search chat play-circle-outline angle-down angle-right angle-left icon-menu
Skip to content

Triết Học Đường Phố 2.0

Tri thức — Trí tuệ — Giác ngộ

  • 📚 Thông báo ra mắt 2 quyển sách: “Bạn sẽ sống mấy lần?” và “Bạn không chỉ sống một lần”
  • 🔵 PRANA Token
  • 🐟 THĐP Deep Club
  • 📻 THĐP RADIO
  • 📺 THĐP Youtube
  • 📕 [PDF Ebook] Cẩm Nang Nofap (version 2)
  • 📖 Tạp chí Aloha – THĐP 2.0 Magazine
  • THĐP translations
    • Videos
    • Terence Mckenna
    • Cryptocurrency
    • Zen Pencils
  • Reviews
    • Tủ Sách THĐP
  • Tôn Giáo – Tâm Linh
    • God
  • Sáng tác
  • Quan điểm
  • Sưu tầm
  • Tham gia viết bài
  • Donate – Ủng hộ
  • About us – Về chúng tôi (2020)
  • Contest
  • Đăng nhập
  • Nhắn tin
Search
  • Tag: Ludwig von Mises

  • Vấn đề lớn nhất của Hy Lạp là văn hóa bài xích chủ nghĩa tư bản

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/22/201504/04/2018

    Nguy cơ lớn nhất đối với Hy Lạp không phải là chính sách thắt lưng buộc bụng hay vỡ nợ hoặc đồng euro hay đồng drachma. Và chắc chắn là không phải bị doạ đưa ra khỏi thị trường tín dụng – mà đó là nền văn hóa của Hy Lạp, một nền văn hoá chống lại thị trường tự do, thị trường không bị trói buộc và một nền văn hoá chỉ muốn dựa nhà nước.

    Bài Dịch
    0 0 comments on “Vấn đề lớn nhất của Hy Lạp là văn hóa bài xích chủ nghĩa tư bản”
  • 8 lý do vì sao kinh tế chủ nghĩa xã hội thất bại

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/31/201504/06/2018

    Khi con người làm việc với con người một cách tự nguyện, điều đó chỉ xảy ra khi cả hai bên đều có lợi. Nhưng điều đó không xảy ra với chính phủ, đơn giản vì chính phủ là bắt buộc, là bạo lực. Bạn phải tuân theo cho dù không nhận được giá trị gì. Vậy bạn thích làm theo cách nào: tự nguyện hay bắt buộc? Và bạn nghĩ cách nào sẽ có lợi hơn có bạn, cho cả hai bên và cho xã hội?

    Quan điểm
    16 16 comments on “8 lý do vì sao kinh tế chủ nghĩa xã hội thất bại”
  • Ludwig von Mises (1881-1973) – Chủ nghĩa tự do truyền thống (phần 2)

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/03/201504/07/2018

    Chủ nghĩa tự do không bao giờ đặt ra mục tiêu cao hơn, cũng chẳng bao giờ đòi hỏi cao hơn. Biến một người da đen thành da trắng là việc làm bất khả thi. Nhưng cho người da đen được hưởng những quyền như người da trắng và bằng cách đó tạo điều kiện cho anh ta có thu nhập như người da trắng nếu anh ta cũng có năng suất lao động như người kia.

    Bài Dịch, Sưu tầm
    0 0 comments on “Ludwig von Mises (1881-1973) – Chủ nghĩa tự do truyền thống (phần 2)”
  • Phê bình quan điểm chính trị, kinh tế của Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng của Đại Học MIT

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/04/2015

    Không, ông ấy ủng hộ một chế độ mập mờ và không rõ ràng về sở hữu tập thể, cái mà người lao động sẽ nghĩ ra cách khi họ cùng nhau đâm đầu vấp ngã hướng tới việc phá sản. Như Mises đã viết trong Chủ nghĩa xã hội, “[n]hư một mục tiêu, Chủ nghĩa công đoàn thật lố bịch, mà nói chung thì, nó không thể tìm thấy bất kì một người cổ động nào dám cầm bút viết một cách công khai và rõ ràng ủng hộ nó.” Không bàn tới chi tiết, tưởng tượng ý tưởng về chủ nghĩa công đoàn sẽ hoạt động như thế nào ở Mỹ gần đây. Giả sử những người lao động đã có đặc quyền sở hữu Enron. Những syndicalists nhẹ dạ dường như nhìn thấy sự sở hữu doanh nghiệp tập thể luôn luôn tốt đẹp ở bất cứ đâu.

