(1059 chữ, 4 phút đọc) Một học sinh không cần phải đam mê trường lớp để thành công trong học tập.
-
-
[THĐP Translation™] Vì sao những học sinh thành công nhất không có đam mê dành cho trường lớp
-
[Truyện ngắn] Cô bé Hạt Tiêu – Quyển 2, tập 2: Dự báo thời tiết
(2270 chữ, 9 phút đọc) "Nếu lũ khủng long sống đến năm Gà Trống 1490, chúng sẽ được chứng kiến Jack Bố lên làm tổng thống."
-
Tản mạn kỳ thi đại học
Nhìn thấy lớp trẻ bây giờ thiếu nhiều quá: Thiếu tư duy sáng tạo trong học tập; thiếu sự tìm tòi khám phá điều khó, điều mới; thiếu các kiến thức về lịch sử, xã hội; và nguy hiểm nhất là không có thói quen đọc sách.
-
Giáo dục có còn là chính nó?
Bởi những lời nói, những lời dạy bảo không chỉ là những câu từ hoa mỹ và cái gật đầu răm rắp của người nghe mà nó còn là sự trải nghiệm. Luôn luôn phải có sự trải nghiệm thì người ta mới nhận ra giá trị và tinh hoa của những câu nói để đời ấy.
-
Hãy xua đi bóng tối của ban ngày
Mỗi ngày tôi lại tìm đến một khoảng tối của tâm hồn mình để hy vọng và cố gắng dọn dẹp lại nó, để tìm đường cho ánh sáng đến được với nó. Và như thế, từng ngày, từng ngày tôi phát hiện ra mình có quá nhiều những góc tối trong tâm hồn. Tôi đi tìm sự thanh thản.
-
Vài suy nghĩ về vụ đánh bạn hội đồng lớp 7 ở Trà Vinh
Có ai xem phim xã hội đen Hồng Kông không? Cũng đánh nhau, chém lộn, bắn giết búa xua nhưng mà rất đạo nghĩa, đôi khi một đại ca xông pha chém giết để bảo vệ đàn em, bạn bè yếu thế. Còn ở Việt Nam, các "đàn chị lớp 7" ở Trà Vinh thì ngược lại, ăn hiếp và đánh những người hiền lành, yếu hơn mình. Nhục nhã hơn nữa là đánh theo kiểu hội đồng. Những đứa này hình phạt tốt nhất là tạm đình chỉ học, đưa đi trung tâm giáo dục trẻ vị thành niên cho đi lao động chân tay từ 1 tới 6 tháng thử xem về nhà có biết suy nghĩ thương cha mẹ, bạn bè không?
-
Trường đại học: Chiến trường hay thị trường?
Tôi nghĩ chúng ta nên nhìn nhận và vận hành nền giáo dục theo cơ chế thị trường. Chữ “thị trường” ở đây không có nghĩa là một môi trường bát nháo người mua kẻ bán để làm đảo lộn hết mọi giá trị của nền giáo dục “tôn sư trọng đạo”. Tính “thị trường” sẽ điều tiết, hướng dẫn các bên liên quan thực hiện đúng chức năng của mình theo quy luật cung cầu.
-
Để giáo dục được thực tiễn hơn
Điều tôi muốn nói là có những chi tiết nhỏ, chúng ta vì vội vàng, vì nghĩ nó đơn giản ai cũng biết và bỏ qua. Những cái đầu non trẻ mới lớn còn thiếu sót lắm. Chúng ta cần tỉ mỉ hơn. Có bao nhiêu học sinh được dạy là các em nên chủ động tìm hiểu kiến thức, trường học chỉ dạy cho các em một số kiến thức cơ bản. Học sinh hay nghĩ mình bị áp đặt phải học cái này, đây là thứ các em cần học mà chưa ai nói thêm còn nhiều thứ khác các em sẽ tự khám phá.
