search chat play-circle-outline angle-down angle-right angle-left icon-menu
Skip to content

Triết Học Đường Phố 2.0

Tri thức — Trí tuệ — Giác ngộ

  • 🔥 PRANA Token
  • 🐟 THĐP Deep Club
  • 📻 THĐP RADIO
  • 📺 THĐP Youtube
  • 📕 (New) [PDF Ebook] Cẩm Nang Nofap (version 2)
  • Tạp chí Aloha – THĐP 2.0 Magazine
  • THĐP translations
    • Videos
    • Terence Mckenna
    • Cryptocurrency
    • Zen Pencils
  • Reviews
    • Tủ Sách THĐP
  • Tôn Giáo – Tâm Linh
    • God
  • Sáng tác
  • Quan điểm
  • Sưu tầm
  • Tham gia viết bài
  • Donate – Ủng hộ
  • About us – Về chúng tôi (2020)
  • Contest
  • Đăng nhập
  • Nhắn tin
Search
  • Tag: khởi nghiệp

  • Làm thế nào để Hành Động và Đạt Tới mục tiêu trong bất kỳ hoàn cảnh nào?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 03/17/202103/28/2021

    (960 chữ, 4 phút đọc) Não bộ chúng ta được vận hành để chống lại với khó khăn, nhưng lại thuận theo sự thoải mái. Khi nó cảm thấy điều gì đó mới mẻ, phải dùng nhiều nỗ lực khiến nó cảm thấy không được thoải mái như ban đầu, nó sẽ chống lại kế hoạch của bạn.

    Sưu tầm
    0 0 comments on “Làm thế nào để Hành Động và Đạt Tới mục tiêu trong bất kỳ hoàn cảnh nào?”
  • Câu hỏi gây khó chịu nhất lịch sử nhân loại

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/06/201504/07/2018

    Hành trình quan trọng nhất của cuộc sống mơ ước bắt đầu bằng cuộc hành trình tìm kiếm chính mình, tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi "Tôi là ai?" Tôi đã từng đặt ra rất nhiều mục tiêu khác nhau. Hầu hết trong số đó đều trở nên vô nghĩa chỉ sau một thời gian ngắn. Tôi nhận ra mình không hề muốn bất kì điều gì trong số những khao khát trước đây. Tôi đã không hiểu chính mình. Vậy mà, có lúc tôi lại khuyến khích những người khác phải xác định rõ mục tiêu trong khi chưa hề tìm hiểu những gì họ đang phải trải qua. Đỉnh điểm của sai lầm này chính là những câu hỏi hời hợt, máy móc dành cho một người em, một người bạn đang rất cần sự hỗ trợ. May mắn thay, sau buổi sinh hoạt đáng nhớ ấy, tôi vẫn còn có cơ hội để trao đổi cùng Tuấn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội thứ hai để sửa sai.

    Quan điểm
    10 10 comments on “Câu hỏi gây khó chịu nhất lịch sử nhân loại”
  • Ý nghĩa của khởi nghiệp là thay đổi thế giới

    Posted by Triết Học Đường Phố on 03/20/201504/07/2018

    Hệ thống cũ đang dần sụp đổ trước mắt bạn. Nhưng tôi biết bạn cũng sợ hãi như tôi đã từng sợ hãi. Bởi vì bạn có thể sẽ không thể sống sót nếu bạn kháng cự lại guồng quay đó. Bạn có thể sẽ phải trả giá và bạn lo sợ cho cái giá phải trả. Nhưng cuộc đời này, món hàng nào cũng có giá cả. Việc từ bỏ chính con người mình để sống trong guống quay đó cũng chính là cái giá phải trả cho nỗi sợ hãi và sự yếu đuối triền miên của bạn: Bạn chưa bao giờ là một con người thực sự.

    Quan điểm
    4 4 comments on “Ý nghĩa của khởi nghiệp là thay đổi thế giới”
  • Du học, “Về đi, đừng ở!”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 01/07/201504/07/2018

    "Tôi không dám trả lời những điều trên, chỉ đưa ra một câu hỏi cho các bạn để chúng ta cùng suy ngẫm. Câu trả lời là của riêng mỗi người, nhưng nó sẽ chỉ được gọi là câu trả lời nếu bạn thực sự ngồi xuống và cân nhắc cho thật cẩn thận. Chỉ nên nhớ rằng, giá trị của mỗi người con dân tộc Việt vẫn luôn nằm đó, khát khao vươn lên từ bùn đất, và tỏa sáng rực rỡ như những ngôi sao vàng."

