search chat play-circle-outline angle-down angle-right angle-left icon-menu
Skip to content

Triết Học Đường Phố 2.0

Tri thức — Trí tuệ — Giác ngộ

  • 📚 Thông báo ra mắt 2 quyển sách: “Bạn sẽ sống mấy lần?” và “Bạn không chỉ sống một lần”
  • 🔵 PRANA Token
  • 🐟 THĐP Deep Club
  • 📻 THĐP RADIO
  • 📺 THĐP Youtube
  • 📕 [PDF Ebook] Cẩm Nang Nofap (version 2)
  • 📖 Tạp chí Aloha – THĐP 2.0 Magazine
  • THĐP translations
    • Videos
    • Terence Mckenna
    • Cryptocurrency
    • Zen Pencils
  • Reviews
    • Tủ Sách THĐP
  • Tôn Giáo – Tâm Linh
    • God
  • Sáng tác
  • Quan điểm
  • Sưu tầm
  • Tham gia viết bài
  • Donate – Ủng hộ
  • About us – Về chúng tôi (2020)
  • Contest
  • Đăng nhập
  • Nhắn tin
Search
  • Tag: Osho

  • [THĐP Translation™] Thiền định là cầu nối giữa Yoga và bất nhị

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/22/202207/02/2022

    (828 chữ, 3.5 phút đọc) “Nhưng bạn đang ngủ say, bạn không biết mình là ai. Bạn không cần phải trở thành một vị Phật, mà chỉ cần bạn nhận ra điều đó, rằng bạn cần trở về với cội nguồn của chính mình, rằng bạn cần phải nhìn vào bên trong bản thân mình.”

    Bài Dịch
    0 0 comments on “[THĐP Translation™] Thiền định là cầu nối giữa Yoga và bất nhị”
  • [Bài dịch] Làm thế nào để tránh được đại dịch?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/10/202109/11/2021

    (463 chữ, 2 phút đọc) Con người dễ chết vì nỗi sợ hơn là vì đại dịch. KHÔNG có loại vi-rút nào trên thế giới nguy hiểm bằng NỖI SỢ.

    Bài Dịch
    0 0 comments on “[Bài dịch] Làm thế nào để tránh được đại dịch?”
  • “Cỏ dại là gì? Là một loài cây mà đức hạnh của nó vẫn còn chưa được khám phá.”

    Posted by Lê Duyên on 06/28/2021

    (1238 chữ, 5 phút đọc) Chúng hiện diện ở những nơi cần sự hiện diện của chúng. Vấn đề ở đây không phải là loài người chúng ta cần chúng mà là Đất cần đến chúng. Một Khi Đất tốt, con người cũng từ đó mà sống tốt theo.

    Quan điểm
    0 0 comments on ““Cỏ dại là gì? Là một loài cây mà đức hạnh của nó vẫn còn chưa được khám phá.””
  • [THĐP Translation™] 11 bài học về hạnh phúc từ các Đạo sư

    Posted by Prana on 05/07/202105/26/2021

    (800 chữ, 3 phút đọc) 4. “Đừng nhìn ra bên ngoài để tìm kiếm khoái cảm hay sự thỏa mãn, hay sự phê chuẩn, ổn định, hay tình yêu – bạn có một kho báu bên trong lớn hơn vô hạn lần so với bất cứ thứ gì mà thế giới có thể cung cấp.” ~ Eckhart Tolle

    Bài Dịch
    0 0 comments on “[THĐP Translation™] 11 bài học về hạnh phúc từ các Đạo sư”
  • [THĐP Translation™] 11 câu trích dẫn liên quan đến tiếng cười và tâm linh

    Posted by Prana on 04/16/202105/26/2021

    (700 chữ, 3 phút đọc) “Không có bí ẩn nào lớn hơn điều này: Bản thân là Thực tại, chúng ta lại đi kiếm tìm Thực tại. Chúng ta nghĩ rằng có điều gì đó che giấu Thực tại và rằng nó phải bị phá hủy trước khi chúng ta tìm thấy được sự thật. Điều này rõ ràng là nực cười. Một ngày mới sẽ ló dạng khi bạn cười vào những nỗ lực trong quá khứ của mình. Những gì bạn nhận ra vào ngày bạn cười cũng đang ở ngay đây và ngay bây giờ.” ~ Ramana Maharshi

    Bài Dịch
    0 0 comments on “[THĐP Translation™] 11 câu trích dẫn liên quan đến tiếng cười và tâm linh”
  • Về nỗi sợ chết — Sâu thẳm của sự thấu ngộ là một cái tôi hành động trong ý thức