-
Đại Học ở Canada
Vì tất cả môn học đều tự chọn nên sinh viên phải tự sắp xếp thời khóa biểu cho chính mình chứ không phải do nhà trường. Sinh viên còn phải tự đăng ký danh sách thi cử và gởi lại cho nhà trường, nếu chưa đủ số lượng sinh viên cho một phòng thi thì các sinh viên phải tự mời nhau tham gia cho đủ số lượng. Không có kỳ thi nào cả, chỉ cần đủ số lượng là thi, thi cử diễn ra hàng tuần, hàng tháng suốt năm học. Điều này dẫn đến việc học và thi của sinh viên: rất rảnh rỗi hoặc rất bận rộn, tùy vào bạn chứ không do ai cả.
-
Những ý tưởng lột xác giáo dục
Giáo dục phải tuyệt đối tôn trọng sự thật, trong mọi lĩnh vực và mọi hành động. Chỉ khi nào sự thật được tôn trọng, dù cho nó không tốt, thì lúc đó chúng ta mới có thể ngậm ngùi oai phong đứng lên từ đống tro tàn, rũ bỏ quá khứ như loài chim Phượng Hoàng cao quý rũ bỏ lớp tro. Chứ cứ mãi nhầy nhụa trong đám tro tàn của những thứ cũ kỹ, giấu diếm, những lời dối trá và những câu chuyện bị bóp méo, thì ta mãi chỉ là loài quạ đen tầm thường bị cả thế gian nhìn bằng con mắt mỉa mai khinh thường. Sao ta có thể chấp nhận chuyện đó? Sao ta có thể để cho con cháu mình sống trong một viễn cảnh như vậy?
-
Viết về quan niệm của người Việt: Sự tai hại của những đồng tiền khôn và suy nghĩ “trẻ con thì biết cái quái gì?”
Một xã hội trọng đồng tiền, tôn đồng tiền lên trước mọi giá trị cuộc sống là một xã hội tồi tệ. Xã hội tồi tệ bởi những nét văn hóa tồi tệ. Chính chúng ta là người tạo ra nó, thì hãy tìm cách thay đổi nó, hãy bớt than van đi. Chính tay ta dúi cho mấy ông cảnh sát vài trăm ngàn rồi về chửi bới họ làm tiền. Ta trách xã hội trọng đồng tiền nhưng chính ta cũng chẳng hề xem nhẹ nó. Ta đòi tăng lương khi bản thân chẳng làm được gì hơn những việc đã được kí kết thỏa thuận trong hợp đồng.
-
Đất nước thời bình — Văn hóa thời loạn
Văn hóa là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá sự tiến bộ, phát triển một xã hội, một dân tộc. Thế nhưng không khó để nhận ra những giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc đang dần bị mai một, xuống cấp. Tất cả như đập vào mắt chúng ta hàng ngày, mọi lúc mọi nơi, nếu chúng ta thấy điều đó ở ngoài đường, chúng ta cũng có thể thấy điều đó ở cơ quan, ở quán ăn, nơi vui chơi, trong nhà trường, và ở ngay tại gia đình... Vậy, đâu là nguyên nhân của sự xuống cấp này?
-
Thay đổi nền giáo dục tương lai từ việc thay đổi nhận thức và hiểu biết của chính mình
Càng ngày chúng ta càng tỏ thái độ chán nản đối với chương trình giáo dục hiện hành, chúng ta mong chờ điều gì đó thay đổi, những thay đổi cốt yếu và hiệu quả chứ không phải thay đổi kiểu bắt học sinh mua máy tính bảng, thay đổi đồng phục màu này màu kia, hạ học phí đổi giờ học... Không, cái chúng ta cần, là chất lượng giáo dục, trường học phải là nơi lan truyền kiến thức lẫn sự hiểu biết, trau dồi nền móng tính cách con người và nhất phải là nơi khơi gợi sự tò mò, học hỏi và sáng tạo nơi học sinh. Đó mới là cái chúng ta thực sự cần.