    Bài Dịch
    0 0 comments on “Phê bình quan điểm chính trị, kinh tế của Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng của Đại Học MIT”
  • Quan điểm trên thế giới về cấm đoán ma túy: Phỏng vấn Mark Thorntom

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/26/2015

    Luận cứ của tôi là cuộc chiến chống ma túy chẳng mang lại lợi ích gì, chỉ tốn tiền và những hậu quả tiêu cực ngoài ý muốn. Bao gồm tội ác do những người nghiện ma túy gây ra, bạo lực do những người buôn bán ma túy thực hiện, nạn hối lộ và tham nhũng và hiệu lực của thuốc gia tăng đến mức có thể gây chết người. Tôi đã trình bày với họ lí thuyết về phương pháp kết nối những điểm này lại với nhau và câu chuyện về cách kết nối những điểm này. Sau đó tôi đã trình bày mười lợi ích của việc hợp pháp hóa các loại ma túy phù hợp với ba tiêu chí: làm cho chúng ta an toàn hơn, làm cho chúng ta khỏe mạnh hơn và cải thiện phúc lợi của con người.

    Bài Dịch
    4 4 comments on “Quan điểm trên thế giới về cấm đoán ma túy: Phỏng vấn Mark Thorntom”
  • 30 câu nói về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa tư bản

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/14/2015

    18. "Tôi có một câu hỏi cho các nhà lãnh đạo ở các nước chủ nghĩa cộng sản: nếu chủ nghĩa cộng sản có tương lai, tại sao mấy ông cần phải xây dựng những bức tường để giữ mọi người lại và quân lực và cảnh sát chìm để giữ mọi người im lặng?" - Ronald Reagan 19. "Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thành công ở 2 nơi: thiên đường, nơi mà không cần nó; và địa ngục, nơi mà đã có nó." - Ronald Reagan 21. "Một chính phủ có thể cho bạn những gì bạn muốn, cũng là một chính phủ có thể lấy đi những gì bạn có." – Thomas Jefferson

    Bài Dịch
    180 180 comments on “30 câu nói về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa tư bản”
  • Ludwig von Mises (1881-1973) – Chủ nghĩa tự do truyền thống (phần 1)

    Posted by Triết Học Đường Phố on 01/21/201504/07/2018

    Một số nước chỉ chấp nhận một phần cương lĩnh tự do, trong khi những nước khác - những nước có vị trí quan trọng không kém - hoặc là từ chối ngay từ đầu hoặc là từ bỏ sau một thời gian. Phải có một chút cường điệu thì người ta mới có thể nói rằng thế giới đã từng trải qua thời đại tự do. Chủ nghĩa tự do chưa bao giờ được hưởng thành quả trọn vẹn.

    Bài Dịch, Sưu tầm
    0 0 comments on “Ludwig von Mises (1881-1973) – Chủ nghĩa tự do truyền thống (phần 1)”
  • Ludwig von Mises (1881-1973) – Chủ nghĩa tự do truyền thống

    Posted by Triết Học Đường Phố on 01/15/201504/07/2018

    Tôi cho rằng cuốn sách tương đối mỏng này có tầm quan trọng gấp nhiều lần sức tưởng tượng nếu chỉ nhìn vào độ dày và ngôn ngữ khiêm nhường của nó. Đây là tác phẩm bàn về xã hội tự do, bàn về điều mà hiện nay có thể được gọi là “chính sách” đối nội và đối ngoại cho xã hội như thế; và đặc biệt là bàn về những trở ngại và khó khăn, cả thực tế lẫn tưởng tượng, trên con đường thiết lập và giữ gìn hình thức tổ chức xã hội như thế.

    Bài Dịch, Sưu tầm
    8 8 comments on “Ludwig von Mises (1881-1973) – Chủ nghĩa tự do truyền thống”
  • Thị trường và đạo đức (kỳ 17)

    Posted by Triết Học Đường Phố on 01/13/201504/07/2018

    Sự thật trần trụi là như thế, ngôn từ hoa mĩ của những người theo đường lối xã hội chủ nghĩa không thể nào thay đổi được nó. Muốn sống, người châu Âu phải bám lấy cơ chế tự do kinh doanh, một cơ chế đã được thử thách trong một thời gian dài. Lựa chọn khác là chiến tranh và chinh phục. Người Đức đã thử làm như thế hai lần và cả hai lần họ đều thất bại.

    Bài Dịch, Sưu tầm
    0 0 comments on “Thị trường và đạo đức (kỳ 17)”
  • Thị trường và đạo đức (kỳ 16)

    Posted by Triết Học Đường Phố on 01/04/201504/07/2018

    Cái tự do mà nền kinh tế thị trường bảo đảm cho cá nhân không đơn giản chỉ là tự do “kinh tế”, tách biệt hẳn với những quyền tự do khác. Nó còn ngụ ý cả quyền tự do quyết định tất cả những vấn đề được coi là đạo đức, tinh thần hay trí tuệ nữa.

