(2000 chữ, 8 phút đọc) Việc trở thành một người học siêu đẳng là một trong những kĩ năng quan trọng nhất bạn cần để thành công trong thế kỉ 21. Trong thời đại công nghệ thay đổi, việc phát triển phụ thuộc vào việc tự học liên tục – việc làm chủ suốt đời của các mô hình, kĩ năng và ý tưởng.
-
-
[Bài dịch] 6 thói quen của một người học siêu phàm
-
Tại sao tất cả chúng ta đều được giáo dục như nhau?
Chắc hẳn trong các bạn đã từng một lần suy nghĩ về lý do của việc học những môn toán, lý, hóa, sinh. Và rồi trong số các bạn hầu như cũng sẽ quên sạch sẽ những định luật, định lý của các môn học này. Vì vậy, hôm nay mình hy vọng chia sẻ được đôi điều suy nghĩ của bản thân với các bạn.
-
Những kẻ đáng thương!
Chúng thầm trách những hững hờ “ba mẹ sinh con ra chi vậy?” với sự day dứt với gia đình vô bờ. Chúng chỉ muốn đổ lỗi cho nhẹ lòng thôi. Chúng thật đáng thương, chúng là những kẻ đáng thương phải không? Hay chúng là những nạn nhân của chế độ giáo dục kém chất lượng và thiếu khoa học. Những đứa trẻ đang chiến đấu từng ngày, từng hơi thở với mùi khói bụi, với sự xuống cấp của xã hội với áp lực đè nặng. Chúng muốn buông, chúng muốn quẳng gánh lo vui sống nhưng nào đâu có dễ…
-
Thương con
Thương con vì thêm một lớp là phải gánh thêm một ít sách vở, nhìn cái cặp sách to quá khổ của con kìa. Năm ngoái cái cặp bé hơn đã chẳng đeo vừa, năm nay lại còn to hơn thì đeo sao nổi. Kiến thức học có bao nhiêu đâu mà sao lại đẻ ra lắm sách vở đến thế, người ta có biết một đứa trẻ như nặng 17 cân như con mà phải cõng cái cặp sách nặng đến 7 cân không. Mỗi lần soạn sách vở hộ con hoặc thử nhấc cái cặp sách lên giúp con là mẹ lại xuýt xoa kêu trời. Các con bé bỏng, chiều cao còn hạn chế vậy mà phải xách cái cặp ấy hàng ngày thì lớn làm sao nổi, không gù lưng đi là tốt rồi. Thảo nào, bây giờ chẳng có bậc cha mẹ nào dám để con tự đi bộ đến trường như ngày xưa.
-
Nhà có con tuổi “teen”, không quan tâm không được
Trong khi cứ tạm "hô khẩu hiệu" như vậy, thì đầu tư cho con một không gian riêng, đầu tư vào những môn học năng khiếu, phát huy sở trường, đam mê của tuổi vị thành niên cũng là một "hành động thiết thực" và có ý nghĩa. Bọn trẻ sẽ rất vui sướng nếu chúng được sở hữu một góc riêng, được tha hồ bày bừa và dọn dẹp, đương nhiên rồi, theo ý chúng. Chưa kể, những môn ngoại khoá còn làm dày thành tích của chúng và làm nền tảng vững chắc cho giai đoạn cột mốc " vào đại học", nhất là đối với những bạn có nguyện vọng du học, thì ngoài kết quả học tập tốt, thành tích của những môn năng khiếu, thể thao và các hoạt động ngoại khoá gần như là tấm vé thông hành bắt buộc.
-
Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách, còn hơn để nước mắt rơi cuối mùa thi
Có một điều sai lầm mà đa số sinh viên mắc phải là: “Học đại học dễ hơn rất nhiều so với cấp 3.” Nói đúng thì cũng có chút đúng, nói sai thì cũng thấy sai. Nhưng cái cơ bản là cách nhìn nhận và hành động của mỗi sinh viên về vấn đề này mà thôi. Hầu hết họ cho rằng học đại học thật dễ dàng nên đến năm 2, năm 3 rồi hẵng học sau, bây giờ nghỉ “giải lao” cái đã. Với quan niệm: “Học không chơi đánh rơi tuổi trẻ, chơi không học bán rẻ tương lai.” Dường như học sinh, đặc biệt là sinh viên đại học đang mơ màng, thậm chí là không biết giải thích và hành động sao cho đúng với câu nói này. Họ nghĩ có vẻ 2 vế này rất mâu thuẫn đối lập nhau, chẳng biết nên học hay nên chơi đây?