    Posted by Lê Duyên on 12/06/2020

    (1264 chữ, 5 phút đọc) Dù chúng ta là ai, đến từ đâu, ngôn ngữ, màu da và chủng tộc khác nhau như thế nào, chúng ta đều có chung một nỗi sợ - sợ cái ta chưa biết.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Về nỗi sợ chết — Sâu thẳm của sự thấu ngộ là một cái tôi hành động trong ý thức”
  • Mặt trái do con người, tình dục không có tội

    Posted by Vũ Thanh Hòa on 04/20/201904/28/2019

    (1672 chữ, 7 phút đọc) Trong tôi đã xuất hiện sự hồ nghi rằng, việc cố tình kìm hãm hoặc làm sai lệch góc nhìn về tình dục của văn hóa, xã hội là một cách để các thể chế ngăn cản sự thức tỉnh của con người về thực tại.

    Quan điểm
    1 One comment on “Mặt trái do con người, tình dục không có tội”
  • Họ sợ những người nổi loạn

    Posted by Vũ Thanh Hòa on 04/13/201904/14/2019

    (1194 chữ, 4.5 phút đọc) Kẻ nổi loạn làm dấy lên những nỗi sợ hãi khủng khiếp nhất trong tâm hồn người khác: sợ đứng một mình, sợ bị tổn thương, sợ sai và sợ chết.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Họ sợ những người nổi loạn”
  • [THĐP Review] Deadpool 2 – Khi nhây-lầy-bựa trở thành đặc sản

    Posted by Vũ Thanh Hòa on 05/17/201808/06/2018

    Anh ta có một món đặc sản của riêng mình - sự nhây, lầy và bựa. Điều này tạo nên nét cá tính không thể lẫn đi đâu được của gã anh hùng quái đản Deadpool. Anh ta nói nhiều, chửi tục vô biên, không chỉ chơi xàm mà còn chơi bẩn. Và hơn cả, anh ta coi toàn bộ thế giới như một trò đùa. Gã anh hùng này phải tên là Deadtroll mới đúng.

    Review
    0 0 comments on “[THĐP Review] Deadpool 2 – Khi nhây-lầy-bựa trở thành đặc sản”
  • Đừng bám víu vào một niềm tin một cách mù quáng

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/04/201504/07/2018

    Mọi chuyện đều có thể thay đổi, nhất là quan niệm và niềm tin. Những lễ hội lớn được mong chờ xưa kia giờ trở thành những lễ hội man rợ bị tẩy chay. Những thứ được cho là văn hóa, là đẹp đẽ cũng đều bị thay đổi, phế truất và biến mất. Quan niệm cứ thay mới mỗi ngày, niềm tin cũng bị đổi khác mỗi ngày. Thế nên những gì giờ bạn cho là đúng mai sau có lẽ sẽ không còn đúng nữa. Những gì bạn cho là sai, cũng không hẳn là sai. Một quan niệm tự bản chất không hoàn toàn đúng cũng không hoàn toàn sai, đó hoàn toàn chỉ là một quan niệm.

    Quan điểm
    30 30 comments on “Đừng bám víu vào một niềm tin một cách mù quáng”
  • Không nước không trăng

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/30/201404/06/2018

    Ni Cô Chiyono đã tu học nhiều năm, nhưng vẫn chưa đạt được gì cả. Một đêm, cô quãy đôi thùng xuống suối múc nước. Khi cô gánh nước trở về tu viện, cô vừa đi vừa ngắm ánh trăng soi rọi xuống mặt nước trong thùng. Bất thình lình, đòn gánh gãy đôi, giây thùng đứt và thùng nước rơi xuống. Nước đổ ào ra, bóng trăng tan biến - không còn - và Chiyono hoát nhiên giác ngộ. Cô đã viết bài thơ: "Bằng cách này hay cách khác, tôi đã kềm giữ đôi thùng nước, Mong rằng chiếc đòn gánh dòn yếu kia sẽ không gãy Bất chợt, giây đứt thùng văng, Không còn nước trong thùng, không còn trăng trong nước, Tay tôi rỗng không, chẳng có vật gì, Tâm tôi rỗng không, chẳng có vật gì."