-
Giáo dục thiếu đạo đức
Featured Image: tpsdave Nhiều lần cải cách giáo dục, nhiều đề án đưa ra nhằm phát triển giáo dục. Nhưng giáo dục Việt Nam đang đi về đâu khi trên mỗi mặt báo gần đây …
-
Lại bàn về phương cách phát triển giáo dục bậc phổ thông ở nước ta
Bây giờ ra đường, người ta hỏi bạn làm gì, trả lời giáo viên. Thế là biết rồi, người này cũng chỉ thường thôi. Bản thân hai từ giáo viên chả có tội tình gì nhưng sao nghe nó “nhẹ bẫng” so với mấy từ “ngân hàng” “bưu điện” “bảo hiểm” bởi vì đằng sau nó không có sức nặng của “money” đấy mà. Chả thấy ai “ô’’ “a”, mắt tròn mắt dẹp nói: “Làm giáo viên à, thích thế, sướng thế.” Mà người ta thường hay chép miệng: “Giáo viên à, thôi cũng được.” Đau lòng chưa?
-
Think-Outside-The-Box: Một thế giới không nhà tù, không trường học
Khi nói chủ đề này, ý tôi khi nói xóa bỏ trường học, không có nghĩa đen như kiểu đập tan hết các trường học hiện hành, nhưng ý tôi là đập tan cái cách giáo dục hiện hành, thay vào đó là một môi trường giáo dục hợp lý và màu sắc hơn, tươi vui và thú vị, một nơi khuyến khích người ta tìm hiểu và khám phá, một nơi mà học sinh được chú trọng phát triển năng khiếu và tố chất của bản thân, một nơi mà người ta ham thích chứ không phải chán ngán và cảm thấy mất thời gian vô nghĩa. Một nơi mà chuyện mặc đồng phục y hệt nhau không còn quan trọng và việc phải giữ trật tự tuyệt đối không còn ý nghĩa. Đó là nơi mọi người thoải mái trao đổi với nhau những vấn đề trong cuộc sống. Nơi mà các giáo viên không áp đặt, mà chỉ đơn giản là hướng dẫn và định hướng mà thôi.
-
Ai khiến mày “lạ” giữa đám đông?
Về nhà học theo những gì cha mẹ chỉ bảo. Thậm chí gần đây, ngay cả lúc con đi chơi cha mẹ cũng chỉ nên chơi như thế này, chơi thế kia là thua đấy. “Con nhà lành” là răm rắp nghe theo, làm theo như một cỗ máy. Nếu nghĩ khác, làm khác tức là “mày lạ” và mày sai. Cần chẩn chỉnh ngay. Trước đến nay chúng ta đang được giáo dục tránh xa những cái lạ. Bởi quan điểm cái gì lạ là… nguy hiểm. Chúng ta bao bọc những đứa trẻ trong tình yêu thương vượt quá giới hạn. Luôn tạo cho con môt “dải an toàn” mà không tính chuyện sau này, khi ra ngoài cuộc sống sẽ có những chuyện “lạ” mà sách vở không hề dạy.
-
Du học – “Đi đi, đừng về!”
Khi không thuyết phục được tôi, ba mẹ viện đến dì. Dì bảo: “Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng, ở nơi này, tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi. Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!” Không chỉ bố mẹ, dì, mà các bác đang sống ở Mỹ đều đồng ý với quan điểm ấy.
-
Một chút vu vơ
Tôi thích những ngày lạnh mà không mưa trên tôi lắm. Đó là cái độ cỡ cuối tháng 11, đầu tháng 12. Khi những cơn mưa dầm đáng ghét chịu khăn gói ra đi, để lại cái thị trấn nhỏ yên bình, giản dị những cơn gió se se, nhè nhẹ. Sớm, trên con đường đến trường vẫn còn đầy sương mù, khi nắng mai vẫn còn đang ngái ngủ, những tà áo dài thướt tha bay theo gió. Gió lạnh làm hồng hồng đôi má của mấy bạn nữ, thỉnh thoảng lại xoa xoa đôi bàn tay trắng ngần.