-
Sự học
Câu hỏi tại sao phải học lúc nào cũng là nỗi băn khoăn lớn của một người chưa trưởng thành như tôi. Có lúc nào đó bạn buông miệng nói rằng học hành bao năm thật vô nghĩa, vì mọi thứ sau này khi bạn làm việc chẳng giống những gì bạn đã học? Chuẩn bị ra trường và xin việc tôi mới hiểu được những điều này...
-
Học hay nhồi sọ?
Lớp 1 các em thích học vì đó là một điềm mới lạ, vào lớp 2, các em đã hiểu thế nào là “học”! Mới một năm, cái tình yêu đó đã giảm như vậy thì sau 12 năm thế nào? Lại cộng thêm cả những buổi học thêm kia nữa! Tôi biết các vị đã từng trải qua những năm học sinh. Nhưng giờ khác rồi, ngày xưa bố mẹ tôi đi học, hoàn toàn vui vẻ, không áp lực! Bây giờ, hãy nhìn đứa con của các vị, áp lực thi cử áp lực điểm số… đã đủ khốn khổ lắm rồi! Bây giờ, các em còn phải chịu cả áp lực từ chính quý vị! Mệt mỏi vô cùng dù rằng, tôi biết các vị rất yêu đứa con mình!
-
5 điều khiến bạn đánh mất thời sinh viên tuyệt vời
Chém gió như bão nhưng khi giảng viên yêu cầu phát biểu ý kiến thì im bặt, cười lấy lệ. Những Lớp-Học-Không-Bao-Giờ-Có-Câu-Hỏi tạo cho họ thói quen nói nhiều hơn hỏi. Để rồi đọc những tít từ báo lá cải mà không dám hỏi: "Nếu những thông tin mình vừa đọc sai thì sao?" Họ sẵn sàng khen ai đó "bạn giỏi quá" nhưng không dám nói với bản thân "mình dở quá". Họ chỉ chịu đọc những gì bị ép, còn ngoài ra - không gì cả. Họ nghĩ lịch sử đảng chán ngắt còn triết học thì mơ hồ quá. Họ thích ngủ hơn là khám phá điều gì đó thú vị và sẵn sàng nhìn thế giới qua lăng kính của người khác.
-
Nếu mình còn hai mươi
Một bạn trẻ bảo mình: không yêu thì biết làm gì cho hết thời gian, biết làm gì cho vui. Có rất nhiều thứ để làm nếu bạn còn trẻ, khi bạn dư thời gian. Đôi khi mình cứ nghĩ cuộc sống bây giờ có quá nhiều cơ hội, có quá nhiều điều phải làm, quá nhiều thứ để học, mà mình lại không có đủ thời gian cho từng ấy thứ. Cứ tiếc nuối nghĩ nếu mà mình biết những điều này khi còn đi học, khi mình còn trẻ tuổi, chắc hẳn cuộc sống của mình sẽ phát triển hơn nhiều, và mình sẽ không phải vật vã trăn trở như bây giờ.
-
Ký ức của những ngày đã qua
Ngày đó khi vẫn còn đang là một cậu học trò hồn nhiên, vô tư mơ mộng ngày nào bỗng chốc sau một đêm bị biến thành một con người vô hồn, chỉ còn như một cái xác di động không hơn không kém. Sống và làm việc như một bản năng, một thói quen, một chương trình được cài đặt sẵn. Nó như một trò đùa của tạo hoá, giờ có thời gian để nghĩ lại thì mình mới thấy đó là những thử thách của cuộc sống dành riêng cho mình.
-
Có phải học chỉ đơn giản là đến trường? Hay nó là gì nữa?
