(1624 chữ, 6.5 phút đọc) 12 năm cho con em đến trường, thêm mấy năm đại học tốn bao nhiều thời gian, công sức và tiền bạc mà con cái chúng ta trở nên hư hỏng, đần độn, độc ác thì thử hỏi việc đầu tư đó của chúng ta có thật sự là khôn ngoan. Trong khi chúng ta có quyền quan tâm đến nơi con mình học, nội dung được giảng dạy vì chúng ta đã tốn tiền cho trẻ được đến trường.
-
-
Làm thế nào để giáo dục con cái thật tốt?
-
Khi tuổi trẻ bị đánh cắp
Trong khi Alan Phan cho rằng tuổi trẻ của chúng ta già nua thì tôi lại không nghĩ vậy, thậm chí là hoàn toàn ngược lại, tôi cho rằng, tuổi trẻ Việt Nam ta không già, mà là quá trẻ, trẻ tới mức không thể trưởng thành, không muốn trưởng thành và làm mọi cách để từ chối việc trưởng thành. Tuổi trẻ của chúng ta - tất nhiên không phải là tất cả - gần như dành trọn thời gian của mình chỉ để vui chơi, những thú vui phù phiếm, chỉ lo chuyện ăn cho ngon, mặc cho đẹp, mua sắm cho nhiều, thật nhiều đồ chơi càng tốt.
-
Viết về quan niệm của người Việt: Sự tai hại của những đồng tiền khôn và suy nghĩ “trẻ con thì biết cái quái gì?”
Một xã hội trọng đồng tiền, tôn đồng tiền lên trước mọi giá trị cuộc sống là một xã hội tồi tệ. Xã hội tồi tệ bởi những nét văn hóa tồi tệ. Chính chúng ta là người tạo ra nó, thì hãy tìm cách thay đổi nó, hãy bớt than van đi. Chính tay ta dúi cho mấy ông cảnh sát vài trăm ngàn rồi về chửi bới họ làm tiền. Ta trách xã hội trọng đồng tiền nhưng chính ta cũng chẳng hề xem nhẹ nó. Ta đòi tăng lương khi bản thân chẳng làm được gì hơn những việc đã được kí kết thỏa thuận trong hợp đồng.
-
Con là nợ!
Trẻ con phải được giáo dục về tài chính từ nhỏ, tiền bạc chả có gì xấu xa, nếu xấu thì bố mẹ nó và cả xã hội đang còng lưng ra để kiếm cái gì đấy? Cây bút chì là một văn phòng phẩm rất quen thuộc, nhưng đâm vào mắt thì mù đấy. Những việc rất đơn giản như tiêu xài phải ít hơn số kiếm được, tại sao phải mua cái này? Lợi ích của tiết kiệm? Đầu tư? Vay mượn… tất cả những vấn đề này đều phải được rèn luyện và giải thích hằng ngày.
-
Thay đổi nền giáo dục tương lai từ việc thay đổi nhận thức và hiểu biết của chính mình
Càng ngày chúng ta càng tỏ thái độ chán nản đối với chương trình giáo dục hiện hành, chúng ta mong chờ điều gì đó thay đổi, những thay đổi cốt yếu và hiệu quả chứ không phải thay đổi kiểu bắt học sinh mua máy tính bảng, thay đổi đồng phục màu này màu kia, hạ học phí đổi giờ học... Không, cái chúng ta cần, là chất lượng giáo dục, trường học phải là nơi lan truyền kiến thức lẫn sự hiểu biết, trau dồi nền móng tính cách con người và nhất phải là nơi khơi gợi sự tò mò, học hỏi và sáng tạo nơi học sinh. Đó mới là cái chúng ta thực sự cần.
-
Think-Outside-The-Box: Một thế giới không nhà tù, không trường học
Khi nói chủ đề này, ý tôi khi nói xóa bỏ trường học, không có nghĩa đen như kiểu đập tan hết các trường học hiện hành, nhưng ý tôi là đập tan cái cách giáo dục hiện hành, thay vào đó là một môi trường giáo dục hợp lý và màu sắc hơn, tươi vui và thú vị, một nơi khuyến khích người ta tìm hiểu và khám phá, một nơi mà học sinh được chú trọng phát triển năng khiếu và tố chất của bản thân, một nơi mà người ta ham thích chứ không phải chán ngán và cảm thấy mất thời gian vô nghĩa. Một nơi mà chuyện mặc đồng phục y hệt nhau không còn quan trọng và việc phải giữ trật tự tuyệt đối không còn ý nghĩa. Đó là nơi mọi người thoải mái trao đổi với nhau những vấn đề trong cuộc sống. Nơi mà các giáo viên không áp đặt, mà chỉ đơn giản là hướng dẫn và định hướng mà thôi.
-
Những lẽ nghịch đời: Đến lúc phụ huynh cũng nên được… định hướng lại
Buồn thay cái quan niệm, không có tấm bằng chẳng có tương lai. Một nền giáo dục đào tạo ra những người vô dụng thì nó có vô dụng không? Tất nhiên tôi hoàn toàn không phản đối việc học, giáo dục là cần thiết, nhưng dạy cái gì, nội dung gì mới là quan trọng. Kiến thức là quan trọng nhưng thực hành còn quan trọng gấp bội phần nữa mà sao chúng ta chẳng chịu nhận ra mà thay đổi? Buồn làm sao, chúng ta đang được ở trong một nền giáo dục mà ngoài lý thuyết ra, còn có lý thuyết, và... lý thuyết nữa. Chỉ toàn là lý thuyết.
-
Học được gì từ những vị phụ huynh của The Heirs?
Những người nhiều tiền và có tài sản để lại cho con thừa kế như vậy có lẽ còn xa lạ với nhiều người trong chúng ta. Nhưng nếu nhìn họ ở một góc độ khác – góc độ của những người làm cha làm mẹ thì thực ra lại gần gũi vô cùng. Ở đâu đó trong thế giới này, sẽ có những nhân vật sống, những ông bố bà mẹ dạy con kiểu như vậy, yêu con kiểu như vậy. Xem đi để rồi biết nên dạy con mình ra sao, ngay cả khi mình không phải là người nhiều tiền!