search chat play-circle-outline angle-down angle-right angle-left icon-menu
Skip to content

Triết Học Đường Phố 2.0

Tri thức — Trí tuệ — Giác ngộ

  • 🔥 PRANA Token
  • 🐟 THĐP Deep Club
  • 📻 THĐP RADIO
  • 📺 THĐP Youtube
  • 📕 (New) [PDF Ebook] Cẩm Nang Nofap (version 2)
  • Tạp chí Aloha – THĐP 2.0 Magazine
  • THĐP translations
    • Videos
    • Terence Mckenna
    • Cryptocurrency
    • Zen Pencils
  • Reviews
    • Tủ Sách THĐP
  • Tôn Giáo – Tâm Linh
    • God
  • Sáng tác
  • Quan điểm
  • Sưu tầm
  • Tham gia viết bài
  • Donate – Ủng hộ
  • About us – Về chúng tôi (2020)
  • Contest
  • Đăng nhập
  • Nhắn tin
Search
  • Tag: kiến thức

  • Những lẽ nghịch đời: Đến lúc phụ huynh cũng nên được… định hướng lại

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/02/201404/07/2018

    Buồn thay cái quan niệm, không có tấm bằng chẳng có tương lai. Một nền giáo dục đào tạo ra những người vô dụng thì nó có vô dụng không? Tất nhiên tôi hoàn toàn không phản đối việc học, giáo dục là cần thiết, nhưng dạy cái gì, nội dung gì mới là quan trọng. Kiến thức là quan trọng nhưng thực hành còn quan trọng gấp bội phần nữa mà sao chúng ta chẳng chịu nhận ra mà thay đổi? Buồn làm sao, chúng ta đang được ở trong một nền giáo dục mà ngoài lý thuyết ra, còn có lý thuyết, và... lý thuyết nữa. Chỉ toàn là lý thuyết.

    Quan điểm
    52 52 comments on “Những lẽ nghịch đời: Đến lúc phụ huynh cũng nên được… định hướng lại”
  • Chuyện phiếm của người Việt và của thế giới

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/15/201404/07/2018

    Thói quen tranh luận, hay phản biện theo khoa học (phản bác có dẫn chứng, trích dẫn) một ý kiến nào đó dường như vô cùng hiếm. Cái lý của đứa to mồm hay lớn tuổi luôn luôn dành phần thắng. Những câu chuyện kết thúc mà không có một sự đúc kết và học hỏi được gì từ chúng. Không như Việt Nam, một cuộc nói chuyện dài với những người gọi là thân quen ở nước ngoài lại chính là một nơi để họ có thể phô diễn hết kiến thức mà họ đã học, đã đọc và đã biết về lĩnh vực đó. Sự trao đổi thẳn thắn và biết lắng nghe diễn ra rất công bằng từ cả hai phía, không phân biệt giai cấp và tuổi tác.

    Quan điểm
    40 40 comments on “Chuyện phiếm của người Việt và của thế giới”
  • Nền giáo dục cấm đoán (phần 1): Mô hình giáo dục “nhà tù” và “nhồi sọ”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/14/201404/07/2018

    Nếu tôi được đào tạo từ một mô hình chỉ chuyên về mặt này hay mặt kia, giả sử là lịch sử chẳng hạn. Thì khi đi dạy, tôi chỉ chăm chăm học sinh này biết gì về lịch sử, sau khi tôi giảng về lịch sử và bắt em ấy đọc một số sách về lịch sử, và thế là tôi xong việc với em ấy. Tôi không cần quan tâm gì tới em ấy nữa. Như là em ấy có đang gặp chuyện khổ tâm gì không, tính cách của em ấy thế nào, gia đình em ấy ra sao." "Điều dễ nhất cho các giáo viên kiểu truyền thống là cứ lặp đi lặp lại những gì anh ta vẫn dạy, hết năm này đến năm khác. Việc dạy trở thành một quá trình lặp đi lặp lại các biểu tượng. Ngày nay, tại Argentina, phần lớn trẻ em nói rằng: Ôi lại thứ hai rồi sao? Lại phải đến trường rồi sao? Nhưng đấy chưa phải điều tệ nhất, khi phần lớn các giáo viên tại Argentine cũng bày tỏ cùng một tâm trạng như vậy....