    Quan điểm
    21 21 comments on “Không nước không trăng”
  • Tại sao phải tìm để hiểu chính mình

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/18/201404/07/2018

    Tôi có nghe một câu nói đại loại như thế này trong một bộ phim: "Nếu xã hội là một cỗ máy, thì mỗi người đều là một linh kiện trong chính cỗ máy đó.” Vậy tại sao chúng ta không tìm hiểu mình là linh kiện gì trong cỗ máy đó và bằng cách nào? Chỉ có một thứ duy nhất là “sự vận động” để bạn tìm hiểu mình là ai, hay nói ví von hơn đó là “phải tìm để tìm hiểu chính mình”.

    Quan điểm
    12 12 comments on “Tại sao phải tìm để hiểu chính mình”
  • Osho – “Giáo viên, Xã hội & Cách mạng” phần 4

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/21/201404/07/2018

    Nếu giáo viên có tính nổi dậy, và nếu cái nhìn cuộc sống của ông ta thận trọng và khôn ngoan, ông ta có ích cho xã hội. Ông ta có thể giúp ích trong việc tạo ra các xã hội ngày càng tốt đẹp hơn trong tương lai. Nếu ông ta không vậy, ông ta sẽ chỉ trút đầy tâm trí của trẻ em mới bằng rác rưởi cũ. Ông ấy đã làm điều này trong thời gian lâu. Phải có cách mạng, cách mạng lớn, ở đó các cấu trúc giáo dục cũ bị phá huỷ và cấu trúc mới với những giá trị mới được tạo ra. Trong cấu trúc mới đó không có giá trị trong thành công và trong tham vọng, và việc đứng đầu hay đứng cuối không phải là vấn đề của kính trọng hay sỉ nhục. Phải không có so sánh người này với người khác. Nên có tình yêu và nỗ lực để phát triển trẻ em qua tình yêu. Có thể phát triển một thế giới mới và diệu kỳ tràn đầy hương thơm tuyệt đối.

    Sưu tầm
    2 2 comments on “Osho – “Giáo viên, Xã hội & Cách mạng” phần 4”
  • [BDTT8] Bảy Quy Luật Tinh Thần Của Thành Công – Deepak Chopra

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/19/201404/10/2018

    Thực chất thì chúng ta không hề có cái tên nào cả, chỉ là xã hội đã đánh số cho chúng ta, để phân biệt cho dễ quản lý mà thôi. Cái tên của bạn chẳng nói lên được điều gì ở bạn cả, cũng chẳng thể dùng nó để trả lời cho câu hỏi: “Bạn là ai?” Câu đầu tiên mà cuốn sách này gửi tới tôi là: “Bạn chính là khát vọng thôi thúc sâu kín bên trong bạn.” Đây cũng chính là thông điệp mà cuốn sách này muốn gửi tới bạn, và nó sẽ chỉ cho bạn cách để bạn tìm thấy khát vọng đó.

    Contest, Review
    29 29 comments on “[BDTT8] Bảy Quy Luật Tinh Thần Của Thành Công – Deepak Chopra”
  • Osho – “Giáo viên, Xã hội & Cách mạng” phần 3

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/14/201404/07/2018

    Đá nhỏ thì nhỏ, và đá lớn thì lớn. Có thực vật nhỏ và thực vật lớn. Nhành cỏ là nhành cỏ và hoa hồng là hoa hồng: Khi có liên quan tới tự nhiên không có chuyện không hài lòng với nhành cỏ và hài lòng với hoa hồng. Tự nhiên đem cuộc sống tới cho nhành cỏ với nhiều hạnh phúc như nó đem cuộc sống tới cho hoa hồng. Nếu bạn gạt sang bên tâm trí con người, giữa nhành cỏ và hoa hồng, cái nào lớn hơn và cái nào nhỏ hơn? Không cái gì lớn hơn hay nhỏ hơn cả! Nhành cỏ có thấp hơn cây thông không? Nếu điều đó là vậy, Thượng đế chắc đã phá huỷ nhành cỏ và chỉ cây thông còn lại trên thế giới. Nhưng các giá trị do con người ấn định là sai.

