search chat play-circle-outline angle-down angle-right angle-left icon-menu
Skip to content

Triết Học Đường Phố 2.0

Tri thức — Trí tuệ — Giác ngộ

  • 📚 Thông báo ra mắt 2 quyển sách: “Bạn sẽ sống mấy lần?” và “Bạn không chỉ sống một lần”
  • 🔵 PRANA Token
  • 🐟 THĐP Deep Club
  • 📻 THĐP RADIO
  • 📺 THĐP Youtube
  • 📕 [PDF Ebook] Cẩm Nang Nofap (version 2)
  • 📖 Tạp chí Aloha – THĐP 2.0 Magazine
  • THĐP translations
    • Videos
    • Terence Mckenna
    • Cryptocurrency
    • Zen Pencils
  • Reviews
    • Tủ Sách THĐP
  • Tôn Giáo – Tâm Linh
    • God
  • Sáng tác
  • Quan điểm
  • Sưu tầm
  • Tham gia viết bài
  • Donate – Ủng hộ
  • About us – Về chúng tôi (2020)
  • Contest
  • Đăng nhập
  • Nhắn tin
Search
  • Tag: giáo viên

  • [THĐP Translation™] 10 lý do vì sao hệ thống giáo dục Phần Lan tốt nhất thế giới

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/14/201905/14/2019

    (2315 chữ, 9.5 phút đọc) Học sinh thường chỉ có một hai lớp học mỗi ngày. Chúng có nhiều buổi để ăn uống, tận hưởng các hoạt động giải trí và thường là chỉ thư giãn.

    Bài Dịch
    0 0 comments on “[THĐP Translation™] 10 lý do vì sao hệ thống giáo dục Phần Lan tốt nhất thế giới”
  • 7 ngộ nhận và 7 cách đánh giá chất lượng của một giáo viên tiếng Anh

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/25/201809/11/2018

    (2415 chữ, 10 phút đọc) Một giáo viên tiếng Anh giỏi thường chú ý đến việc luyện phát âm của mình cho thật tốt. Có thể họ phát âm không bằng người bản ngữ nhưng ít nhất họ sẽ không mắc những lỗi phát âm cơ bản thường gặp ở người Việt khi nói tiếng Anh.

    Sưu tầm
    0 0 comments on “7 ngộ nhận và 7 cách đánh giá chất lượng của một giáo viên tiếng Anh”
  • Làm sao để học đại học tốt hơn?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/11/201804/11/2018

    Hãy tập trung. Không phải chỉ vì môn học, mình tập trung là thể hiện mình tôn trọng giáo viên. Tức là rèn cho bản thân tính tôn trọng người khác. Người khác nhận ra họ được tôn trọng, họ cũng sẽ tận tình hơn, nhiệt tình hơn. Nếu tập trung, bạn sẽ nắm bắt được. Bạn nên làm bài tập ở lớp luôn hoặc nhẩm lại lý thuyết luôn, về nhà không cần bận tâm nữa. Nếu không, bạn sẽ vụt mất một bài, tức là bài hôm sau bạn cũng sẽ không hiểu dù bạn đã tập trung. Dần dần, bạn sẽ không hiểu nó rồi ghét nó. Vì vậy hãy tập trung khi đang học nhé.

    Quan điểm
    1 One comment on “Làm sao để học đại học tốt hơn?”
  • Giải pháp giảm học thêm và tăng thu nhập cho giáo viên

    Posted by Triết Học Đường Phố on 03/07/201504/07/2018

    Mô hình giáo dục của chúng ta hiện nay quá tệ. Học sinh bị bắt đi học thêm quá nhiều mà đa số học cho có chứ không hiểu gì. Giáo viên thì nhận lương thấp. Vì lương thấp nên họ mới tìm cách dạy thêm để tăng thu nhập và cố tình dạy thiếu và dạy kém trong giờ dạy chính thức.

    Quan điểm
    26 26 comments on “Giải pháp giảm học thêm và tăng thu nhập cho giáo viên”
  • Sự mê muội mang tên trường học – Phần 1

    Posted by Triết Học Đường Phố on 12/03/201404/07/2018

    “Tôi hiểu rồi.” Ishmael nói. “Một lần nữa, tôi nhấn mạnh rằng đây là một khiếm khuyết của bản thân hệ thống giáo dục chứ không phải của các giáo viên, những người mà nghĩa vụ hơn hết là 'dạy cho hết giáo án.' Cô hiểu rằng, bất chấp tất cả những chuyện đó, hệ thống giáo dục của các cô (nước Mỹ) là hệ thống giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới. Nó rất tệ hại, nhưng vẫn là cái tiên tiên nhất đang có.”