    Quan điểm
    46 46 comments on “Nền giáo dục cấm đoán (phần 1): Mô hình giáo dục “nhà tù” và “nhồi sọ””
  • Thế giới dạy dỗ con em họ như thế nào?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/12/201404/07/2018

    Tại mỗi gia đình người Do Thái, phụ huynh luôn chú trọng việc dạy con làm việc nhà. Từ lúc 2 tuổi, các em đã phải bắt đầu học để tự làm mọi việc như tự xúc cơm ăn. Ở trường học thường xuyên tổ chức các chuyến thăm quan 1 ngày tới nơi làm việc của cha mẹ. Nhiều em đã chảy nước mắt vì chứng kiến cha mẹ là thợ dệt phải làm việc quần quật cả ngày bên máy khâu. Trẻ em Do Thái đều phải giúp bố mẹ làm việc nhà, kể cả những gia đình giàu có nhất. Sự nuông chiều vốn không phải là triết lý của người Do Thái, mà tình yêu của người mẹ dành cho con nằm ở khả năng tự lập và trưởng thành của người con sau này.

    Quan điểm
    34 34 comments on “Thế giới dạy dỗ con em họ như thế nào?”
  • 10 lý do bất ngờ và thú vị khiến bạn muốn đọc sách ngay

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/22/201404/07/2018

    Đọc sách là việc dễ dàng nhất trong những việc cả thế giới khuyên làm. Ai cũng có thể đọc sách, ở bất cứ đâu, tại bất cứ thời điểm nào trong đời, nơi nào trên thế giới, không cần phải đợi có cơ hội mới đọc được, không cần ai cho phép, chẳng cần phải giàu có hay thông minh, không cần phải xinh đẹp hay có sức khỏe tốt, sách dành cho tất cả mọi người, từ sang hèn tới học thức, từ các chuyên gia cho tới kẻ lao động bình thường… Không có gì phải bàn cãi hay nghi ngờ, đọc sách là một việc bổ ích dễ dàng, quá dễ dàng đến mức, mọi lý do bạn đưa ra để từ chối đọc sách, đều chỉ là ngụy biện… Sách là kho báu, nó mang lại cho bạn nhiều thứ quý giá hơn cả kiến thức. Nếu bạn vẫn cần một lý do để đọc sách, tôi sẽ cho bạn lý do...

    Quan điểm
    132 132 comments on “10 lý do bất ngờ và thú vị khiến bạn muốn đọc sách ngay”
  • Kinh Thánh – Những nguyên tắc làm giàu và thành công (chương 2 – phần 2)

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/14/201404/07/2018

    Nhận thức quan trọng nhất bạn phải thay đổi là học vì cái gì. Bố mẹ bạn khuyên bạn chăm học để lấy kiến thức, để có công việc lương cao nhưng tôi khuyên bạn đừng học để chỉ vì lấy kiến thức nhưng hãy học để nâng cao trí tuệ. Kiến thức là những công thức, những định lý, định nghĩa sách vở, nói một cách tổng quát là sự hiểu biết mà chúng ta học trên ghế nhà trường. Tri thức đương nhiên là quan trọng nhưng nó chỉ đơn giản là những công cụ. Bạn phải có trí tuệ để vận dụng những kiến thức này. Trí tuệ chính là sự khôn ngoan mà Salomon luôn nhắc đến trong các sách của ông. Các bạn nhớ rằng, Salomon không hề xin Thượng Đế tri thức, nhưng ngài xin Thượng Đế sự khôn ngoan.

    Quan điểm
    6 6 comments on “Kinh Thánh – Những nguyên tắc làm giàu và thành công (chương 2 – phần 2)”
  • Cái tôi của bạn như thế nào?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/05/201404/07/2018

    Nhà khoa học lừng danh thế giới Einstein đã viết: Ego = 1/Knowledge tạm dịch là cái tôi của con người sẽ tỷ lệ nghịch với kiến thức của người đó. Theo tôi nghĩ đây là vấn đề mà mỗi người chúng ta chắc hẳn ai cũng ít nhất một lần quan tâm đến. Vì ai cũng muốn mình sẽ có thể sống tốt, sống hòa nhập với mọi người xung quanh và hơn thế nữa ai cũng muốn mình được nể trọng và tôn kính. Nhưng lắm lúc chính nó – cái tôi của chúng ta khiến chúng ta mất đi bạn thân, ấn tượng xấu với đồng nghiệp rồi người xung quanh không hài lòng về chúng ta.

    Quan điểm
    16 16 comments on “Cái tôi của bạn như thế nào?”
  • Sự học

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/19/201404/07/2018

    Câu hỏi tại sao phải học lúc nào cũng là nỗi băn khoăn lớn của một người chưa trưởng thành như tôi. Có lúc nào đó bạn buông miệng nói rằng học hành bao năm thật vô nghĩa, vì mọi thứ sau này khi bạn làm việc chẳng giống những gì bạn đã học? Chuẩn bị ra trường và xin việc tôi mới hiểu được những điều này...