    Quan điểm
    113 113 comments on “Du học, “Về đi, đừng ở!””
  • Thực tập – sinh viên trông chờ vào ai?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 01/04/201504/07/2018

    Khi bạn tham gia 100% tâm trí vào một công việc dù nhỏ nhất, chắc chắn bạn sẽ là một điểm sáng. Và khi người ta tin bạn làm tốt được việc nhỏ thì mới dám giao cho các bạn những việc lớn hơn. Nói gọn là việc nhỏ Làm Được thì việc lớn mới Được Làm.

    Quan điểm
    2 2 comments on “Thực tập – sinh viên trông chờ vào ai?”
  • Thất nghiệp — Sinh viên Việt Nam hãy sử dụng 2 chiếc chìa khóa của mình

    Posted by Triết Học Đường Phố on 12/23/201404/07/2018

    Có thể nói đất nước chúng ta “Trọng Trí” chứ không “Trọng Thương” nhưng tư duy đó đã và đang biến mất trong xã hội hiện nay. Các bạn sẽ sinh viên nếu ra trường không có việc làm thì hãy khởi nghiệp. Còn nếu không có thể là trong nước thì hãy ra nước ngoài. Cái quan trọng là bạn dám làm với tất cả nhiệ huyết của mình để có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhất.

    Quan điểm
    20 20 comments on “Thất nghiệp — Sinh viên Việt Nam hãy sử dụng 2 chiếc chìa khóa của mình”
  • Freelancer – Công việc làm nên một tuổi trẻ đầy ý nghĩa

    Posted by Triết Học Đường Phố on 12/16/201404/07/2018

    Một vài người bạn của tôi nói rằng: “Sau khi tốt nghiệp đại học, tao muốn đi làm nhưng ở đâu cũng cần kinh nghiệm. Ai cho tao kinh nghiệm?” Có một sự thật là trong lớp người trẻ rất nhiều người nói thế. Ai cho bạn kinh nghiệm? Nếu không phải là chính bạn. Vậy làm cách nào để có được kinh nghiệm trong ngành hay nghề bạn yêu thích.

    Quan điểm
    34 34 comments on “Freelancer – Công việc làm nên một tuổi trẻ đầy ý nghĩa”
  • Nếu bạn hoàn hảo để được tuyển dụng, thì bạn sẽ không được nhận!

    Posted by Triết Học Đường Phố on 12/09/201404/07/2018

    Đó chính là vấn đề, sẽ không có gì cho bạn để học hỏi, ko có gì để bạn có thể trưởng thành. Giám đốc nhân sự sẽ ngồi trong cuộc phỏng vấn, nói với bản thân anh ta/cô ta rằng, ồ đây là một ứng cử viên tài năng. Liệu họ sẽ trở nên nhàm chán trong vòng 6 tháng tới và rời bỏ? Liệu mình có nên chọn người trình độ thấp hơn và có thể trưởng thành theo thời gian, có thể trả họ ít hơn và có họ trong vòng 2-3 năm tới.

    Quan điểm
    4 4 comments on “Nếu bạn hoàn hảo để được tuyển dụng, thì bạn sẽ không được nhận!”
  • Thôi đừng làm chủ

    Posted by Triết Học Đường Phố on 11/25/201404/07/2018

    Làm chủ trước tiên là làm chủ bản thân, làm chủ thời gian của chính mình, hoạt động, việc làm của chính mình. Tự mình tạo ra giá trị cho bản thân không cần qua sự thừa nhận của một ông chủ khác nào hết. Còn nếu có bạn hỏi: "Nếu ai cũng làm chủ thì ai làm nhân viên, Việt Nam quá chật chội vì thầy nhiều hơn thợ rồi." Thì ôi không, bạn hiểu sai ý tôi rồi, những người chủ mà bạn vừa nhắc, là những "ông chủ làm thuê", đó không phải kiểu làm chủ tôi khuyến khích. Kiểu chủ tôi đang cố khuyên mọi người bước vào, là một kiểu chủ tự do hơn, hào hứng hơn và giá trị hơn rất nhiều.

