(1757 chữ, 7 phút đọc) CÓ THỂ NÓI TRONG MỘT CÂU NGẮN GỌN: TIỀN ĐƯỢC TẠO RA TỪ KHÔNG KHÍ! “Nó là một quá trình mà ngay cả cho đến ngày hôm nay chỉ một số ít những người làm trong ngành ngân hàng hiểu được.” – Milton Friedman (Nobel kinh tế 1976)
-
-
Tiền Thật Sự Từ Đâu Ra?
-
30 câu nói về tự do
"Tự do có nghĩa là trách nhiệm. Đó là tại sao đa số người lại sợ nó.” - George Bernard Shaw
-
Vì sao chủ nghĩa nhà nước thất bại
Sai lạc đầu tiên xuất phát từ cách đánh giá sai lý luận cơ bản của kinh tế gia Adam Smith, người được coi là cha đẻ của tư bản chủ nghĩa, qua những gì ông ta viết từ cuối thế kỷ 18, trước Karl Marx cả trăm năm. Người ta đánh giá sai vì lầm tưởng rằng Adam Smith hoặc cả tư bản chủ nghĩa nằm trên một động lực duy nhất là lợi nhuận. Vì lầm lẫn đó, người ta dời đổi mục tiêu từ khoa học qua luân lý với nội dung phê phán chủ nghĩa tư bản là dựa trên lòng tham của con người.
-
8 lý do vì sao kinh tế chủ nghĩa xã hội thất bại
Khi con người làm việc với con người một cách tự nguyện, điều đó chỉ xảy ra khi cả hai bên đều có lợi. Nhưng điều đó không xảy ra với chính phủ, đơn giản vì chính phủ là bắt buộc, là bạo lực. Bạn phải tuân theo cho dù không nhận được giá trị gì. Vậy bạn thích làm theo cách nào: tự nguyện hay bắt buộc? Và bạn nghĩ cách nào sẽ có lợi hơn có bạn, cho cả hai bên và cho xã hội?
-
Có 4 cách để bạn tiêu tiền
4. Bạn dùng tiền của người khác cho người khác (nền tảng của các cơ quan chính phủ) Khi bạn dùng tiền của người khác cho người khác, bạn sẽ không quan tâm và không có động lực để tối đa hóa giá trị. Vì sao? Đơn giản vì đó đâu phải tiền của bạn, bạn không cảm thấy xót và vì thế bạn không quan tâm. Bạn không quan tâm số tiền đó là bao nhiêu, cũng như số tiền đó sẽ được chi tiêu ra sao, giá trị đổi lại có đáng giá không. Bạn cũng không phí thời gian cân nhắc, trả giá, phấn đấu hoặc thương lượng khi dùng nó như lúc bạn dùng tiền bản thân cho bản thân. Đây chính là nền tảng của các cơ quan chính phủ, từ các cơ quan xã hội cho đến các công ty quốc doanh. Nếu các nhân viên chính phủ dùng tiền không hiệu quả cũng không có ai trừng phạt, họ cũng không cần phải cạnh tranh vì doanh nghiệp nhà nước thì không có chuyện lỗ, vì luôn được ngân sách bù đắp. Họ cũng không thấy xót khi nhìn số tiền này bị tham nhũng, lạm dụng hay ăn cắp, vì đâu phải tiền có họ nên chẳng có lý do gì chính đáng để họ quan tâm. Bạn hãy so sánh tác phong làm việc giữa các doanh nghiệp hoặc tổ chức tư nhân và nhà nước. Vì sao cũng con người đó mà lại 2 tác phong và 2 kết quả hoàn toàn khác nhau? Vì một bên dùng tiền của mình, phải cân nhắc và cạnh tranh, vì họ cảm thấy xót. Còn một bên thì dùng tiền người khác cho người khác, nên chẳng có gì để xót. Đây là nguyên nhân vì sao các cơ quan chính phủ lại hoạt động kém và tham nhũng.
-
Tiến sĩ Milton Friedman — Cuộc chiến chống lại ma túy mà chúng ta đang thua
Theo tôi, chúng ta có thể tin tưởng tuyệt đối rằng nếu ma túy được hợp pháp hóa thì tỷ lệ những vụ giết người sẽ giảm mạnh, nhiều khả năng là sẽ trở lại mức của những năm 50. Đó là vấn đề rất đáng quan tâm: Giảm tỷ lệ giết người từ trung bình của thập niên 80 xuống mức trung bình của những năm 50, với dân số hiện nay của chúng ta, điều đó có nghĩa là giữ được mạng sống cho hơn 10.000 người một năm!