-
Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách, còn hơn để nước mắt rơi cuối mùa thi
Có một điều sai lầm mà đa số sinh viên mắc phải là: “Học đại học dễ hơn rất nhiều so với cấp 3.” Nói đúng thì cũng có chút đúng, nói sai thì cũng thấy sai. Nhưng cái cơ bản là cách nhìn nhận và hành động của mỗi sinh viên về vấn đề này mà thôi. Hầu hết họ cho rằng học đại học thật dễ dàng nên đến năm 2, năm 3 rồi hẵng học sau, bây giờ nghỉ “giải lao” cái đã. Với quan niệm: “Học không chơi đánh rơi tuổi trẻ, chơi không học bán rẻ tương lai.” Dường như học sinh, đặc biệt là sinh viên đại học đang mơ màng, thậm chí là không biết giải thích và hành động sao cho đúng với câu nói này. Họ nghĩ có vẻ 2 vế này rất mâu thuẫn đối lập nhau, chẳng biết nên học hay nên chơi đây?
-
Tình yêu học đường, một dòng suy nghĩ…
Nếu bạn thực sử hiểu câu châm ngôn đó, nụ cười sẽ luôn bên bạn trong mọi hoàn cảnh. Trở lại với tình yêu học đường, có nhiều ý kiến cho rằng chúng ta chỉ nên "yêu" khi chúng ta có công ăn việc làm, khi chúng ta đã thực sự " trưởng thành". Nhưng tôi xin phép hỏi bạn, liệu có thể có một "tình yêu" đúng nghĩa khi mà ở lứa tuổi đó, những vấn đề tiền bạc, gia đình, sự nghiệp, công danh đang chi phối mọi suy nghĩ và hành động của bạn một cách mạnh mẽ?
-
Cô giáo, đừng về Việt Nam! “Teacher, don’t go Vietnam!”
Những đứa trẻ đó tuy nghịch nhưng cực kỳ tình cảm. Ban đầu chúng lạ chị, chị giảng bài nhiều đứa không thèm nghe, bỏ đi chơi. Nhưng dần dần những nhóc quậy trở lại lớp học, nghe giảng và chịu làm kiểm tra. Chị cười: “Chị cố gắng mãi em ạ, trên lớp thì bày trò chơi, hết giờ thì chủ động đi tưới rau, đá bóng cùng tụi nhóc… Cuối cùng cả lớp cũng chấp nhận chị, chịu đến lớp, chịu học.” Một ngày, khi chị đang tới trường, những đứa nhóc ngày xưa nửa câu tiếng Anh không biết, giờ chạy qua, đập vào vai chị, hét lên: “Teacher, what are you doing?” “Where are you going?” Chị đứng ngây ra đó. Ngỡ ngàng. Và vui đến mức muốn khóc.
-
Đã học đại học thì không nên điểm danh
Thay vào đó, lý do thứ hai lại rất thú vị, trước hết là câu chuyện của bản thân, tôi đã từng 3 lần học môn triết học và cả 3 lần đều ngã ngựa (cho tới tận bây giờ tôi vẫn còn nợ môn đó vì rất ít khi đi học dù đã thề thốt bao nhiêu lần trước khi đăng ký môn học). Khi tôi ngồi nói chuyện với một đứa bạn bên trường Kinh Tế, được biết bên đó có một ông thầy trẻ dạy Triết, điều đặc biệt là ít khi nào có sinh viên vắng lớp cho dù không hề điểm danh, thậm chí bất ngờ hơn có nhiều sinh viên vào học chui để xem ông này dạy cái khỉ gì.
-
Những điều người ta không nói khi dạy Triết Học
Nên biết rằng, những gì gọi là nhập môn có hệ thống mà các thế hệ sinh viên đang học kỳ thật chỉ trình bày một chuỗi các trào lưu tư tưởng và các chủ nghĩa khô cứng, lỗi thời, nặng tính lịch sử. Mặc dù kiến thức đó là cần thiết cho nền móng của bạn nhưng nếu xem đó là tất cả thì ngôi nhà bạn xây mãi mãi không hoàn thành được.