    Quan điểm
    48 48 comments on “Thôi đừng làm chủ”
  • Tuổi trẻ, cứ bay xa…

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/30/201404/07/2018

    Cứ đi, cứ khám phá, cứ học hỏi. Tình cảm quê hương nó nằm trong máu rồi, không ai bắt các bạn thể hiện tình yêu quê hương bằng cách phải suốt đời sống chết với quê hương, không rời quê hương nửa bước. Dù đi xa, nhưng trong tâm trí bạn luôn hướng về quê hương, để khi mình thực sự trưởng thành, có cơ hội sẽ trở lại quê hương phục vụ, xây dựng và đóng góp nó theo cách của bạn, đó mới chính là tình yêu quê hương cao cả nhất.

    Quan điểm
    12 12 comments on “Tuổi trẻ, cứ bay xa…”
  • 4 nhân tố làm nên thành công

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/15/201404/07/2018

    Và “sự ám ảnh” phải được bộc lộ thông qua thái độ sống của bạn. Có một câu nói của Roman Price mà tôi vô cùng tâm đắc rằng: “Nếu bạn đang tìm kiếm một ai đó để thay đổi cuộc đời bạn, hãy nhìn vào gương.” Thay thái độ, đổi cuộc đời từ xưa đến nay chưa bao giờ là một triết lý cũ mòn.

    Quan điểm
    22 22 comments on “4 nhân tố làm nên thành công”
  • Bạn có yêu công việc của mình không?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/02/201404/07/2018

    Bạn có thể đã có một thời gian mất phương hướng, loay hoay và bế tắc trong công việc nhưng đến thời điểm bây giờ, khi tôi hỏi “bạn có yêu công việc của mình không?” và nhận được câu trả lời “có” của bạn, tôi cho là tôi vô cùng ngưỡng mộ bạn. Tôi ngưỡng mộ bất cứ ai khi đọc bài này và có câu trả lời “có”. Vì bạn biết rồi đấy, bạn chỉ có một cuộc đời, một lần sống nhưng bạn có nhiều lựa chọn, nhiều con đường và nhiều công việc. Hãy chọn cho đúng để bạn luôn cảm thấy cuộc đời này ngày nào cũng đáng sống, và con đường đi làm hàng ngày của bạn sẽ ngắn hơn, nhiều tiếng hát hơn (nếu bạn biết hát và huýt sáo) và nhiều niềm vui hơn.

    Quan điểm
    10 10 comments on “Bạn có yêu công việc của mình không?”
  • Kiên trì – Bí quyết thành công

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/21/201404/07/2018

    Khi bạn quyết định giá trị của chính mình, không phải ai cũng nhìn thấy được, cũng tham gia với bạn, cũng có được tầm nhìn đó. Bạn phải biết rằng, bạn là một người đặc biệt. Việc hòa nhập và lôi kéo mọi người vào công việc của bạn là cần thiết. Những người khát khao chiến thắng, những người không chịu dừng bước và không chịu thua kém ai, những người muốn xây dựng lại cuộc sống của mình và những người muốn được hơn như vậy. Những người đang tiến đến giấc mơ, những người thắng cuộc, hãy đi cùng những người đó. Những người đang tiến đến giấc mơ của mình là những người hiểu rằng, giấc mơ có thành hiện thực hay không là tùy vào họ.

    Quan điểm
    4 4 comments on “Kiên trì – Bí quyết thành công”
  • Chừng nào chúng ta giàu có?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/19/201404/07/2018

    Nghĩ hãy lớn, nhưng hành động phải thật nhỏ. Trên mỗi bước hành động, bạn và tôi có thể sẽ gặp rất nhiều cơ hội để tìm kiếm sự thịnh vượng, nhưng bạn phải đủ tinh mắt và hiểu biết để biến cơ hội thành sự giàu có. Đồng thời hãy nhớ, mỗi bước đi của bạn phải thật sự vững chắc, bởi “cái gì đến nhanh thì cũng đi nhanh” và bền vững là đích cuối cùng của sự thịnh vượng.

    Quan điểm
    10 10 comments on “Chừng nào chúng ta giàu có?”
  • Tư tưởng làm… thuê cho nhà nước

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/16/201404/07/2018

    Đầu tiên, bạn hãy làm chủ bản thân, biết rõ mình cần gì ở cuộc sống và phát hiện niềm đam mê thông qua phát triển điểm mạnh của chính mình (điểm mạnh là công việc bạn càng làm càng cảm thấy mạnh mẽ, và càng làm càng thấy thời gian sao trôi qua nhanh quá hoặc bạn hạnh phúc khi làm xong công việc.). Sau đó, hãy làm chủ “thời gian“ của người khác. Bởi bạn nên nhớ, người nghèo thì luôn bán thời gian của mình, còn người giàu luôn tìm cách mua thời gian của người khác. Bạn muốn mua thời gian hay bán thời gian?