Các bạn có biết không? Học chỉ đơn giản là tiếp thu những cái gì ở đây - tại ngôi trường này. Chúng ta không phủ nhận việc giải trí, không ngăn cấm được việc “yêu đương“ thế nhưng mọi chuyện chỉ có giới hạn nên đừng đi quá xa! Tôi biết nhiều bạn không thiết tha lắm với việc học. Dù như thế đi nữa hay cố kiếm tìm một lí do nào đó để học một cách đúng nghĩa hay chí ít đó là vì cha mẹ đang lam lũ, vất vả ngoài kia. Một lần thôi, bạn hãy để cho những người cha, người mẹ thôi lo lắng cho bạn, để cho họ được tự hào về bạn.
-
Làm thế nào để trở thành một giáo viên tồi
Đừng bỏ qua bất cứ điều gì dù cho nó có nhỏ nhặt thế nào. Không bao giờ cười với học sinh của bạn và luôn luôn ghi nhớ rằng bạn có thể mất kiểm soát lớp học nếu bạn làm như vậy. Luôn luôn yêu cầu sinh viên vâng lời mà không được chất vấn bất cứ điều gì. Làm bẽ mặt học sinh trước mặt học sinh khác nếu cần. Không bao giờ quên rằng kỷ luật là một vấn đề lớn, và đã được đề xuất bởi rất nhiều giáo viên khác. Hãy bỏ qua thực tế là đôi khi học sinh có thể vi phạm các quy tắc vì thái độ của bạn. Không để cho học sinh biết rằng hành vi xấu thực sự cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với chính họ. Giáo viên phải nhỏ nhen mới kỷ luật được học sinh. Trừng phạt cả lớp nếu bạn không thể tìm thấy sinh viên phạm kỷ luật. Hãy ghi nhớ rằng trừng phạt thì dễ dàng hơn phòng tránh. Không thông báo cho nhà trường, ngay cả khi sinh viên làm cho bạn không thể điều hành lớp học. Giữ bí mật cho chính bạn vì điều này sẽ bảo vệ danh tiếng của bạn.
-
Tản mạn về những người thầy
Trong cuộc đời, Thầy dạy chữ ta cũng khá nhiều, trải qua các cấp. Mỗi thầy cô một đặc điểm, một cách truyền đạt, một khả năng sư phạm, một kiến thức… khác nhau. Và nhân cách cũng vậy. Dù giáo dục Việt Nam đang xuống cấp trầm trọng. Dù vừa thấy đường link nội dung: Con chưa đóng tiền ăn do cha mẹ lục đục buổi trưa ra đứng trước cổng trưởng đầy nắng đói khát làm ta choáng váng, xót xa thì cũng không thể phủ nhận, ta cũng đã được hưởng rất nhiều sự dạy dỗ, tấm chân tình từ thầy cô.
-
Đừng lãng phí thời gian của con trẻ
Hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp đại học, ra ngoài cuộc đời, mới bắt đầu thực sự sống cuộc đời của chính mình, đầy bỡ ngỡ, va vấp và đau khổ cho sự lơ ngơ của chúng. Chúng muốn làm việc được hầu như phải tự học lại từ đầu hoặc các công ty phải đào tạo gần như từ đầu. Chúng đã phí hoài bao nhiêu năm cho việc làm hài lòng cha mẹ và thầy cô, phí hoài bao nhiêu năm để trả lời cho mình câu hỏi mình là ai, mình muốn gì và mình phải tự đứng lên bằng đôi chân của mình như thế nào?
-
7 điều các bạn trẻ có thể học được từ cuộc đời Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Tôi viết bài viết này trong niềm thương tiếc vô hạn với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lịch sử nước nhà vẫn còn rất khoảng tối, nhiều khoảng đen trắng lẫn lộn mà nhiều khi, sự thật về công lao và tội lỗi của những cá nhân không thể nào xác định rõ ràng. Tuy nhiên, dù sự thật thế nào, bãn lĩnh và nhân cách của một con người không bao giờ có thể lầm lẫn được. Tôi đã từng được gặp Đại tướng dù chỉ trong khoảng khắc 1 phút mấy mươi giây, chỉ nói được đúng 1 câu thoại “Đại tướng ơi, con chúc bác mãi mạnh khỏe” nhưng cũng đủ để tôi xác định đó là một nhân cách lớn, một tài năng vĩ đại. Và tôi thiết nghĩ, cách tốt nhất để một con người để nói lời thương tiếc với một nhân cách lớn là viết ra những gì mình học được từ nhân cách đó. Đừng đơn thuần chỉ là nói thương tiếc.