    Sưu tầm
    10 10 comments on “Thị trường và đạo đức (kỳ 16)”
  • Gửi Việt Nam và Hong Kong, Dân Chủ không phải là cái chúng ta cần đấu tranh

    Posted by Nguyễn Hoàng Huy on 10/05/201405/03/2018

    Dân chủ có phải chỉ đơn giản là một xã hội do nhân dân làm chủ? Tất nhiên là không đơn giản như vậy; chúng ta phải tập suy nghĩ sâu xa hơn. Cách thức để có được một xã hội do nhân dân làm chủ như vậy thì người ta phải làm gì? Bạn đã trả lời đúng: Bầu cử. Vấn đề của dân chủ không phải là nó do dân làm chủ hay vua làm chủ; vấn đề mấu chốt nằm ở việc bầu cử.

    Quan điểm
    47 47 comments on “Gửi Việt Nam và Hong Kong, Dân Chủ không phải là cái chúng ta cần đấu tranh”
  • Thị trường và đạo đức (kỳ 7)

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/17/201404/07/2018

    Văn hóa thương trường thường được người ta mô tả như là “khả năng sống sót của những người phù hợp nhất”, trong đó đa số người hoặc là phải làm ra nhiều của cải hoặc là sẽ bị thương trường loại bỏ và trở thành thân tàn ma dại. Những người theo tư tưởng tập thể sẽ thuyết phục chúng ta rằng trên thực tế thị trường rất có hại đối với người nghèo. Nhưng sự thật là, nền kinh tế không bị chính trị nhúng mũi vào là phương tiện hiệu quả nhất trong việc sử dụng các nguồn lực và đáp ứng các nhu cầu của con người.

    Quan điểm, Sưu tầm
    0 0 comments on “Thị trường và đạo đức (kỳ 7)”
  • Một ngụ ngôn về tổn phí cơ hội

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/14/2014

    Nói cho công bằng, cũng có một số tài liệu Tâm Lý Học và Kinh Tế Học bàn rằng ta thường không nghĩ đến tổn phí cơ hội theo như dự đoán thông lệ trong ngành Kinh Tế Học. Xem ra ta đánh giá thu nhập khác với tổn thất; có vé mà không dùng là bỏ phí, khác với sự chọn lựa nên hay không nên bỏ tiền ra mua vé. Cho dù giá trị của thu nhập và tổn thất thật vốn bằng nhau ($600, trong trường hợp này), ta coi sự kiện này không liên hệ. Lối suy nghĩ này liên quan đến "công trình nghiên cứu về kinh nghiệm bản thân và thành kiến" của khoa tâm lý suy luận (do Kahnermann, Tversky, và các người khác trình bày). Thành kiến này, mang tên "hiệu ứng hàng đã có," dựa trên kinh nghiệm rằng ta đánh giá vật ta đang có cao hơn vật ta chưa mua hoặc thu được, cho dù vật đó là cùng một thứ và đáng cùng một giá.

    Quan điểm
    16 16 comments on “Một ngụ ngôn về tổn phí cơ hội”
  • Chủ nghĩa tư bản vs. Chủ nghĩa xã hội

    “Một xã hội lựa chọn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội thật ra không phải là đang lựa chọn giữa hai chế độ xã hội; mà nó đang lựa chọn giữa sự hợp tác xã hội và sự phân hủy xã hội. Chủ nghĩa xã hội không phải là một giải pháp thay thế cho chủ nghĩa tư bản; nó là một giải pháp thay thế cho bất kì chế độ nào mà trong đó con người có thể sống như một con người.”

    — Ludwig von Mises

    08/04/201404/07/2018
  • Bàn về chủ nghĩa cá nhân – Bài 7

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/03/201404/07/2018

    Theo Marx, chủ nghĩa tư bản là giai đọan tất yếu và không thể tránh được trong lịch sử nhân lọai, tức là lịch sử đưa con người từ hoàn cảnh sơ khai đến thiên đường của chủ nghĩa xã hội. Nếu chủ nghĩa xã hội là bước đi tất yếu và không thể tránh được trên con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội thì người ta không được liên tục phàn nàn rằng những điều tư sản làm là xấu về mặt đạo đức - đấy là theo quan điểm của Marx. Thế thì tại sao Marx lại tấn công các nhà tư sản?

