ý thức trau dồi kiến thức của mình về nhiều mặt, sách sẽ đem đến cho con nhiều điều kỳ diệu! Rồi một ngày kia, biết đâu đấy con có thể nhận được món quà vô giá khi con 18 tuổi như cô bé con người gác rừng trong truyện Lẵng qủa thông của Pautovxki! Tại sao không nhỉ? Mẹ tin vào điều đó!
-
Hãy cho nhau những dấu cộng trong cuộc đời mỗi người – Phần 6
Phong nhìn Lê kéo tay Vi Hạ ra xe. Ừ, còn bao nhiêu việc phải làm. Nhưng cô vẫn không khỏi thắc mắc, những người bất hạnh này, khi cầm miếng bánh vuông vắn kia, họ có một chút mơ hồ nào hôm nay là ngày Trung Thu không? Rồi cô lại tự cười mình vì những suy tư ngớ ngẩn ấy. Có hề gì. Hạnh phúc đối với họ là giấc ngủ êm với cái bụng no đủ ấm áp. Một cảm giác thỏa mãn mà có lẽ chính họ cũng không hiểu được nghĩa của hai từ thỏa mãn. Người điên không biết nhớ. Và quên. Là một điều hạnh phúc đối với họ. Không phải trong tất cả chúng ta, ai cũng ít nhất một lần muốn được quên đi điều gì đó sao? Nhưng quên như họ-như những người tâm thần này-liệu có ai muốn quên???