search chat play-circle-outline angle-down angle-right angle-left icon-menu
Skip to content

Triết Học Đường Phố 2.0

Tri thức — Trí tuệ — Giác ngộ

  • 📚 Thông báo ra mắt 2 quyển sách: “Bạn sẽ sống mấy lần?” và “Bạn không chỉ sống một lần”
  • 🔵 PRANA Token
  • 🐟 THĐP Deep Club
  • 📻 THĐP RADIO
  • 📺 THĐP Youtube
  • 📕 [PDF Ebook] Cẩm Nang Nofap (version 2)
  • 📖 Tạp chí Aloha – THĐP 2.0 Magazine
  • THĐP translations
    • Videos
    • Terence Mckenna
    • Cryptocurrency
    • Zen Pencils
  • Reviews
    • Tủ Sách THĐP
  • Tôn Giáo – Tâm Linh
    • God
  • Sáng tác
  • Quan điểm
  • Sưu tầm
  • Tham gia viết bài
  • Donate – Ủng hộ
  • About us – Về chúng tôi (2020)
  • Contest
  • Đăng nhập
  • Nhắn tin
Search
  • Tag: pháp

  • Môn văn có cần cho tất cả chúng ta không?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/07/201504/06/2018

    Không cần những bài học khô cứng về văn hóa, nghệ thuật thay vào đó là những hình ảnh, hiện vật nghệ thuật sống động. Khi được tắm mình trong không gian nghệ thuật như thế ngay từ nhỏ thì trẻ em cũng có thể cảm thụ được nghệ thuật là điều dễ hiểu.

    Quan điểm
    18 18 comments on “Môn văn có cần cho tất cả chúng ta không?”
  • Lảm nhảm về Magna Carta

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/19/2015

    'Không một công dân tự do nào bị bắt, bị giam giữ nếu không có tòa án do chính các công dân khác lập ra để xét xử và kết tội. Đây là tiền đề cho chế độ bồi thẩm đoàn hay hội thẩm nhân dân về sau.''

    Bài Dịch
    2 2 comments on “Lảm nhảm về Magna Carta”
  • Ai giải phóng ai? Những đóng góp của Đế chế Pháp, Mỹ Ngụy và Đảng Cộng Sản cho Việt Nam

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/08/2015

    Nhưng trong bài viết này, với tư cách là một người đang được thừa hưởng sự hòa bình, tôi xin nêu ra những gì mà Đế Chế Pháp đã đóng góp cho Việt Nam. Theo phân tích của tôi, Đế Chế Pháp đã khai sáng đất nước Việt Nam từ 4000 năm đen tối trong 1 thế kỷ mà họ đã cai trị ở đây. Dĩ nhiên, chế độ nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực, nhưng nếu chúng ta chỉ coi Pháp là một đế chế xâm lược mà phủ nhận những gì họ đã đóng góp cho Việt Nam, đó là một sự thiếu hiểu biết và ngạo mạn. Sau đây là 32 điều và thứ mà Đế Chế Pháp đã đóng góp cho Việt Nam và sẽ bắt đầu với thứ quan trọng nhất.

    Quan điểm
    178 178 comments on “Ai giải phóng ai? Những đóng góp của Đế chế Pháp, Mỹ Ngụy và Đảng Cộng Sản cho Việt Nam”
  • Sống chậm và tập trung – Đó là hạnh phúc

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/03/201404/07/2018

    Cuộc sống sẽ thú vị hơn khi ta như một cỗ máy, chỉ biết thức dậy vội vã đến văn phòng vào buổi sáng, trở về nhà trong trạng thái mệt lữ, say xỉn vào lúc khuya hay khi ta luôn biết chuyển động chậm lại, dành thời gian quan sát, hiểu rõ mọi thứ đang diễn ra quanh mình, cân bằng công việc và thư giãn.

    Quan điểm
    8 8 comments on “Sống chậm và tập trung – Đó là hạnh phúc”
  • Thị trường và đạo đức (kỳ 1)

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/29/201404/07/2018

    Chủ nghĩa tư bản không chỉ là những người đổi bơ lấy trứng trong những khu chợ làng quê, điều này đã và vẫn xảy ra cả ngàn năm rồi. Đấy là giá trị gia tăng nhờ huy động năng lực và tài khéo của con người trên quy mô chưa từng có trong lịch sử nhân loại nhằm tạo ra của cải cho những người bình thường mà ngay cả những ông vua, những hoàng đế giàu có nhất và quyền lực nhất trong quá khứ cũng phải chói mắt và kinh ngạc. Đấy là sự xói mòn hệ thống quyền lực, xói mòn hệ thống cai trị và đặc quyền đặc lợi đã ăn sâu bén rễ từ lâu, và là mở rộng cửa “nghề nghiệp cho tài năng”. Đấy là dùng thuyết phục thay cho bạo lực. Đấy là thay đố kỵ bằng thành tựu. Đấy là những thứ làm cho cuộc đời tôi cũng như cuộc đời bạn trở thành dễ chịu.

