Nam Cao còn đưa ra quan điểm về thứ văn học chân chính. Văn học chân chính là thứ văn học thấm đẫm tính nhân đạo và đòi hỏi người cầm bút phải có lương tâm. Nhà văn muốn viết cho nhân đạo thì trước hết phải sống cho nhân đạo. Ông quan niệm: “Sự cẩu thả trong văn chương chẳng những là bất lương mà còn là đê tiện.”
-
-
Văn học nước nhà và quan điểm sáng tác của Nam Cao
-
Đôi dòng trăn trở từ sự kiện đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần
Ôi, Việt Nam yêu dấu của chúng ta, dù đã trải qua nhiều thế hệ lãnh đạo từ Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn… nhưng “Họ để lại gì cho dân tộc ngoài nước Việt hiện tại, yếu kém về mọi mặt. Số phận đất nước cứ như thế mãi sao?” (1) Thậm chí bây giờ nhiều người còn nghi ngờ về cuộc chiến chống Mỹ. Nhiều người đặt câu hỏi: giá như cuộc chiến không xảy ra thì Miền Nam có thể đã phát triển như Hàn quốc bây giờ. “Có độc lập, tự do mà dân vẫn khổ thì độc lập để làm gì?” (Hồ Chủ Tịch). Đặt ra câu hỏi đó vì đời sống của đại đa số người dân Việt Nam hiện nay đều quá khổ. Nhưng có lẽ họ đã đặt đặt câu hỏi đó vì một lý do quan trọng hơn, đó là: quyền con người.
-
Những cái kết trong truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng
Cùng với Vũ Trọng Phụng còn có Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nam Cao... đã để lại nhiều dấu ấn trên văn đàn Việt Nam thời kỳ đó. Vậy nên thách thức "khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có" đối với Vũ Trọng Phụng là rất khó khăn. Ông đã viết qua nhiều thể loại như phóng sự, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch... Tuy truyện ngắn không phải thể loại thành công nhất của ông nhưng cũng đã đánh dấu những chặng đường phát triển của Vũ Trọng Phụng. Và hơn thế nữa, người đọc bắt gặp ở truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng những manh nha cho tư tưởng tiểu thuyết sau này.
-
Sống bằng niềm tin
Và một câu chuyện này, không có thực. Một câu chuyện trong tuyển tập truyện ngắn Nam Cao - Tư Cách Mõ. Tôi đọc mà thấy đau. Từ một người nông dân hiền lành, chân chất, nhận một công việc ở chùa mà người ta gọi là "sãi" - như kiểu giống một người đi "truyền thông" - thông báo những việc trong làng, Lộ biến thành một thằng có "tư cách mõ" chính cống - chỉ vì cả làng thấy thằng đó nó có ăn dễ dàng quá, được mấy sào đất làng cho, tự nhiên được ăn không, được ăn sung sướng, cả làng ghen, mọi người cứ lảng dần, vì thằng đấy "mõ". Và thế, là Lộ thành mõ, một thằng trơ trẽn, một thằng ăn tham, một thằng chẳng còn đáng để nhìn. Tại sao Lộ trở thành như thế? Vì những người xung quanh, đã cho anh một niềm tin mạnh mẽ: Anh - là - Mõ.
-
Chúng ta có thể làm thế giới này tốt đẹp hơn không?
Ai nhỉ, à, ông giáo trong "Lão Hạc", khi nói về bà vợ cứ cằn nhằn và không thích thú, không thương xót gì lão suốt ngày chỉ có Cậu Vàng làm bạn, ăn uống tằn tiện để dành vườn cho con trai đi cao su mãi chẳng về: "Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất."
-
Cứ mơ về một anh chàng trong truyện đi, còn việc gọi bạn dậy, cứ để tôi!
Đàn ông xứng đáng để yêu và tiến đến hôn nhân sẽ không phải là người dành hàng đêm vật vờ say xỉn ở quán bar, dính líu vào những trận ẩu đả không đâu vào đâu, hay thậm chí là thuộc dạng "sáng khoác vai em A, chiều dẫn em B đi ăn, tối nhắn tin mùi mẫn với em B." Nói chung, đàn ông để yêu là đàn ông tốt, mà đàn ông tốt thì không làm thế.