    Sưu tầm
    0 0 comments on “Bàn về chủ nghĩa cá nhân – Bài 7”
  • Bàn về chủ nghĩa cá nhân – Bài 2

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/25/201404/07/2018

    Cố gắng bảo vệ quyền sống, quyền tự do và tài sản – nền tảng của chủ nghĩa cá nhân – không phải là sự ích kỷ hẹp hòi. Chúng ta có thể sử dụng thành quả của quyền tự do của chúng ta để giúp đỡ người khác cũng như giúp đỡ chính mình – và chúng ta vẫn làm như thế. (Và rõ ràng là điều đó làm cho chúng ta hạnh phúc hơn).

    Quan điểm, Sưu tầm
    0 0 comments on “Bàn về chủ nghĩa cá nhân – Bài 2”
  • Bàn về chủ nghĩa cá nhân – Bài 1

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/24/201404/07/2018

    Tất cả mọi hành động đều là do các cá nhân làm. Bao giờ cũng chỉ có cá nhân suy nghĩ. Xã hội chẳng nghĩ được gì xa hơn là ăn và uống. Tư duy bao giờ cũng là thành tựu của các cá nhân. Có hành động phối hợp nhưng không bao giờ có tư duy phối hợp.

    Quan điểm, Sưu tầm
    4 4 comments on “Bàn về chủ nghĩa cá nhân – Bài 1”
  • Trường phái tư tưởng về chủ nghĩa tự do cổ điển

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/08/201404/07/2018

    “Sự giàu có của nước Mỹ được tạo ra không phải là do những hy sinh vì lợi ích chung, mà là do những phát kiến thiên tài của những con người tự do, những người đã theo đuổi mong ước riêng tư và quá trình tạo ra những gia tài riêng của họ. Họ đã không bóc lột người khác như một cái giá để trả cho nền công nghiệp Mỹ. Họ cho người ta những công việc tốt hơn, lương cao hơn, và những sản phẩm rẻ hơn với tất cả những cỗ máy mới họ phát minh ra, với tất cả những khám phá khoa học hoặc kỹ thuật, và vì thế cả đất nước đã tiến lên trong lợi ích, chứ không phải khổ sở, từng bước trong quá trình.” — Ayn Rand (tác giả cuốn Suối Nguồn)

    Sưu tầm
    0 0 comments on “Trường phái tư tưởng về chủ nghĩa tự do cổ điển”
  • Ludwig von Mises: Kinh tế gia, Triết gia, Nhà Tiên tri

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/05/201404/07/2018

    Kinh tế thị trường, còn gọi là chủ nghĩa tư bản, và kinh tế xã hội chủ nghĩa không thể đi đôi với nhau. Không thể pha trộn được hai hệ thống này với nhau. Không có cái gì gọi là một nền kinh tế vừa xã hội chủ nghĩa vừa tư bản. Thị trường kinh tế là một sản phẩm của một diễn trình tiến triển lâu dài. Nó là một sách lược mà con người đã tiến bộ và áp dụng để tiến từ tình trạng hoang sơ tới văn minh.

    Sưu tầm
    4 4 comments on “Ludwig von Mises: Kinh tế gia, Triết gia, Nhà Tiên tri”
  • Vì sao các nhà trí thức phản đối chủ nghĩa tư bản? (Robert Nozick)

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/19/201404/07/2018

    Mọi người đều biết rằng các nhà tri thức trên khắp thế giới là một trong số những người chống chủ nghĩa tư bản và kinh tế thị trường quyết liệt nhất và kiên trì nhất. Các nhà văn, nhà báo, các giáo sư đại học theo đường lối tả khuynh ở đâu cũng có tỉ lệ rất cao. Robert Nozick, một trong những người cổ vũ cho chủ nghĩa tự do nổi bật nhất cho rằng nguyên nhân nằm ở hệ thống giáo dục của nhà trường hiện đại: tạo ra trong các nhà tri thức muốn biến thế giới thành một lớp học cho tất cả mọi người.

    Sưu tầm
    0 0 comments on “Vì sao các nhà trí thức phản đối chủ nghĩa tư bản? (Robert Nozick)”
  • Đa số vs. Thiểu số

    “Tất cả những tiến bộ mà nhân loại đã đạt được là thành quả có được từ động lực của một nhóm thiểu số nhỏ bé, những người đầu tiên xa rời tư tưởng và tập quán của đa số, sau đó nhóm đa số mới chấp nhận sáng kiến của họ. Đưa cho nhóm đa số cái quyền áp đặt nhóm thiểu số phải nghĩ gì, đọc gì, và làm gì cũng đồng nghĩa với việc đặt dấu chấm hết, một lần và vĩnh viễn cho sự tiến bộ.”

    Ludwig von Mises, Liberalism

    12/15/201304/07/2018