Theo Marx, chủ nghĩa tư bản là giai đọan tất yếu và không thể tránh được trong lịch sử nhân lọai, tức là lịch sử đưa con người từ hoàn cảnh sơ khai đến thiên đường của chủ nghĩa xã hội. Nếu chủ nghĩa xã hội là bước đi tất yếu và không thể tránh được trên con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội thì người ta không được liên tục phàn nàn rằng những điều tư sản làm là xấu về mặt đạo đức - đấy là theo quan điểm của Marx. Thế thì tại sao Marx lại tấn công các nhà tư sản?
-
-
Bàn về chủ nghĩa cá nhân – Bài 7
-
Những điểm giống nhau giữa chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản
Chuyện cũ, cách đây đã hơn 35 năm, tưởng đã quên, bỗng dưng lại sống dậy khi mới đây, tình cờ đọc lại cuốn Intellectuals and Society (Basic Books, 2011) của Thomas Sowell, tôi bắt gặp một đoạn Sowell so sánh chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít (bao gồm cả Nazism) ở Đức. Một bên được xem là cực tả và một bên được xem là cực hữu; hai bên lúc nào cũng kết tội nhau và muốn tiêu diệt nhau (với Cộng sản, chủ nghĩa Phát-xít là biểu tượng của chủ nghĩa đế quốc; với Hitler, Cộng sản và Do Thái là hai kẻ thù chính), nhưng theo Sowell, giữa chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít có rất ít sự khác biệt.
-
Tò mò tản mạn về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời. Một nhân vật lịch sử Việt Nam đã đi vào lịch sử. Các tờ báo lớn ở Mỹ như Washington Post, Wall Street Journal đều có bài đưa tin. Người Việt phản ứng rất nhiều trên mạng. Có người thành kính thương tiếc, có người nặng lời nguyền rủa. Tôi chợt nhận ra rằng mình chẳng biết gì về ông ngoài một số hình ảnh tư liệu có tính cách tuyên truyền thời còn đi học ở Việt Nam và một vài nhận xét của mấy ký giả, sử gia và tướng lãnh Mỹ. Không chừng ông Tây nghiện thuốc lào Jonathan London còn biết nhiều về con người tướng Giáp hơn tôi. Nhưng biết đâu những người đang khen chê tưng bừng cũng chẳng biết gì chính xác hơn. Nay sẳn có nhiều người viết về đại tướng, tôi phải tìm hiểu thêm và tự suy luận để tìm chổ đứng của ông trong lòng mình.