    Quan điểm
    22 22 comments on “Tư tưởng làm… thuê cho nhà nước”
  • Khát khao “dốc hết trái tim” của chàng trai 24 tuổi

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/09/201404/07/2018

    Phong chia sẻ: “Có lúc, mình chỉ muốn nói “mọi người đừng kể nữa” vì không khí quá nặng nề. Nhưng rồi cả nhóm đều ngộ ra, dù cãi nhau tới mấy, mọi người vẫn còn thương Windmills. Còn quá nhiều thứ tốt đẹp trên thế giới này, và chúng mình còn trẻ, chỉ mới 23, vẫn muốn sống tiếp với khát khao. Cuối cùng, tụi mình quyết định dốc hết sức xây giấc mơ Windmills một lần nữa”. 24 tuổi, Nguyễn Đăng Phong vẫn chưa kịp cầm tấm bằng tốt nghiệp ĐH Mở TP.HCM. Phong còn bận rộn đi về giữa Đà Lạt và TP.HCM chăm lo cho Windmills. Phong và cộng sự để lại trong lòng những người đang hoài nghi thế hệ trẻ nhiều suy nghĩ. Về làn sóng cuộn trào của những người Việt chẳng có gì trong tay ngoài tuổi trẻ sôi sục khát khao, sẵn sàng dấn thân, sẵn sàng theo đuổi một giấc mơ lớn vượt tầm vóc.

    Quan điểm
    22 22 comments on “Khát khao “dốc hết trái tim” của chàng trai 24 tuổi”
  • Thư chúc mừng trượt đại học

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/07/201404/07/2018

    Thế giới không hoàn toàn là ánh sáng và cầu vồng. Nó là một nơi rất khốn khổ và khó chịu, người khác không quan tâm bạn đang khó khăn thế nào, khó khăn nó sẽ đánh gục bạn phải quỳ, và giữ bạn ở đó mãi mãi nếu bạn để nó làm thế. Bạn phải sẵn sàng đối đầu nó, sự cứng cỏi, chịu đựng thế nào khi bạn bị đánh và bạn vẫn tiếp tục tiến về phía trước. Bạn chịu bao nhiêu và vẫn vững bước đi lên. Chiến thắng được tạo ra là như thế đó. Bạn phải nhớ điều này: “ Những cây mạnh nhất, khỏe nhất thường sống ở những nơi cằn cỗi nhất.”

    Quan điểm
    85 85 comments on “Thư chúc mừng trượt đại học”
  • Những lẽ nghịch đời: Đến lúc phụ huynh cũng nên được… định hướng lại

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/02/201404/07/2018

    Buồn thay cái quan niệm, không có tấm bằng chẳng có tương lai. Một nền giáo dục đào tạo ra những người vô dụng thì nó có vô dụng không? Tất nhiên tôi hoàn toàn không phản đối việc học, giáo dục là cần thiết, nhưng dạy cái gì, nội dung gì mới là quan trọng. Kiến thức là quan trọng nhưng thực hành còn quan trọng gấp bội phần nữa mà sao chúng ta chẳng chịu nhận ra mà thay đổi? Buồn làm sao, chúng ta đang được ở trong một nền giáo dục mà ngoài lý thuyết ra, còn có lý thuyết, và... lý thuyết nữa. Chỉ toàn là lý thuyết.

    Quan điểm
    52 52 comments on “Những lẽ nghịch đời: Đến lúc phụ huynh cũng nên được… định hướng lại”
  • “Không bỏ đại học mới là ngu!”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/31/201404/07/2018

    Một điều nữa, bỏ đại học không có nghĩa là ngừng học, tôi vẫn đọc sách rất nhiều, nghiên cứu rất nhiều những gì mà tôi cần cho cuộc sống. Tôi viết lách khá nhiều. Tôi tạo lập các mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau bởi vì tôi nghĩ cuộc sống là sự rộng lớn tột cùng. Tôi hiểu rằng học từ người khác, nhất là học từ những người tuyệt vời thì quan trọng hơn học từ sách vở nhàm chán. Có những người mà tôi xem như những người thầy vĩ đại. Có quá nhiều người mà tôi biết ơn họ một cách sâu sắc vì đã giúp đỡ tôi một cách hết mình nhất có thể, kể cả khi thuận lợi và khi khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua.