    Quan điểm, Sưu tầm
    20 20 comments on “Thị trường và đạo đức (kỳ 1)”
  • [BDTT8] Không Gia Đình – Hector Malot, nơi chắp cánh cho những ước mơ bị lãng quên…

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/27/201404/10/2018

    Tác giả quả thật đã rất tài tình khi vẽ nên những hình ảnh vô cùng sắc nét về thế giới quan, làm cho người đọc phải khắc khoải theo từng nỗi đau của nhân vật, hí hửng reo vang khi bắt gặp chân lý của sự sống. Rồi có lúc lại thỏa mãn vui mừng khi cái thiện lên ngôi. Ngay cả những con vật cũng được tác giả thổi hồn cho hiện lên một cách rõ nét, chân thực và sống động nhất. Tất cả làm cho ta cứ muốn đọc nữa, đọc mãi như “uống” từng câu chữ và tự biến mình thành một đơn vị, một tế bào giúp hình thành nên sự hấp dẫn của câu chuyện. Mà càng “uống” thì càng say, đê mê trong mớ cảm xúc hỗn độn.

    Contest, Review
    4 4 comments on “[BDTT8] Không Gia Đình – Hector Malot, nơi chắp cánh cho những ước mơ bị lãng quên…”
  • Triết học đáng nhớ

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/20/201404/07/2018

    Có những sự kiện chỉ có những nhân chứng sống thời đó kể ra mới biết chứ trong sách Sử hồi học phổ thông cũng chã đề cập tới, mà có đề cập thì chỉ nghe được cụm từ ‘họp tác xã’, rồi vậy xong. Chỉ hiểu là làm ra thu lại chia đồng đều, tới bây giờ tôi cũng đâu có ngờ “tụi nó” tịch thu là cho con ông cháu cha nó ăn chứ có chia cho dân đều đâu. Nếu mấy ổng mà không kể chắc đó giờ tôi chỉ hiểu vọn vẹn là tài sản bị tịch thu rồi chia đều cho dân hết.

    Quan điểm
    4 4 comments on “Triết học đáng nhớ”
  • [BDTT8] Những Người Khốn Khổ – Victor Hugo

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/17/201404/10/2018

    Ông giám mục cũng có lúc đứng trước một ánh sáng khác lạ, đó là khi ông đến thăm nhà cách mạng G- một người cách mạng năm 1793 – bị cả xã hội đó xua đuổi, oán ghét, nhưng ông ta lại khiến cho ông giám mục đáng kính đó vô cùng kính trọng bởi suy nghĩ và hành động của mình. Ông G chết chỉ vì ông muốn chết thôi chứ không phải vì gì khác, ông đã sống một cuộc đời nghèo khó, bị xa lánh, nhưng lại là cuộc đời đầy lý tưởng, có cường quyền ông đập gãy cường quyền, có áp bức ông xoa dịu áp bức, có những lúc ông đầy tiền vàng nhưng ông vẫn ăn cơm chỉ với giá vài xu, ông nói: “Lý tưởng ơi, chỉ có ngươi là bạn của ta.” Ông chết mà biết trước cái chết, một cái chết anh hùng và thầm lặng, ông chết khi đã sống xong cuộc đời đầy lý tưởng, liệu trong chúng ta có bao nhiêu người đang sống mà chưa hề biết sống? Sống như vậy mới thật là đau khổ.

    Contest, Review
    0 0 comments on “[BDTT8] Những Người Khốn Khổ – Victor Hugo”
  • Thế giới dạy dỗ con em họ như thế nào?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/12/201404/07/2018

    Tại mỗi gia đình người Do Thái, phụ huynh luôn chú trọng việc dạy con làm việc nhà. Từ lúc 2 tuổi, các em đã phải bắt đầu học để tự làm mọi việc như tự xúc cơm ăn. Ở trường học thường xuyên tổ chức các chuyến thăm quan 1 ngày tới nơi làm việc của cha mẹ. Nhiều em đã chảy nước mắt vì chứng kiến cha mẹ là thợ dệt phải làm việc quần quật cả ngày bên máy khâu. Trẻ em Do Thái đều phải giúp bố mẹ làm việc nhà, kể cả những gia đình giàu có nhất. Sự nuông chiều vốn không phải là triết lý của người Do Thái, mà tình yêu của người mẹ dành cho con nằm ở khả năng tự lập và trưởng thành của người con sau này.

    Quan điểm
    34 34 comments on “Thế giới dạy dỗ con em họ như thế nào?”
  • Sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/08/2014

    Như thế, giữa người Việt với người Việt cũng bị chia cách bởi những con sông vô hình. Chắc chắn cũng còn khá lâu mới bắc được cầu qua những con sông ấy.