    Quan điểm
    10 10 comments on “Sự học”
  • Yêu thương là tri thức

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/20/201404/07/2018

    Có thể nói, những đứa trẻ như dòng lịch sử tái hiện cuộc đời của bố hay mẹ chúng. Nhìn những đứa con của họ lao động có thể lý giải cho việc tại sao cha mẹ chúng giàu có như vậy. Khái niệm không ai giàu ba họ không tồn tại trong suy nghĩ của người Do Thái. Với họ, sự giàu có là truyền thống kế tục từ đời này qua đời khác. Đời sau phải có trách nhiệm giữ gìn và phát triển sự giàu có của gia tộc chứ không phải hưởng thụ và làm hao hụt, mai một đến tiêu tán. Người Do Thái không đánh giá cao điểm số tối đa, họ không cần con cái họ học để lấy điểm cao. Họ cần con cái họ học và hiểu những gì chúng được dạy và biến lý thuyết sách vở thành hành động thực tế.

    Quan điểm
    16 16 comments on “Yêu thương là tri thức”
  • Osho – Chuyến bay của một mình tới một mình

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/20/201406/20/2018

    Thượng Đế là tuyệt đối một mình. Thời điểm bạn nói: “Là một với Thượng Đế” Thì bạn lại tạo ra người khác. “Thượng Đế” của bạn là phương tiện để trốn khỏi bạn - ngài trở thành người khác. Người khác là người vợ trước của bạn, những người bạn của bạn. Bây giờ bạn phải trở thành một với Thượng Đế, ngài là người khác. Nhưng bạn không thể trở thành một với ngài bởi vì bạn đã thực sự là một với ngài rồi. Sự tuyệt đối một mình của bạn là sự thực chứng rằng bạn là Thượng đế, rằng bạn không tách biệt với ngài. Không thể là một với ngài, không thể có sự giao cảm, bởi vì sự giao cảm là có thể chỉ khi có hai. Khi bạn nhận ra sự tuyệt đối một mình của bạn thì không phải là bây giờ bạn có thể giao cảm với Thượng Đế; bây giờ bạn là Thượng Đế, bạn là đấng linh thiêng! Ngay cả ngôn ngữ về nhất nguyên cũng là sự rơi rớt lại của nhị nguyên.

    Sưu tầm
    6 6 comments on “Osho – Chuyến bay của một mình tới một mình”
  • Trong cái xã hội mà đa phần chạy theo số đông

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/16/201404/07/2018

    Có những chuyện người ta nói công khai, trở thành điều quá đỗi bình thường, muốn xin vào ngân hàng phải chạy mấy trăm triệu, muốn xin làm giáo viên cũng phải mấy trăm triệu, muốn vào Sở này Bộ kia cũng phải mấy trăm triệu, bạn có tiền, phải, bạn được nhồi nhét vào một cái ghế yên vị như thế, bạn có cơ hội nhận hối lộ nhiều, cái ghế nào càng chắc, cơ hội ăn đút lót càng cao thì càng cần nhiều tiền để chạy chọt vào, rồi chúng ta đang đào tạo ra một tầng lớp lãnh đạo như thế nào? Tôi không vơ đũa cả nắm, vì thực sự có rất nhiều con người tâm huyết thực sự đang ngày đêm miệt mài cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho đất nước, nhưng thực sự lo sợ trước sự suy đồi đạo đức của một bộ phận không hề nhỏ trong xã hội bây giờ.

    Quan điểm
    4 4 comments on “Trong cái xã hội mà đa phần chạy theo số đông”
  • Định nghĩa của từ “học giỏi”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/08/201404/07/2018

    Báo chí hằng ngày đăng tin những học sinh giỏi xuất sắc, tuyên truyền những tấm gương học tập cao đẹp cho học sinh noi theo. Tuyên truyền những hình ảnh đẹp là một điều đáng làm nhưng nó sẽ chẳng giúp được những học sinh kém học tốt lên được vì đơn giản là trong người họ không có tài năng học tập mà thuộc một năng lực khác, nhưng xã hội thì chỉ coi trọng việc học một cách mù quáng.