-
30 câu nói về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa tư bản
18. "Tôi có một câu hỏi cho các nhà lãnh đạo ở các nước chủ nghĩa cộng sản: nếu chủ nghĩa cộng sản có tương lai, tại sao mấy ông cần phải xây dựng những bức tường để giữ mọi người lại và quân lực và cảnh sát chìm để giữ mọi người im lặng?" - Ronald Reagan 19. "Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thành công ở 2 nơi: thiên đường, nơi mà không cần nó; và địa ngục, nơi mà đã có nó." - Ronald Reagan 21. "Một chính phủ có thể cho bạn những gì bạn muốn, cũng là một chính phủ có thể lấy đi những gì bạn có." – Thomas Jefferson
-
30 câu nói quan trọng về chính trị, kinh tế của Tiến sĩ Milton Friedman, người từng đoạt giải Nobel Kinh tế
3. Trước tiên, bạn hãy nói tôi biết: có một xã hội nào mà không phát triển trên lòng tham không? Bạn nghĩ Nga không có lòng tham? Bạn nghĩ Trung Quốc không có lòng tham? Lòng tham là gì? Dĩ nhiên, không một ai trong chúng tat ham lam cả, chỉ có người khác mới tham lam. Thế giới này hoạt động dựa trên những cá nhân theo đuổi sự đam mê riêng biệt. Những thành tích vĩ đại của nền văn minh không đến từ các cán bộ quan chức. Ông Einstein đã không phát triển những lý thuyết của ông ta dựa theo lời của một quan chức. Henry Ford đã không cải cách ngành công nghiệp xe hơi như vậy. Trường hợp duy nhất mà nhân loại đã thoát ra khỏi sự nghèo đói trong lịch sử là khi có sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do. Nếu bạn muốn biết con người ở đâu mà nghèo khổ hơn, đó là trong những xã hội mà không có hai cái đó (tư bản và thị trường tự do). Lịch sử đã chứng minh quá rõ, không có phương pháp mà khác mà nâng cao chất lượng đời sống của người dân bằng sự năng động của thị trường tự do.
-
Gửi Việt Nam và Hong Kong, Dân Chủ không phải là cái chúng ta cần đấu tranh
Dân chủ có phải chỉ đơn giản là một xã hội do nhân dân làm chủ? Tất nhiên là không đơn giản như vậy; chúng ta phải tập suy nghĩ sâu xa hơn. Cách thức để có được một xã hội do nhân dân làm chủ như vậy thì người ta phải làm gì? Bạn đã trả lời đúng: Bầu cử. Vấn đề của dân chủ không phải là nó do dân làm chủ hay vua làm chủ; vấn đề mấu chốt nằm ở việc bầu cử.
-
Thị trường và đạo đức (kỳ 1)
Chủ nghĩa tư bản không chỉ là những người đổi bơ lấy trứng trong những khu chợ làng quê, điều này đã và vẫn xảy ra cả ngàn năm rồi. Đấy là giá trị gia tăng nhờ huy động năng lực và tài khéo của con người trên quy mô chưa từng có trong lịch sử nhân loại nhằm tạo ra của cải cho những người bình thường mà ngay cả những ông vua, những hoàng đế giàu có nhất và quyền lực nhất trong quá khứ cũng phải chói mắt và kinh ngạc. Đấy là sự xói mòn hệ thống quyền lực, xói mòn hệ thống cai trị và đặc quyền đặc lợi đã ăn sâu bén rễ từ lâu, và là mở rộng cửa “nghề nghiệp cho tài năng”. Đấy là dùng thuyết phục thay cho bạo lực. Đấy là thay đố kỵ bằng thành tựu. Đấy là những thứ làm cho cuộc đời tôi cũng như cuộc đời bạn trở thành dễ chịu.
-
Trường phái tư tưởng về chủ nghĩa tự do cổ điển
“Sự giàu có của nước Mỹ được tạo ra không phải là do những hy sinh vì lợi ích chung, mà là do những phát kiến thiên tài của những con người tự do, những người đã theo đuổi mong ước riêng tư và quá trình tạo ra những gia tài riêng của họ. Họ đã không bóc lột người khác như một cái giá để trả cho nền công nghiệp Mỹ. Họ cho người ta những công việc tốt hơn, lương cao hơn, và những sản phẩm rẻ hơn với tất cả những cỗ máy mới họ phát minh ra, với tất cả những khám phá khoa học hoặc kỹ thuật, và vì thế cả đất nước đã tiến lên trong lợi ích, chứ không phải khổ sở, từng bước trong quá trình.” — Ayn Rand (tác giả cuốn Suối Nguồn)
-
Milton Friedman – Tự do và quốc gia
Trong đoạn được trích dẫn nhiều trong bài diễn văn nhậm chức, Tổng thống Kennedy nói, "Hãy đừng hỏi quốc gia có thể làm gì cho ta-hãy hỏi ta có thể làm gì cho quốc gia." Cả hai vế của câu tuyên bố này đều không diễn tả mối quan hệ giữa công dân và chính quyền mà xứng đáng với những lý tưởng của người tự do trong xã hội tự do. "Quốc gia có thể làm gì cho ta" có tính gia trưởng ấy ám chỉ chính quyền là cha, công dân là con, một quan điểm không hợp với niềm tin của người tự do về trách nhiệm của chính mình đối với số phận của chính mình. "Ta có thể làm gì cho quốc gia" có tính lệ thuộc ấy ám chỉ chính quyền là chủ hay thần thánh, công dân là đầy tớ hay tín đồ nhiệt tâm.