    Quan điểm
    4 4 comments on “Sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân”
  • Những cái kết trong truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/08/201404/07/2018

    Cùng với Vũ Trọng Phụng còn có Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nam Cao... đã để lại nhiều dấu ấn trên văn đàn Việt Nam thời kỳ đó. Vậy nên thách thức "khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có" đối với Vũ Trọng Phụng là rất khó khăn. Ông đã viết qua nhiều thể loại như phóng sự, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch... Tuy truyện ngắn không phải thể loại thành công nhất của ông nhưng cũng đã đánh dấu những chặng đường phát triển của Vũ Trọng Phụng. Và hơn thế nữa, người đọc bắt gặp ở truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng những manh nha cho tư tưởng tiểu thuyết sau này.

    Quan điểm
    10 10 comments on “Những cái kết trong truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng”
  • Viết cho triệu người buồn

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/10/201404/07/2018

    Sau chiến tranh, lịch sử chúng ta viết rằng ngày tháng năm, dân tộc chúng ta đoàn kết đánh thắng giặt xâm lược, thống nhất đất nước. Với các trận như Điện Biên Phủ, chúng ta bắn rơi bao nhiêu máy bay địch, bắt sống được bao nhiêu tù bình, địch hy sinh bao nhiêu. Các con số hùng hồn ấy tự hào nói lên rằng người Việt nhỏ bé nhưng sức mạnh nội tại vô cùng lớn và đã truyền cảm hứng cho rất nhiều dân tộc khác trên thế giới. Nhưng đó chỉ là con số của địch, còn dân tộc ta nằm xuống bao nhiêu để có được cái gọi là hòa bình ngày hôm nay. Con số được nói nôm na là rất nhiều.

    Quan điểm
    16 16 comments on “Viết cho triệu người buồn”
  • Tư cách trí thức Việt Nam – Phạm Thị Hoài

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/30/201404/07/2018

    Vấn đề một là ở chỗ: chưa bao giờ chúng ta không như thế. Từ khi tôi sinh ra đã như vậy. Từ khi cha mẹ, ông bà tôi sinh ra đã như vậy. Từ khi các cụ tôi sinh ra cũng như vậy. Khi các kỵ tôi sinh ra thì thế giới lúc đó chỉ là Trung Hoa và Ấn Ðộ, nhưng bảng xếp hạng thì vẫn thế, không có gì thay đổi. Nước Hy Lạp chẳng hạn là một nước hiện nay đang nghèo nhất cộng đồng Châu Âu, nhưng không phải bao giờ cũng thế. Nước Nga cũng đang vô cùng bê bối, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Chỉ có nước Việt là chưa bao giờ không như thế mà thôi. Tôi thậm chí không dám nghĩ tiếp rằng, khi cháu tôi, hoặc chắt tôi sinh ra, chúng ta vẫn không thoát được cái kiếp đội sổ như vậy. Sở dĩ tôi phải nói hơi dài về vấn đề này, vì nó là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành tính cách và tư cách của người Việt nói chung và người trí thức Việt nói riêng. Ta hãy hình dung, nếu một anh học trò trong suốt cuộc đời đi học của mình không bao giờ không đứng cuối lớp, như một cái dớp không thay đổi, thì đến một lúc nào đó ý chí phấn đấu của anh ta, nếu anh ta có một ý chí, cũng phải tiêu tan.

    Sưu tầm
    9 9 comments on “Tư cách trí thức Việt Nam – Phạm Thị Hoài”
  • Nền văn hóa của tự do

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/15/201404/07/2018

    Đúng là hiện đại hóa làm cho nhiều lối sống truyền thống không thể tồn tại được. Nhưng đồng thời nó lại mở ra cơ hội và làm cho cả xã hội tiến những bước quan trọng về phía trước. Đấy là lý do vì sao khi có cơ hội tự do lựa chọn quần chúng lại ủng hộ hiện đại hóa mà không hề có chút lưỡng lự nào, đôi khi họ còn phản đối điều mà các nhà lãnh đạo hay những người nệ cổ ủng hộ.

    Quan điểm
    2 2 comments on “Nền văn hóa của tự do”
  • Tình yêu ở đâu giữa cuộc đời này?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/16/201404/07/2018

    Câu chuyện của cô và Kai, câu chuyện của mẹ và ông Paul, chuyện nào là chính, chuyện nào là phụ? Nào ai biết. Bởi nhân vật của Thuận bao giờ cũng gói ghém những khao khát thầm kín quá kỹ, chỉ chờ một cơ hội để được vỡ òa ra. Cái người ta ít nói đến, đôi khi là điều mà người ta muốn lảng tránh, không muốn chạm đến vào nỗi đau, chứ không phải là không quan trọng.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Tình yêu ở đâu giữa cuộc đời này?”