    Quan điểm
    46 46 comments on “Định nghĩa của từ “học giỏi””
  • Nền giáo dục đích thực

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/01/201404/07/2018

    Nền giáo dục đó phải đào tạo ra những con người vừa có học thức, vừa có ước mơ hoài bão, có tâm hồn lành mạnh, biết yêu thương, không vô cảm trước đồng loại, trước những khoảnh khắc của cuộc sống. Ở đó người ta học để hiểu biết, để làm giàu kiến thức và tâm hồn cũng như làm chủ những kiến thức và kỹ năng đó. Chứ không phải học như một cỗ máy, học để “chất chữ vào kho” và không biết sử dụng thế nào.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Nền giáo dục đích thực”
  • Ký ức của những ngày đã qua

    Posted by Triết Học Đường Phố on 03/08/201404/07/2018

    Ngày đó khi vẫn còn đang là một cậu học trò hồn nhiên, vô tư mơ mộng ngày nào bỗng chốc sau một đêm bị biến thành một con người vô hồn, chỉ còn như một cái xác di động không hơn không kém. Sống và làm việc như một bản năng, một thói quen, một chương trình được cài đặt sẵn. Nó như một trò đùa của tạo hoá, giờ có thời gian để nghĩ lại thì mình mới thấy đó là những thử thách của cuộc sống dành riêng cho mình.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Ký ức của những ngày đã qua”
  • Hành trình tuổi 23!

    Posted by Triết Học Đường Phố on 03/02/201404/07/2018

    Cuộc đời giống như một chuyến hành trình dài thật dài, chắc chắn sẽ có những lúc một mình bạn độc bước trên những cung đường ở một vùng đất xa xôi nào đó. Khi ấy cũng đừng để nỗi cô đơn xâm chiếm chính bạn mà hãy vui lên. Vui vì chắc chắn đó là khoảng thời gian bạn học được nhiều nhất từ cuộc sống, khi mà bản năng sinh tồn trỗi dậy.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Hành trình tuổi 23!”
  • Động cơ lợi nhuận trong nền giáo dục Thụy Điển | Peje Emilsson

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/26/201404/07/2018

    Nhưng với giáo dục, tại sao động cơ lợi nhuận lại có nghĩa xấu, trong khi các sự kiện lại nói với chúng ta câu chuyện hoàn toàn khác? Công trình nghiên cứu của Giáo sư James Tooley cho thấy các trường tư thục và sinh lợi đã đạt được những kết quả tốt đẹp hơn rất nhiều so với các trường công lập trong việc giáo dục các trẻ em nghèo trong Thế giới thứ III. Còn công trình nghiên cứu của trường đại học Harvard (Harvard University) trong năm 2009 (do hai Giáo sư Paul E. Peterson và Matthew M. Chingos thực hiện) về thành tựu trong học tập tại các trường với mục đích kiếm lời và các trường phi lợi nhuận ở Mĩ, cho thấy các trường có mục đích kiếm lời có thành tích tốt hơn hẳn các trường phi lợi nhuận.

    Quan điểm, Sưu tầm
    0 0 comments on “Động cơ lợi nhuận trong nền giáo dục Thụy Điển | Peje Emilsson”
  • Học cho giỏi, sẽ sướng?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/24/201404/07/2018

    Nhiều bạn trẻ học rất khá, đạt nhiều thành tích học tập thời đến trường. Họ luôn nghĩ, tất cả cánh cửa cuộc đời đang mở. Đợi chờ mình! Nhưng khi đóng lại cánh cửa trường lớp, bước ra ngoài thế giới thật. Thì tôi tự hỏi: Bao nhiêu người bị tát cho một gáo nước lạnh vì thế giới ngoài này khác xa với thế giới màu hồng mà bản thân hay mơ mộng?

    Quan điểm
    0 0 comments on “Học cho giỏi, sẽ sướng?”
  • Chiến tranh, chiến tranh & chiến tranh

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/21/201404/07/2018

    Chiến tranh vẫn còn đó! Không đánh nhau nơi này thì họ đánh nhau nơi khác, không đánh nhau bằng vũ khí thì người ta đánh nhau bằng ngôn từ, bất cứ thứ gì có thể làm phương tiện để đánh nhau con người đều sử dụng. Đánh nhau bằng vũ khí chỉ là một biểu hiện rõ rệt của con quái vật chiến tranh có sức sống quá mãnh liệt mà thôi.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Chiến tranh, chiến tranh & chiến tranh”
  • Mạnh dạn để viết

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/19/201404/07/2018

    Triết gia Immanuel Kant nói: “Ngòi bút là thần linh của pháp quyền”, suy rộng ra ý nghĩa của câu nói đó, ta thấy ngòi bút còn là nơi thể hiện sức mạnh, phẩm chất, tinh thần và đức hạnh của người viết. Do lối viết của nhiều người khác nhau, nên nhiều khi chỉ cần nhìn vào cách viết của người nào đó ta cũng có thể suy đoán được kiến thức, tính tình, sự cẩn trọng hay khiêm tốn trong các câu chữ. Hay nói cách khác, ngòi bút chính là cái phản ánh của tác giả.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Mạnh dạn để viết”
  • Những điều người ta không nói khi dạy Triết Học

