Chúng ta không thể dựa trên những gì có thể điếm được có ở một người rồi tự dán cho cái nhãn “người có giá trị”. Giá trị con người không thể đem ra để cân đo đong đếm mà nằm ở khả năng của anh ta phát huy được bản chất, tài năng để đem lại lợi ích cho xã hội. Nếu giá trị đem ra cân đo được thì nó sẽ xuống giá và leo thang thị trường như giá "xăng-dầu" khi đó giá trị được người khác ví như khói ống xe, cuối cùng chỉ là đồ thải đi sau khi đã hết hạn sử dụng.
-
-
Đi tìm giá trị thật sự con người?
-
6 ngộ nhận thường gặp về Bitcoin
(*Sponsored article) Nhiều người vẫn còn tin rằng tiền giấy trước khi được in ra phải được bảo chứng bằng vàng. Sự thật không phải thế, tất cả các nước trên thế giới đều đã không còn áp dụng hình thức gắn kết giữa tiền và vàng (thuật ngữ gọi là Gold Standard, tiếng Việt: Bản Vị Vàng) từ lâu rồi, các nước chỉ dự trữ một số lượng vàng nhất định trong kho vàng của mình. Tiền giấy ngày nay được phát hành dựa trên cơ chế Dự Trữ Tỉ Lệ bởi tất cả các nước.
-
Người Việt tôi yêu, và khi đã yêu rồi, tôi yêu cả những điều chưa hoàn hảo
Khi đọc những nhận xét của người bạn du học sinh Nhật viết về những văn hóa chưa đẹp của người Việt Nam, tôi phải cảm ơn bạn vì sự yêu mến, quan tâm của bạn dành cho đất nước Việt Nam, cũng như sự quan sát sâu sắc với những sự kiện bạn đã chứng kiến. Tôi không viết bài này để biện minh cho những điều chưa hay đó. Thật sự, trong thâm tâm, tôi vẫn tin rằng người Việt Nam có nhiều nét đẹp hơn thế. Chỉ đơn giản rằng, tôi hiểu, phê phán không phải là cách hữu hiệu nhất để một con người trở nên tốt đẹp hơn.
-
Vấn đề hay nhân cách tác giả?
Tư tưởng thì luôn có đúng, có sai, không ai là hoàn hảo; nhất là trong giai đoạn này, chính các bạn cũng đang dần hoàn thiện tư tưởng cho mình, các bạn có thể tự điều chỉnh. Thế hệ trẻ sau này, có thể các em có điều kiện tiếp cận tốt hơn nhưng kinh nghiệm và ý thức còn non nớt, liệu các em đã đủ trí lực nhận biết đúng sai. Tôi thành tâm mong bạn, trước khi đặt bút viết hay nghĩ đến những hệ quả của nó. Những đứa con tinh thần của bạn có thể là thần dược nhưng cũng có thể là độc dược nếu dùng không đúng cách và không có khuyến cáo.
-
Lời con trai gửi bố… – Bài học cuộc đời
Trong cuộc sống này, có rất nhiều đam mê như tiền bạc, vật chất, danh vọng, sắc dục… Tất cả những điều đó cũng giống như những trò chơi điện tử đầy hấp dẫn năm xưa. Đôi khi những đam mê này làm chúng ta quên mất những giá trị tốt đẹp nhất của con người mình. Chính trong những lúc tăm tối đó, chúng ta luôn cần những ánh mắt chứa chan tình cảm, những lời nhắc nhở chân tình, "giận thì giận mà thương thì thương" để trở thành một người tốt hơn.
-
Giá trị đơn giản, chúng ở đâu?
Đừng sao chép y nguyên những bậc thiên tài. Hãy tham khảo, học hỏi, rút tỉa những điều hợp với mình, những điều bạn thật sự cần, những điều cuộc sống của bạn còn đang thiếu. Hãy biến những điều tốt đẹp đó thành một phần trong bạn! Cuộc sống muôn hình vạn trạng, tôi không thể liệt kê hết ra những điều "đừng" và "nên". Bạn hãy tự viết cho mình. Bạn chắc chắn làm chuyện đó giỏi hơn tôi, cuộc sống của bạn mà.
-
“Cho đi” đúng nghĩa không dễ như bạn tưởng!
Bạn cho người khác được cái gì? - Tiền bạc, vật chất - có những cái nhỏ như con kiến nhưng cũng có những cái to đùng đáng phải nhớ nhưng hình như cái cho đáng lo nhất là “cái tình” hay “cái giá trị lợi ích trao tặng không vụ lợi”. Có lẽ cho cái không đo đếm được mới là cái cần phải lưu tâm và nhớ cả đời. Cho đi - thời gian, mối quan hệ, một lời khuyên, vài câu chia sẻ, sự yêu thương, quan tâm trong một hoàn cảnh nào đó hay đơn giản hơn chỉ là một cái nhìn, một nụ cười ấm áp dành cho ai đó trong lúc cô đơn nhất… Hay chính cái cho ấy là thiện tâm của sự giúp đỡ và mang lại niềm vui một cách chân thành trong một thời điểm phù hợp nhất.