    Quan điểm
    5 5 comments on “Sự mê muội mang tên trường học – Phần 1”
  • Tản mạn ngày 20/11

    Posted by Triết Học Đường Phố on 11/19/201404/07/2018

    Vẫn còn nhiều, rất nhiều người thầy tóc đã bạc vì phấn hằng ngày vẫn gắn cuộc đời mình, ước mơ mình vào từng bài giảng. Bao nhiêu người cô giáo vùng cao ăn chung những bữa cơm độn sắn, khoai nhận nuôi học trò khó khăn. Rồi những cô, thầy giáo đặc biệt. Tôi xin gọi thế về những cô thầy dạy dỗ trẻ khuyết tật! Họ đang âm thầm dạy từng chữ cho những đứa trẻ thiếu may mắn. Và cả những giáo viên không chuyên ngày ngày dạy tụi nhỏ bán vé số, nhặt ve chai... không có cơ hội đến trường.

    Quan điểm
    2 2 comments on “Tản mạn ngày 20/11”
  • Những ý tưởng lột xác giáo dục

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/17/201404/07/2018

    Giáo dục phải tuyệt đối tôn trọng sự thật, trong mọi lĩnh vực và mọi hành động. Chỉ khi nào sự thật được tôn trọng, dù cho nó không tốt, thì lúc đó chúng ta mới có thể ngậm ngùi oai phong đứng lên từ đống tro tàn, rũ bỏ quá khứ như loài chim Phượng Hoàng cao quý rũ bỏ lớp tro. Chứ cứ mãi nhầy nhụa trong đám tro tàn của những thứ cũ kỹ, giấu diếm, những lời dối trá và những câu chuyện bị bóp méo, thì ta mãi chỉ là loài quạ đen tầm thường bị cả thế gian nhìn bằng con mắt mỉa mai khinh thường. Sao ta có thể chấp nhận chuyện đó? Sao ta có thể để cho con cháu mình sống trong một viễn cảnh như vậy?

    Quan điểm
    94 94 comments on “Những ý tưởng lột xác giáo dục”
  • Mười nghìn đồng và cái tát đầu tiên

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/24/201404/07/2018

    Khi lớn lên, tôi gọi đó là những cái tát đầy động lực, cũng như cái tát mà Gemma "tặng" cho Ruồi Trâu khiến anh quyết chí vượt biên sang Argentina xa xôi, dựng hiện trường tự tử giả, để rồi mười ba năm sau là sự trưởng thành nhận thức đến mức choáng váng; một vài tin tức về sự ra đi của nghệ sĩ Văn Hiệp mà tôi từng đọc được trên mạng cũng có nhắc đến cái tát "để đời" mà diễn viên Hòa Tâm dành cho ông khi thử diễn một cảnh khóc, đưa ông đến con đường nghệ thuật

    Quan điểm
    2 2 comments on “Mười nghìn đồng và cái tát đầu tiên”
  • Thay đổi nền giáo dục tương lai từ việc thay đổi nhận thức và hiểu biết của chính mình

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/08/201404/07/2018

    Càng ngày chúng ta càng tỏ thái độ chán nản đối với chương trình giáo dục hiện hành, chúng ta mong chờ điều gì đó thay đổi, những thay đổi cốt yếu và hiệu quả chứ không phải thay đổi kiểu bắt học sinh mua máy tính bảng, thay đổi đồng phục màu này màu kia, hạ học phí đổi giờ học... Không, cái chúng ta cần, là chất lượng giáo dục, trường học phải là nơi lan truyền kiến thức lẫn sự hiểu biết, trau dồi nền móng tính cách con người và nhất phải là nơi khơi gợi sự tò mò, học hỏi và sáng tạo nơi học sinh. Đó mới là cái chúng ta thực sự cần.

    Quan điểm
    104 104 comments on “Thay đổi nền giáo dục tương lai từ việc thay đổi nhận thức và hiểu biết của chính mình”
  • Osho – “Giáo viên, Xã hội & Cách mạng” phần 4

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/21/201404/07/2018

    Nếu giáo viên có tính nổi dậy, và nếu cái nhìn cuộc sống của ông ta thận trọng và khôn ngoan, ông ta có ích cho xã hội. Ông ta có thể giúp ích trong việc tạo ra các xã hội ngày càng tốt đẹp hơn trong tương lai. Nếu ông ta không vậy, ông ta sẽ chỉ trút đầy tâm trí của trẻ em mới bằng rác rưởi cũ. Ông ấy đã làm điều này trong thời gian lâu. Phải có cách mạng, cách mạng lớn, ở đó các cấu trúc giáo dục cũ bị phá huỷ và cấu trúc mới với những giá trị mới được tạo ra. Trong cấu trúc mới đó không có giá trị trong thành công và trong tham vọng, và việc đứng đầu hay đứng cuối không phải là vấn đề của kính trọng hay sỉ nhục. Phải không có so sánh người này với người khác. Nên có tình yêu và nỗ lực để phát triển trẻ em qua tình yêu. Có thể phát triển một thế giới mới và diệu kỳ tràn đầy hương thơm tuyệt đối.