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/06/201404/07/2018

    Nên biết rằng, những gì gọi là nhập môn có hệ thống mà các thế hệ sinh viên đang học kỳ thật chỉ trình bày một chuỗi các trào lưu tư tưởng và các chủ nghĩa khô cứng, lỗi thời, nặng tính lịch sử. Mặc dù kiến thức đó là cần thiết cho nền móng của bạn nhưng nếu xem đó là tất cả thì ngôi nhà bạn xây mãi mãi không hoàn thành được.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Những điều người ta không nói khi dạy Triết Học”
  • “Nền giáo dục, nền tuyên truyền chính trị đã khiến cho thói quen đọc sách nằm ngoài chính thống hầu như không còn”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 01/30/201404/07/2018

    Theo quan điểm của ông, sự xuống cấp chung về đạo đức xã hội mà chúng ta đang lo lắng hiện nay, có phần nào nguyên nhân từ việc thiếu những tri thức nền, tri thức cơ bản như thế hay không? Đấy cũng là một trong những lý do hết sức cốt yếu. Giáo dục và văn hóa mà bất cập thì chúng ta phải trả giá hàng thế kỷ. Hiện trạng xã hội ta hiện nay có một phần rất lớn do lỗi trong hệ thống dẫn dến không phát huy được năng lực sáng tạo, không phát huy được độc lập tư duy và tự do học thuật...

    Quan điểm
    0 0 comments on ““Nền giáo dục, nền tuyên truyền chính trị đã khiến cho thói quen đọc sách nằm ngoài chính thống hầu như không còn””
  • 10 bài học cần ghi nhớ trước tuổi 30

    Posted by Triết Học Đường Phố on 12/02/201304/07/2018

    1. Tiền không bao giờ giải quyết được vấn đề thực sự Tiền là công cụ giúp bạn mua được những điều cần thiết trong cuộc sống, nhưng đó không phải là giải pháp giải quyết tận gốc vấn đề. Tiền không thể mua lại được những mối quan hệ đã đổ vỡ, chữa lành vết thương tâm hồn, làm bạn bớt cô đơn hơn hay mua được hạnh phúc. Đừng quá phụ thuộc và đặt quá nặng vấn đề vật chất, bạn sẽ bỏ qua nhiều thứ thật sự quan trọng trong đời đấy.

    Quan điểm
    0 0 comments on “10 bài học cần ghi nhớ trước tuổi 30”
  • Tâm sự cùng các bạn trẻ nhân Ngày Thầy Giáo

    Posted by Triết Học Đường Phố on 11/19/201304/07/2018

    Vì đã có nhiều lời chúc tụng đến thầy cô vào ngày này rồi, cho nên tôi thiết nghĩ một vài điều để tâm sự cùng học trò về thầy giáo có lẽ là điều hữu ích hơn, nhất là trong giai đoạn hiện nay của xã hội Việt Nam mình và cách vượt qua sự tha hoá quá mức của ngành giáo dục tại Việt Nam. Hơn nữa, từ một góc độ nhìn đơn giản, nếu không có người cần học, không có học trò, thì làm sao có thầy?

    Quan điểm
    0 0 comments on “Tâm sự cùng các bạn trẻ nhân Ngày Thầy Giáo”
  • Nói với con khi con mười ba tuổi: Hoa ngọc lan

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/20/201304/07/2018

    Và con, con gái yêu của bố mẹ, mẹ muốn con là mùa xuân bất tận, với vẻ đẹp tự nhiên của nó. Con hãy luôn là chính mình! Con hãy tự tạo nên một style của riêng mình con nhé! Muốn vậy, như mẹ vẫn thường nhắc, con chịu khó đọc sách, luôn có ý thức trau dồi kiến thức của mình về nhiều mặt, sách sẽ đem đến cho con nhiều điều kỳ diệu! Rồi một ngày kia, biết đâu đấy con có thể nhận được món quà vô giá khi con 18 tuổi như cô bé con người gác rừng trong truyện Lẵng qủa thông của Pautovxki! Tại sao không nhỉ? Mẹ tin vào điều đó!

    Quan điểm
    0 0 comments on “Nói với con khi con mười ba tuổi: Hoa ngọc lan”
Previous Page
1 2