-
Em đừng tự làm khổ mình hơn nữa
Và ngày mai, em sẽ lại mỉm cười Như những ngày xưa hồn nhiên bên bè bạn. Vì trăm năm thì vẫn là hữu hạn Nên xin em hãy cứ là chính em... Vì cuộc đời vất vả và bon chen Nên đừng tìm thêm nỗi buồn, em nhé...!
-
Niềm tin và giá trị
Khi bạn chia sẻ niềm tin và niềm tin đó có giá trị thì tiền sẽ được tạo ra. Nếu bạn vay một khoản vay, người khác tin tưởng bạn thì bạn sẽ vay được khoản vay đó. Tin tưởng trên cơ sở: "Lời nói, vật thế chấp, uy tín, hợp đồng, v..v.." Bạn muốn có sự giàu có, hãy tạo ra nhiều niềm tin, niềm tin càng nhiều sẽ mang lại tiền cho bạn nhiều.
-
Cái giá phải trả cho sự miễn phí
Hay khi bạn ở trong siêu thị và bị phân vân giữa một 2 loại café, một loại là sản phẩm ưa thích của bạn còn loại kia chất lượng kém hơn được kèm thêm một chiếc ly miễn phí, và rồi bạn ra về với loại café không phải sở trường nhưng có thêm một chiếc ly miễn phí.
-
Sự Ảo Tưởng Về Giá Trị Bằng Cấp Của Người Việt!
Hãy tỉnh dậy sau giấc ngủ vinh quang đậu ĐH và sở hữu một tấm bằng ĐH. Hãy thể hiện hết khả năng của mình cho người khác thấy. Hãy ham học hỏi, hãy tìm hiểu những kiến thức bạn được học ở trong trường học. Hãy đi ra bên ngoài, hãy cọ xát với thực tế phũ phàng. Rồi một ngày bạn sẽ thấy rằng, chính bạn định nghĩa con người bạn, chứ không phải những tấm bằng hay phần thưởng định nghĩa con người bạn.
-
Từ đầu đến cuối chuyện đại học ở Việt Nam
Cái bạn có thể làm cho cha mẹ tự hào chính là tài năng của bạn! Là tiền bạn kiếm ra, là những kiến thức của bạn phải làm mọi người nể phục, là khác người, là đặc biệt. Và người ta sẽ hỏi cha mẹ bạn: Làm sao mà anh chị dạy cháu hay thế? Đó chính là báo hiếu, đó chính là danh dự. Không phải việc thất nghiệp, không phải ổn định cuộc sống, cái đó ai cũng làm được, vậy thì chúng ta đừng nên lấy chúng làm gì gọi là tự hào.
-
Tiền, vật chất và những giá trị ảo
Có người dùng tiền mua vật chất phục vụ lợi ích để rồi kiếm thêm thật nhiều tiền có người thì dùng đồ sang chảnh để mai khốn đốn. Ừ thì tiền ai người đó hưởng. Nhưng bỏ tiền ra sắm những thứ chẳng mang lại lợi ích gì cho bản thân thì thật lãng phí. Chính chúng ta vô tình đẩy giá của những thứ vốn đắt đỏ lại càng thêm xa xỉ. Như bị người ta lấy tiền mà lòng vẫn hân hoan vậy.
-
Từ Văn Hoá đến Văn Minh
Với một tập thể, cộng đồng, dân tộc… Văn hóa theo tôi là những gì tinh hoa còn lại sau quá trình chu du, chọn lọc của lịch sử. Trải qua từng giai đoạn phát triển, giá trị văn hóa sẽ thay đổi chứ không bất biến. Gía trị đó giúp người ta phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, cộng đồng này với cộng đồng khác. Ví dụ như đời sống tâm linh phong phú, tục lệ thờ cúng ông bà tổ tiên, chén trà đon đả mời khách, gốc đa, phiên chợ… là những nét văn hóa đặc sắc của người Việt ta.
-
Nguyên tắc “Show, Don’t Tell” – Chém gió ít lại, thể hiện đi!
“Tự sướng”, “show hàng” trên Facebook là “nghề” của các bạn, chúng ta thỉnh thoảng thấy các bạn ấy chụp hình khi đang đọc một cuốn sách thời thượng nào đó, chụp các bạn ôm đàn ghi-ta, chụp chung với những người nổi tiếng trong các cuộc hội thảo… Thế nhưng, nhiều khi chụp xong những bức hình đó, những cuốn sách tội nghiệp lại bị vứt vào xó, không được đọc lấy một chữ. Các bạn chỉ “quen biết” cây đàn trong lúc chụp hình chứ không hề biết bẻ đôi một nốt nhạc. Trong các cuộc hội thảo đó, họ chỉ chờ kết thúc chương trình để chụp chung với các nhân vật chủ chốt làm “kỉ niệm” chứ không hấp thụ được chút nội dung, ý nghĩa gì, chưa nói đến việc học hỏi lâu dài từ các nhân vật đó.
-
Bạn học được những giá trị gì từ Tôn Giáo?