    Quan điểm
    156 156 comments on ““Không bỏ đại học mới là ngu!””
  • Việt Nam: Làm giàu từ nông nghiệp, tại sao không?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/30/201404/07/2018

    Ai cũng muốn làm giàu, nhất là thế hệ trẻ chúng ta, nhưng tại sao luôn là các ngành công nghệ, dịch vụ, kinh doanh mới chịu? Chúng ta chẳng có thế mạnh gì ở các lĩnh vực đấy cả, hơn nữa làm nông nghiệp không phải là làm kinh tế sao? Làm nông nghiệp thì không được thành lập công ty, không được làm giám đốc à? Làm gì có chuyện đó. Nên các bạn của tôi ơi. Nếu như bạn đang đau đáu về những biện pháp làm giàu bền vững, nếu như bạn đang phân vân và hoài nghi về những dự định hay kế hoạch mơ hồ cho tương lai. Hãy thử một lần, suy nghĩ đi, bạn có thể làm gì với nông nghiệp?

    Quan điểm
    29 29 comments on “Việt Nam: Làm giàu từ nông nghiệp, tại sao không?”
  • 3 loại động lực làm việc

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/20/201404/07/2018

    Ba yếu tố tạo ra động lực tự thân thực sự: Tự chủ: Khao khát được làm chủ cuộc sống của chính mình. Thành thạo: Niềm thôi thúc không ngừng hoàn thiện và bổ sung kiến thức về các vấn đề bất kỳ. Lý tưởng: Khao khát được cống hiến không vì bản thân mình.

    Quan điểm
    2 2 comments on “3 loại động lực làm việc”
  • Về niềm đam mê và con đường phát triển cá nhân

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/19/201404/07/2018

    Với quan điểm cá nhân, việc đầu tiên với mọi bạn trẻ là các bạn cần phải chủ động tìm hiểu xem mình mạnh điểm gì, muốn làm cái gì trong tương lai, bạn muốn trở thành một người trong lĩnh vực nhân sự, tài chính, công nghệ thông tin hay đơn giản chỉ là một anh thợ cơ khí. Bạn cần phải đứng lên chính kiến của mình rằng đó làm đam mê của tôi, tôi không thể hạnh phúc nếu không được khám phá nó và dù cả thế giới có quay mặt đi thì tôi vẫn kiên cường nghiên cứu thứ mà tôi đam mê vì tôi hạnh phúc với nó, đó là cuộc sống của tôi.

    Quan điểm
    32 32 comments on “Về niềm đam mê và con đường phát triển cá nhân”
  • Một lần làm lãnh đạo

    Posted by Triết Học Đường Phố on 07/18/201404/07/2018

    Lớp event chúng tôi được chia làm 2 nhóm, thứ nhất, để tập cách làm việc chung với nhau, thứ hai, để chuẩn bị cho bài luận văn tốt nghiệp vào cuối khóa. Mỗi nhóm khoảng 12 thành viên, với nhiều cấp độ: sinh viên muốn học hỏi thêm, người đi làm cần một bằng cấp chuyên môn hoặc một người trong ngành đầy kinh nghiệm muốn tích lũy thêm kiến thức và kết nối với những người cùng lĩnh vực. Tôi thì đơn giản chỉ đi học vì thấy thích chứ vẫn chưa biết mình sẽ làm gì cụ thể với nó. Tôi cũng chả có mấy hiểu biết về lĩnh vực này ngoài một ít kinh nghiệm tổ chức vài chương trình nho nhỏ ở cấp độ sinh viên với khoảng trên dưới 50 người.

    Quan điểm
    6 6 comments on “Một lần làm lãnh đạo”
  • Ra trường rồi, giờ theo startup hay theo công ty khủng?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/24/201404/07/2018

    Nhiều người cho rằng ở những công ty lớn, nếu nhân viên có muốn đóng góp ý kiến cho các dự án lớn thì thường sẽ rơi vào trường hợp “cảm ơn em đã phát biểu, mời em về chỗ”, nhưng ở startup các ý kiến sẽ luôn được lắng nghe và được xây dựng đóng góp. Ít ra là tỉ lệ ý kiến được đón nhận cao hơn bội lần. Nếu bạn muốn được công ty đánh giá cao và trân trọng như khả năng của mình ngay từ những ngày đầu, có lẽ startup là một lựa chọn không chê vào đâu được. Dù gì thì làm vua nước nhỏ hơn là làm quan nước lớn, bạn có suy nghĩ khác không?

    Quan điểm
    82 82 comments on “Ra trường rồi, giờ theo startup hay theo công ty khủng?”
1 2 3
Next Page