    Sưu tầm
    2 2 comments on “Osho – “Giáo viên, Xã hội & Cách mạng” phần 4”
  • Lại bàn về phương cách phát triển giáo dục bậc phổ thông ở nước ta

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/15/201404/07/2018

    Bây giờ ra đường, người ta hỏi bạn làm gì, trả lời giáo viên. Thế là biết rồi, người này cũng chỉ thường thôi. Bản thân hai từ giáo viên chả có tội tình gì nhưng sao nghe nó “nhẹ bẫng” so với mấy từ “ngân hàng” “bưu điện” “bảo hiểm” bởi vì đằng sau nó không có sức nặng của “money” đấy mà. Chả thấy ai “ô’’ “a”, mắt tròn mắt dẹp nói: “Làm giáo viên à, thích thế, sướng thế.” Mà người ta thường hay chép miệng: “Giáo viên à, thôi cũng được.” Đau lòng chưa?

    Quan điểm
    28 28 comments on “Lại bàn về phương cách phát triển giáo dục bậc phổ thông ở nước ta”
  • Osho – “Giáo viên, Xã hội & Cách mạng” phần 3

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/14/201404/07/2018

    Đá nhỏ thì nhỏ, và đá lớn thì lớn. Có thực vật nhỏ và thực vật lớn. Nhành cỏ là nhành cỏ và hoa hồng là hoa hồng: Khi có liên quan tới tự nhiên không có chuyện không hài lòng với nhành cỏ và hài lòng với hoa hồng. Tự nhiên đem cuộc sống tới cho nhành cỏ với nhiều hạnh phúc như nó đem cuộc sống tới cho hoa hồng. Nếu bạn gạt sang bên tâm trí con người, giữa nhành cỏ và hoa hồng, cái nào lớn hơn và cái nào nhỏ hơn? Không cái gì lớn hơn hay nhỏ hơn cả! Nhành cỏ có thấp hơn cây thông không? Nếu điều đó là vậy, Thượng đế chắc đã phá huỷ nhành cỏ và chỉ cây thông còn lại trên thế giới. Nhưng các giá trị do con người ấn định là sai.

    Sưu tầm
    2 2 comments on “Osho – “Giáo viên, Xã hội & Cách mạng” phần 3”
  • Osho – “Giáo viên, Xã hội & Cách mạng” phần 2

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/12/201404/07/2018

    Chúng ta gọi điều này là giáo dục! Chúng ta dạy trẻ em ngay điều mâu thuẫn lại với điều chúng ta mong đợi chúng làm; toàn thể cấu trúc của chúng ta dạy những điều mâu thuẫn. Chúng ta dạy cái gì? Chúng ta dạy cảm thông và khoan dung. Nhưng làm sao tâm trí cạnh tranh có thể độ lượng và cảm thông? Nếu có cảm thông trong tâm trí người cạnh tranh, làm sao người đó có thể cạnh tranh được? Tâm trí cạnh tranh sẽ luôn luôn khắc nghiệt, bạo lực và không độ lượng – anh ta phải thế. Hệ thống của chúng ta là tới mức chúng ta không nhận ra rằng người tự đẩy mình lên trước bằng cách kéo người khác lùi lại là người bạo hành. Người đó bạo hành, và chúng ta làm cho người đó sẵn sàng bạo hành. Theo cách này, những xưởng máy giáo dục đang gia tăng. Chúng ta gọi chúng là trường học và đại học. Đấy chỉ là dối trá.

