• Tag: pháp luật

  • Quyền im lặng – Nghĩa vụ phản kháng

    on

    “Nghĩa vụ phản kháng” còn được đề cập và nhấn mạnh rất nhiều lần bởi các nhà hoạt động như anh hùng dân tộc Ấn Độ Mahatma Gandhi hay mục sư Martin Luther King Jr., chứng minh tầm quan trọng của tiếng nói của mỗi con người trong một quần thể xã hội. Việc tự ý thức được việc lên tiếng của mình đồng nghĩa với tác động lay chuyển những bất công cũng như sai trái mà có lẽ bất kỳ thể chế, cộng đồng nào cũng có thể gặp phải trong tiến trình phát triển là một đánh dấu quan trọng để tiến lên.

    Quan điểm
  • 5 Tín Điều của Tự Do

    on

    1. Bản chất tự nhiên của Quyền Tôi tin tưởng rằng chỉ duy nhất cá nhân có quyền chứ không phải tập thể; rằng những quyền này là thuộc về thực chất bên trong của mỗi cá nhân chứ không phải được ban phát bởi nhà nước; Vì rằng nếu nhà nước có sức mạnh để ban cho họ thì cũng có sức mạnh để từ chối họ, và như vậy là không thích hợp với Tự do Cá nhân. Tôi tin tưởng rằng một nhà nước công bằng có được quyền lực của nó duy nhất chỉ xuất phát từ những công dân của nó. Vì thế nhà nước phải không bao giờ tự cho phép mình làm bất cứ thứ gì vượt quá giới hạn mà từng công dân của nó có quyền làm. Nếu không như thế thì nhà nước sẽ là quyền lực của quyền lực và trở thành ông chủ thay vì trở thành người phục vụ của xã hội.

    Quan điểm
  • [BDTT8] Những Người Khốn Khổ – Victor Hugo

    on

    Ông giám mục cũng có lúc đứng trước một ánh sáng khác lạ, đó là khi ông đến thăm nhà cách mạng G- một người cách mạng năm 1793 – bị cả xã hội đó xua đuổi, oán ghét, nhưng ông ta lại khiến cho ông giám mục đáng kính đó vô cùng kính trọng bởi suy nghĩ và hành động của mình. Ông G chết chỉ vì ông muốn chết thôi chứ không phải vì gì khác, ông đã sống một cuộc đời nghèo khó, bị xa lánh, nhưng lại là cuộc đời đầy lý tưởng, có cường quyền ông đập gãy cường quyền, có áp bức ông xoa dịu áp bức, có những lúc ông đầy tiền vàng nhưng ông vẫn ăn cơm chỉ với giá vài xu, ông nói: “Lý tưởng ơi, chỉ có ngươi là bạn của ta.” Ông chết mà biết trước cái chết, một cái chết anh hùng và thầm lặng, ông chết khi đã sống xong cuộc đời đầy lý tưởng, liệu trong chúng ta có bao nhiêu người đang sống mà chưa hề biết sống? Sống như vậy mới thật là đau khổ.

    Contest, Review
  • Bàn Về Cải Cách – Phần 2

    on

    Nếu bộ phận Giáo dục này không thể kéo dài cuộc sống của con người, để chúng ta trước hai lăm tuổi có thể sống một cuộc sống đích thực, vậy nó có làm chúng ta cống hiến cho đất nước được hay không? Nếu bộ phận Giáo dục này mà không giúp các cá nhân hoàn thiện tư tưởng, tâm hồn, kĩ năng,… để sống có ích, để góp công sức cho cộng đồng phát triển thì nó có xứng là nấc thang cuối cùng của nền Giáo dục? Hay chỉ là một đám dây leo ăn bám? Một hệ thống thúc đẩy sự phát triển của thế hệ các “zombie”? Thế hệ mà Benjamin Franklin nhắc tới: “Đa số mọi người đã chết ở tuổi 25 nhưng tới tận 75 tuổi họ mới được chôn”. THẬT XẤU HỔ!!!?

    Quan điểm
  • Bàn Về Cải Cách – Phần 1

    on

    Nguyên nhân kìm hãm? Đâu là nguyên nhân kìm hãm? Đó là câu hỏi không còn xa lạ với chúng ta, đã có nhiều lần trên khắp các diễn đàn, trang báo,… chủ đề này được lôi ra mổ xẻ bằng nhiều hình thức khác nhau. Những câu chuyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, luật pháp,… đã cho thấy khoảng cách khá xa giữa chúng ta và thế giới. “Vậy một đất nước muốn phát triển thì cần đựa vào những nền tảng nào?”. Quân sự, khoa học, kinh tế, giáo dục,…? Nếu kể hết tất cả ra thì e rằng sẽ chẳng bao giờ tìm đủ các biện pháp để tháo gỡ, và như vậy tức là vô ích. Theo cá nhân tôi, tôi mạnh dạn nêu lên những quan điểm của mình xung quanh câu hỏi này: Pháp luật - Giáo dục - Y tế. Đó chính là những lĩnh vực mà tôi nghĩ cần phải bắt đầu ngay từ bây giờ. Tất nhiên cũng có thể tôi sai, bạn nghĩ khác tôi và bạn đúng,nhưng ít nhất ta hãy quan tâm tới nhau một chút để xem xem, điểm chung giữa suy nghĩ chúng ta là gì, biết đâu đó lại là chìa khóa của vấn đề.

    Quan điểm
  • Không có bản Tuyên ngôn độc lập nào có thể mang lại sự tự do khi bản thân thần dân không ý thức được sự tự do

    on

    Nhưng ở một nơi mà quyền lực chính trị lớn hơn quyền lực luật pháp, nỗi sợ hãi ấy là có lý. Nỗi sợ hãi đẻ ra một thứ quái thai là sự cam phận. Sự cam phận mù quáng cũng như con ngựa bị bịt hai bên mắt, chỉ được nhìn về một hướng, chẳng được ngó sang hai bên.

    Quan điểm