-
Bức thư gửi những người đang sống
Mẹ tôi từng bảo, "Chúng ta sinh ra may mắn có được đôi tay đôi chân lành lặn, có được sức khoẻ tốt. Bởi vì thế nên hãy trân trọng và yêu thương nó." Hãy tận hưởng cuộc sống mà ta đang có. Hãy nhìn ngắm xung quanh. Hãy nhìn lên trời cao và dưới mặt đất. Những tia nắng. Những hạt mưa. Những làn gió mát. Những ngôi nhà trọc chời. Những con người đang cất bước. Những chú chim. Những chiếc lá bay trong gió. Hãy biết ơn. Hãy cám ơn. Hãy xin lỗi. Hãy yêu thương nhau. Hãy nắm tay nhau. Hãy ôm nhau vào lòng. Hãy lắng nghe lòng nhau.
-
Những con số 0 phá hỏng đời ta
Tôi đã từng thấy nhiều cặp trai gái đánh đổi tình cảm chỉ để lấy những con số 0 ấy để rồi cuối cùng những thứ họ nhận được cũng quay lại số 0. Tại sao vậy? Bạn nghĩ sẽ sung sướng mà không phải đánh đổi gì sao? Đời chưa cho không ai cái gì hết, chỉ đến những khoảng lặng của cuộc đời, khi đớn đau, chua xót ập đến thì bạn mới nhận ra thì đã quá trễ. Vì bạn thích những con số 0 nên đời cho bạn con số 0 hoàn chỉnh nhất.
-
Nhìn bằng trái tim để thấy được những điều vô hình
Trong cuộc sống, khi nhìn nhận mỗi sự việc mỗi chúng ta đều có cảm nhận riêng và có cách xử lý tình huống theo sự cảm nhận đó. Có người nhìn vật này, cảnh này lại sáng tác được văn, thơ, nhạc, hoạ, có người lại chả thấy cảm xúc gì đặc biệt. Có người nhìn thấy những cảnh đời không may mắn thì dấy lên một lòng thương cảm, có người tỏ ra ghê tởm, có người lại dửng dưng. Thông điệp trong truyện ngắn “Đôi mắt” của nhà văn Nam Cao đến nay vẫn còn nguyên giá trị “Người ta chỉ xấu xa dưới con mắt của phường ích kỷ.”
-
Gửi Trần Ngọc Thịnh, Người Đang Muốn Kiến Nghị Huyền Chip
Điều tôi băn khoăn ở đây chỉ là anh Fulbrighter chắc hẳn là có đầu óc hơn người, hơn tôi là cái chắc. Nhưng đi học ở Mỹ về, học thức cao thâm mà vẫn còn mang đầu óc kiểm duyệt ngôn luận quốc doanh. Tư tưởng còn kiên định lập trường hơn cả tuyên giáo, tỉnh táo cách mạng hơn cả an ninh. Nhưng thôi, thấy anh khen Kenh14 nức nở là tôi cũng hiểu phần nào rồi.
-
Nếu bạn có tiền, hãy mua hạnh phúc!
Ừ thì tiền quan trọng thật đấy, nhưng tiền không phải là tất cả và càng không phải thước đo để đánh giá một con người. Đừng bị tiền mê hoặc bởi nó cũng chỉ là thứ vật chất, rồi cũng sẽ tan biến đi. Bạn sẽ bảo tôi mơ mộng thậm chí điên rồ nhưng nếu bạn có tiền, hãy đầu tư một cách thông minh, đừng lãng phí tiền vào những thứ phù phiếm mà hãy mua hạnh phúc nhé - Hạnh phúc cho chính mình vào cho người khác... Người ta bảo có tiền không mua được hạnh phúc, thật vậy sao? Có chăng bạn chưa biết hạnh phúc nên mua ở đâu thôi!.
-
Nghệ thuật không là ánh trăng dối lừa và không bao giờ nên là ánh trăng dối lừa
Tháng 7 là tháng của âm binh tụ khí. Năm nay còn đặc biệt hơn, chưa đến tháng 7, mặt trăng đã tiến gần trái đất một cách kỉ lục. Có một điều đặc biệt về Dostoyevsky, theo tôi, là sau khi đọc ông người ta sẽ có một nhạy cảm nhất định với âm khí. Tôi đem Anh em nhà Karamazov ra đọc lại và học được bài học thế này từ Đốt: Một khi đã ám, âm khí luôn bám theo ta và kéo theo một dây. Ta cần phải cắt đứt một mắt xích trong đó, bằng cách nhanh, gọn lẹ. Có một nhà văn đưa ra phát hiện rất lý thú về chuyện này, đó là Nam Cao. Trong Giăng sáng (1942), ông viết nghệ thuật không là ánh trăng dối lừa và không bao giờ nên là ánh trăng dối lừa.