    Sưu tầm
    2 2 comments on “Osho – “Giáo viên, Xã hội & Cách mạng” phần 3”
  • Osho – “Giáo viên, Xã hội & Cách mạng” phần 2

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/12/201404/07/2018

    Chúng ta gọi điều này là giáo dục! Chúng ta dạy trẻ em ngay điều mâu thuẫn lại với điều chúng ta mong đợi chúng làm; toàn thể cấu trúc của chúng ta dạy những điều mâu thuẫn. Chúng ta dạy cái gì? Chúng ta dạy cảm thông và khoan dung. Nhưng làm sao tâm trí cạnh tranh có thể độ lượng và cảm thông? Nếu có cảm thông trong tâm trí người cạnh tranh, làm sao người đó có thể cạnh tranh được? Tâm trí cạnh tranh sẽ luôn luôn khắc nghiệt, bạo lực và không độ lượng – anh ta phải thế. Hệ thống của chúng ta là tới mức chúng ta không nhận ra rằng người tự đẩy mình lên trước bằng cách kéo người khác lùi lại là người bạo hành. Người đó bạo hành, và chúng ta làm cho người đó sẵn sàng bạo hành. Theo cách này, những xưởng máy giáo dục đang gia tăng. Chúng ta gọi chúng là trường học và đại học. Đấy chỉ là dối trá.

    Sưu tầm
    4 4 comments on “Osho – “Giáo viên, Xã hội & Cách mạng” phần 2”
  • Osho – “Giáo viên, Xã hội & Cách mạng” phần 1

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/10/201404/07/2018

    Chính trị gia, chủ ý hay không chủ ý, đưa tư tưởng và ý tưởng của ông ta vào trong tâm trí trẻ em thông qua giáo viên. Tu sĩ cũng đang làm cùng điều này. Dưới cái tên giáo dục tôn giáo việc này tiếp diễn, và mọi tôn giáo tiếp tục cố gắng nhồi niềm tin và giáo lý của họ, đúng hoặc sai, vào trong tâm trí trẻ em. Chuyện này được làm ở độ tuổi non nớt thế, khi những đứa trẻ chẳng thể nghĩ. Không còn tội ác nào lớn hơn thế trên nhân loại. Tội ác nào có thể lớn hơn việc khiến đứa trẻ tin rằng những gì trong kinh Koran là chân lý, hoặc những gì trong kinh Gita là chân lý; hay nếu có Thượng Đế thì đó là Mahavira, Krishna hoặc Mohammed? Nhồi nhét tất cả những điều như thế vào tâm trí đứa trẻ hồn nhiên, vô minh và không biết gì về thế giời, là tội ác trầm trọng hơn bất cứ cái gì khác.

    Sưu tầm
    2 2 comments on “Osho – “Giáo viên, Xã hội & Cách mạng” phần 1”
  • Osho – Chuyến bay của một mình tới một mình

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/20/201406/20/2018

    Thượng Đế là tuyệt đối một mình. Thời điểm bạn nói: “Là một với Thượng Đế” Thì bạn lại tạo ra người khác. “Thượng Đế” của bạn là phương tiện để trốn khỏi bạn - ngài trở thành người khác. Người khác là người vợ trước của bạn, những người bạn của bạn. Bây giờ bạn phải trở thành một với Thượng Đế, ngài là người khác. Nhưng bạn không thể trở thành một với ngài bởi vì bạn đã thực sự là một với ngài rồi. Sự tuyệt đối một mình của bạn là sự thực chứng rằng bạn là Thượng đế, rằng bạn không tách biệt với ngài. Không thể là một với ngài, không thể có sự giao cảm, bởi vì sự giao cảm là có thể chỉ khi có hai. Khi bạn nhận ra sự tuyệt đối một mình của bạn thì không phải là bây giờ bạn có thể giao cảm với Thượng Đế; bây giờ bạn là Thượng Đế, bạn là đấng linh thiêng! Ngay cả ngôn ngữ về nhất nguyên cũng là sự rơi rớt lại của nhị nguyên.

    Sưu tầm
    6 6 comments on “Osho – Chuyến bay của một mình tới một mình”
  • Cách thức tìm ra đam mê và những ngụy biện xung quanh nó

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/25/201304/07/2018

    Đam mê, ước mơ là gì? Có ăn được không? Ăn có ngon không? Ăn nhiều có nghiện không? Không ăn được có buồn không? Bị người khác ăn mất có tức không? - Đam mê, ước mơ, đơn giản là niềm vui, là sự rong chơi trong cuộc đời. - Ăn được không á? Ăn được nhé! - Ăn ngon không à? Ngon thì mới vui chứ? - Ăn nhiều nghiện không? Có cái gì ngon mà ăn không nghiện không? - Không ăn được có buồn không? Bị giật cái bánh rán, giật bịch bánh trán trộn trước mặt có buồn không? - Bị người khác ăn mất có tức không hả? Tụi nó cầm bịch bánh trán trộn ăn trước mặt, nhai nhóp nhép có tức không?

    Quan điểm
    0 0 comments on “Cách thức tìm ra đam mê và những ngụy biện xung quanh nó”