    Sưu tầm
    4 4 comments on “Osho – “Giáo viên, Xã hội & Cách mạng” phần 2”
  • Osho – “Giáo viên, Xã hội & Cách mạng” phần 1

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/10/201404/07/2018

    Chính trị gia, chủ ý hay không chủ ý, đưa tư tưởng và ý tưởng của ông ta vào trong tâm trí trẻ em thông qua giáo viên. Tu sĩ cũng đang làm cùng điều này. Dưới cái tên giáo dục tôn giáo việc này tiếp diễn, và mọi tôn giáo tiếp tục cố gắng nhồi niềm tin và giáo lý của họ, đúng hoặc sai, vào trong tâm trí trẻ em. Chuyện này được làm ở độ tuổi non nớt thế, khi những đứa trẻ chẳng thể nghĩ. Không còn tội ác nào lớn hơn thế trên nhân loại. Tội ác nào có thể lớn hơn việc khiến đứa trẻ tin rằng những gì trong kinh Koran là chân lý, hoặc những gì trong kinh Gita là chân lý; hay nếu có Thượng Đế thì đó là Mahavira, Krishna hoặc Mohammed? Nhồi nhét tất cả những điều như thế vào tâm trí đứa trẻ hồn nhiên, vô minh và không biết gì về thế giời, là tội ác trầm trọng hơn bất cứ cái gì khác.

    Sưu tầm
    2 2 comments on “Osho – “Giáo viên, Xã hội & Cách mạng” phần 1”
  • Think-Outside-The-Box: Một thế giới không nhà tù, không trường học

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/06/201404/07/2018

    Khi nói chủ đề này, ý tôi khi nói xóa bỏ trường học, không có nghĩa đen như kiểu đập tan hết các trường học hiện hành, nhưng ý tôi là đập tan cái cách giáo dục hiện hành, thay vào đó là một môi trường giáo dục hợp lý và màu sắc hơn, tươi vui và thú vị, một nơi khuyến khích người ta tìm hiểu và khám phá, một nơi mà học sinh được chú trọng phát triển năng khiếu và tố chất của bản thân, một nơi mà người ta ham thích chứ không phải chán ngán và cảm thấy mất thời gian vô nghĩa. Một nơi mà chuyện mặc đồng phục y hệt nhau không còn quan trọng và việc phải giữ trật tự tuyệt đối không còn ý nghĩa. Đó là nơi mọi người thoải mái trao đổi với nhau những vấn đề trong cuộc sống. Nơi mà các giáo viên không áp đặt, mà chỉ đơn giản là hướng dẫn và định hướng mà thôi.

    Quan điểm
    46 46 comments on “Think-Outside-The-Box: Một thế giới không nhà tù, không trường học”
  • Bàn Về Cải Cách – Phần 3

    Posted by Triết Học Đường Phố on 03/07/201404/07/2018

    Một công trình muốn đạt tới đẳng cấp thế giới, nhất thiết phải trông mong ở kẻ làm công. Thế nhưng, xây cái cột trụ giáo dục ở nước ta lại không như thế, giữa người tâm huyết với kẻ thờ ơ ranh giới cứ mờ dần, người ta không còn biết ai xứng làm “thầy” mình nữa rồi. Cao quý cũng trở nên tầm thường và ngược lại, vậy còn ai muốn dốc lòng cho sự nghiệp khi mà bản thân lại cứ bị đánh đồng, bị đối xử như kẻ có tội?

    Quan điểm
    0 0 comments on “Bàn Về Cải Cách – Phần 3”
  • Làm thế nào để trở thành một giáo viên tồi

    Posted by Triết Học Đường Phố on 11/26/201304/07/2018

    Đừng bỏ qua bất cứ điều gì dù cho nó có nhỏ nhặt thế nào. Không bao giờ cười với học sinh của bạn và luôn luôn ghi nhớ rằng bạn có thể mất kiểm soát lớp học nếu bạn làm như vậy. Luôn luôn yêu cầu sinh viên vâng lời mà không được chất vấn bất cứ điều gì. Làm bẽ mặt học sinh trước mặt học sinh khác nếu cần. Không bao giờ quên rằng kỷ luật là một vấn đề lớn, và đã được đề xuất bởi rất nhiều giáo viên khác. Hãy bỏ qua thực tế là đôi khi học sinh có thể vi phạm các quy tắc vì thái độ của bạn. Không để cho học sinh biết rằng hành vi xấu thực sự cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với chính họ. Giáo viên phải nhỏ nhen mới kỷ luật được học sinh. Trừng phạt cả lớp nếu bạn không thể tìm thấy sinh viên phạm kỷ luật. Hãy ghi nhớ rằng trừng phạt thì dễ dàng hơn phòng tránh. Không thông báo cho nhà trường, ngay cả khi sinh viên làm cho bạn không thể điều hành lớp học. Giữ bí mật cho chính bạn vì điều này sẽ bảo vệ danh tiếng của bạn.

    Sưu tầm
    0 0 comments on “Làm thế nào để trở thành một giáo viên tồi”