Nếu chúng ta thi hành các nghi lễ tín ngưỡng mà thực sự không hiểu được nó để làm gì, nó có ý nghĩa như thế nào cũng giống như cái việc chúng ta đang chạy theo những trào lưu, chúng ta hành động như một cái máy mà không có suy nghĩ. Liệu nó có ý nghĩa gì không?
-
Cái chết của một Samurai và câu chuyện về cái chết của những giá trị
Kết thúc của bộ phim, người chiến binh chết sau khi đã chiến đấu một cách anh dũng. Bằng thanh kiếm tre của mình, ông đã đánh bại hàng chục samurai khác, đều là những samurai sinh ra sau cuộc chiến vốn chưa từng trải qua chiến đấu thực sự. Ông đã đạp đổ bộ giáp đỏ biểu tượng cho vinh quang và danh dự của phủ, cũng là của những người chiến binh Samurai, trước sự chứng kiến của toàn bộ các chiến binh trong phủ. Câu nói của người đàn ông khi đó, “Danh dự của một chiến binh không phải là thứ chỉ để mặc lên vì mục đích trưng bày.”
-
Tôi đi qua đất nước này
Tôi đến đây, không giống như một kẻ lữ hành đi khám phá thế giới, tìm kiếm những cảm giác khác lạ. Tôi đi, tôi quan sát, tôi tìm hiểu. Tôi nhìn thấy nhiều thứ, nghĩ về nhiều thứ, phản ánh chúng lại trong những bài viết của tôi. Nhưng tôi dường như thiếu những thứ cảm xúc mà một người trẻ tuổi nên có. Dường như những sự tồi tệ và tốt đẹp mà tôi nhận được trên hành trình này đều chẳng nằm ngoài những kỳ vọng của tôi. Tốt cũng được, xấu cũng được, tôi đều dễ dàng chấp nhận những gì đến với mình như chúng vốn cũng nên như vậy.
-
Triết lý là thật hay giả?
Bạn tôi này! Nếu bạn không làm được một điều, không có nghĩa là nó không có gì hay, chỉ có nghĩa là bạn làm chưa đủ, bởi vì chưa đủ nên nó cũng chưa đúng, cũng bởi vì chưa đủ nên nó không thể trở nên thuần thục. Vậy thì điều bạn cần là làm thêm nữa, làm nữa, cho đến khi nó đúng, lúc đó sẽ xuất hiện một vẻ đẹp mà bạn chưa bao giờ được nhìn thấy. Đừng đánh giá nếu bạn không chịu làm, hoặc làm chưa có đủ.
-
Đi Tìm Giá Trị Của Bản Thân
Khi nói đến “xác định giá trị” thì dù là người hay vật đều cần dựa vào một cái chuẩn nhất định, của ngôi thứ hai, chứ không phải ngôi thứ nhất - bản thân mình. Không thể tự vỗ ngực xưng danh “tôi rất có giá trị” luôn cần phải có “một ai đó” xác nhận, là giá trị gì, đối với ai. Nhưng khác với đồ vật, chúng ta có thể lựa chọn đối tượng xác nhận. Khi tôi nói “bạn rất quan trọng với tôi” hay người khác nói “với tôi bạn chẳng là gì cả” thì “bạn” vẫn chỉ là “bạn”. Bạn có thể dựa vào “chuẩn” của tôi để thấy mình có giá trị, hoặc theo “chuẩn” của người khác mà nhận rằng mình “không là gì cả.”
-
Một thoáng suy nghĩ về sống nhanh
Nếu như Xuân Diệu từng có cái sống gấp gáp cho tuổi trẻ, sống hết mình và sống để hưởng thụ thì họ lại hoàn toàn khác. Cái sống gấp và sống nhanh của họ là vì sợ mình bị tụt lùi, sợ mình bị đẩy xa, sợ mình kém cỏi cho nên chẳng bao giờ họ nhận ra giá trị của việc Dừng lại, chẳng bao giờ nhận ra giá trị hạnh phúc đến từ những điều nhỏ bé của cuộc sống. Họ tự cho mình cái quyền sống phí hoài tuổi xuân bởi những lao lực bon chen, bởi những cám dỗ u tối của đồng tiền, mà quên đi mảnh đất khô cằn trong tim mình cũng đang cần được tưới bởi những yêu thương và ngơi nghỉ. Ừ, làm sao họ có thể nhận ra những điều ấy khi bản thân chưa một lần muốn nhìn lại,tồn tại như thế liệu có đáng không ?
-
Giá trị thực sự của bạn nằm ở đâu?
Tính tôi không bao giờ đòi hỏi. Có lẽ vì lẽ đó mà anh tôi càng muốn cho tôi nhiều hơn, muốn bù đắp cho quãng thời gian khổ cực ngày xưa của tôi. Đến tận bây giờ, khi tôi đi làm, lương bổng không hề thua kém anh nhưng mỗi lần về quê anh đều nói: Mèo thích thay xe không? Nếu thích bảo anh, anh phụ thêm tiền cho Mèo mua xe mới. Tất nhiên, tôi không đồng ý.