Nhếch mép trong vài giây, tôi ngộ ra tuổi 18 xa xưa, thấy mình sao thiếu nhiều thứ quá, thấy không được tự tin, rồi cứ loay hoay tìm tòi “học thêm” chắp vá, thiếu gì học đấy, không biết bắt đầu từ đâu, đâu là thứ căn bản học đầu tiên, những điều mà đáng ra tôi có cơ hội được học và áp dụng ngay từ khi đeo phù hiệu học sinh, cũng ngỡ ra những thứ “học thêm” sau tuổi 18 có ích khoảng 70% vào cuộc sống nói chung công việc nói riêng, không bổ ngang cũng bổ dọc và ngay cả khi lúc này, tôi vẫn vừa áp vừa cải thiện, cập nhật kiến thức “học thêm thực sự.” Một trong những lý do giải thích cho sự thiếu hiểu quả sau khi sinh viên/người đi làm tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng sống, kỹ năng mềm là: chúng ta được học...quá trễ! Khi chính thức bước vào đời, chúng ta thiếu rất nhiều hành trang cơ bản. 12 năm với độ tuổi tiếp thu rất tốt nhưng không học được nhiều là một sự lãng phí khổ lồ vô hình.
-
-
Phải học thêm? Học thêm cái gì?
-
“Thế hệ gấu bông” và những “chàng cao bồi nhỏ tuổi”
Tôi không hiểu nhiều bậc phụ huynh thành thị nghĩ gì khi bao bọc con em quá kĩ như vậy, liệu họ có bón được từng thìa cơm cho con họ cả đời? Con cái sau 18 tuổi sẽ xa gia đình, đi học hoặc đi làm. Chúng sẽ lấy gì để tự lập khi chỉ biết mỗi việc đánh răng?
-
Từ những câu chuyện thành công nghĩ về việc dạy và học
Lại có ý kiến cho rằng nên cấm học thêm, vì như thế là không công bằng. Thế nào mới là công bằng? Chẳng nhẽ bắt tất cả mọi người học cùng một giáo trình, luyện tập cùng một thời lượng ròi đi thi cùng một bài mới là công bằng? Không, đấy là cao bằng chứ không phải công bằng.
-
Mười nghìn đồng và cái tát đầu tiên
Khi lớn lên, tôi gọi đó là những cái tát đầy động lực, cũng như cái tát mà Gemma "tặng" cho Ruồi Trâu khiến anh quyết chí vượt biên sang Argentina xa xôi, dựng hiện trường tự tử giả, để rồi mười ba năm sau là sự trưởng thành nhận thức đến mức choáng váng; một vài tin tức về sự ra đi của nghệ sĩ Văn Hiệp mà tôi từng đọc được trên mạng cũng có nhắc đến cái tát "để đời" mà diễn viên Hòa Tâm dành cho ông khi thử diễn một cảnh khóc, đưa ông đến con đường nghệ thuật
-
Học hay nhồi sọ?
Lớp 1 các em thích học vì đó là một điềm mới lạ, vào lớp 2, các em đã hiểu thế nào là “học”! Mới một năm, cái tình yêu đó đã giảm như vậy thì sau 12 năm thế nào? Lại cộng thêm cả những buổi học thêm kia nữa! Tôi biết các vị đã từng trải qua những năm học sinh. Nhưng giờ khác rồi, ngày xưa bố mẹ tôi đi học, hoàn toàn vui vẻ, không áp lực! Bây giờ, hãy nhìn đứa con của các vị, áp lực thi cử áp lực điểm số… đã đủ khốn khổ lắm rồi! Bây giờ, các em còn phải chịu cả áp lực từ chính quý vị! Mệt mỏi vô cùng dù rằng, tôi biết các vị rất yêu đứa con mình!
-
Đừng lãng phí thời gian của con trẻ
Hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp đại học, ra ngoài cuộc đời, mới bắt đầu thực sự sống cuộc đời của chính mình, đầy bỡ ngỡ, va vấp và đau khổ cho sự lơ ngơ của chúng. Chúng muốn làm việc được hầu như phải tự học lại từ đầu hoặc các công ty phải đào tạo gần như từ đầu. Chúng đã phí hoài bao nhiêu năm cho việc làm hài lòng cha mẹ và thầy cô, phí hoài bao nhiêu năm để trả lời cho mình câu hỏi mình là ai, mình muốn gì và mình phải tự đứng lên bằng đôi chân của mình như thế nào?
-
Muốn có đạo đức, hãy để thị trường được tự do
Nguyên nhân cốt lõi của các vấn đề này không phải do sự suy đồi đạo đức mà nằm ở sự méo mó của thị trường trong các lĩnh vực có sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước. Bệnh viện và trường học là hai ví dụ điển hình.