(1538 chữ, 6 phút đọc) Và để thấy những đức hạnh nảy nở, bạn chớ nên run rẩy trước những mảnh đất khó khăn của đời.
-
-
Những món quà của cuộc đời
-
Đừng cố trở thành người thành công, hãy trở thành người có giá trị
(1247 chữ, 5 phút đọc) Và khi có định hướng tiến hóa, tất cả mọi người, mọi sự diễn ra xung quanh đều trao cho bạn cơ hội để chạm tới bản chất chân thực cao quý của mình.
-
[THĐP Translation™] 7 lựa chọn đẳng cấp thế giới sẽ giúp bạn có thành công đẳng cấp thế giới
(2659 chữ, 11 phút đọc) “Có một đặc điểm mà mọi người thành công tôi từng gặp đều có: miễn nhiễm với áp lực dư luận.”
-
Tôi đã học được gì qua “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”
(2231 chữ, 9 phút đọc) Trái Đất này bị diệt vong không phải vì thiên nhiên đang suy kiệt mà chính vì sự suy kiệt trong đạo đức, nhân phẩm cũng như các giá trị nhân sinh của con người qua từng thế hệ.
-
Bạn luôn sùng bái thần tượng vì không biết giá trị của mình
(967 chữ, 4 phút đọc) Thần tượng là không cần đến. Thần tượng phải được chết, bởi chỉ khi chết đi họ mới có thể tạo ra những tác phẩm mới.
-
Phụ nữ khi yêu – Tính già cũng hóa non
(841 chữ, 3.5 phút đọc) Phụ nữ ngụy biện nàng hạnh phúc bằng những điều nhỏ nhặt, nhưng người đàn ông bên cạnh nàng thì phải làm được điều lớn lao.
-
Chúng ta giàu có bởi cuộc sống riêng biệt của mình
(921 chữ, 4 phút đọc) Tôi không còn bất kỳ sự cay cú nào với tiền bạc vật chất nữa. Nhưng tôi vẫn không muốn đời sống mình trở nên giàu có bằng phương tiện ấy. Tôi tha thiết hơn với một đời sống riêng biệt, nơi mà khi túi tiền tôi dù có xẹp lép thì sự trống rỗng vẫn không đủ năng lực căng phồng lên.
-
Nếu biết không còn nhiều thời gian để sống, bạn có sống như ngày hôm qua?
Nếu biết không còn nhiều thời gian để sống, giây phút nào của hiện tại ta đã chần chừ, nói một lời xin lỗi, một lời cám ơn cho những người đã luôn bên cạnh ta từ những nhỏ nhặt nhất?
-
Đừng sợ sách bị dơ
Sách thì cũng chỉ là giấy thôi, chỉ là một phương tiện để chúng ta có thể tiếp cận với những thứ đằng sau con chữ. Đừng ngần ngại gạch và viết, gạch và viết.
-
[Bài dịch] Thế giới này cần thêm điều gì?
Thế giới này cần thêm nhiều người có hoài bão đủ lớn cho tất cả; người biết cách thắng không kiêu và thất bại nhưng vẫn giữ lòng tự trọng; người mà không tin rằng gian xảo và tàn nhẫn là điều cần để thành công.
-
Suy ngẫm về giá trị đích thực của chính mình
Phải rồi, vấn đề đối với những người không nhận biết được giá trị của mình như tôi là chúng ta cần một “cú hích”. Cú hích ấy đơn giản lắm! Có thể chỉ là lời ngợi khen chân thành, đúng mức từ một ai đó, một người nào đó ít nhiều hiểu về bạn, “gạn đục khơi trong” được chút ưu điểm của bạn. Thậm chí cả lời khen vu vơ, không chủ ý của một người xa lạ cũng có tác dụng không kém. Thật đấy!
-
Giá trị đích thực của bạn nằm ở đâu?
Giá trị đích thực không đứng yên bất biến mà nó hoàn toàn có thể đi lên hoặc đi xuống như một đồ thị, phụ thuộc vào mong muốn của bạn. Nếu bạn quyết định sống được chăng hay chớ, buông thả mình cho số phận và những thứ phù phiếm dắt mũi thì lập tức bạn sẽ tiến về gần điểm 0, còn nếu bạn luôn hàng ngày hàng giờ phấn đấu cho khát vọng sống tích cực hơn, ý nghĩa hơn thì giá trị của bạn sẽ tỏa sáng mãi thậm chí đến tận lúc chết đi, hoặc lâu hơn nữa. Tuyệt không?
-
Về những người quyết định tự tử
Ở bất cứ độ tuổi nào, và bất cứ hạng người nào thì vấn đề về giá trị vẫn luôn là một lý do thiết thực để người ta sống. Cho dù không phải để tạo nên những thành tựu vĩ đại gì thì ít ra nếu vẫn còn có người cần đến mình, coi trọng mình thì họ vẫn có động lực để sống.
-
Nỗi sợ hãi chỉ là ảo ảnh
Khi làm một việc đúng đắn, và tôi gặp thất bại tạm thời, tôi biết rằng đây không phải thua cuộc, đây chỉ là những phản hồi cho hành động của tôi, điều đó có nghĩa là có vấn đề nào đấy trong cách thức làm việc của tôi, thất bại tạm thời là một nỗi sợ, và để vượt qua nỗi sợ đó chỉ có tôi mới làm được. Chỉnh sửa lại kế hoạch và tiếp tục hành động, tiến lên dù sợ hãi, và chắc chắn sẽ đến lúc tôi thấy được nỗi sợ hãi là chất kích thích cho tinh thần của tôi. Nghĩ đến những nỗi sợ khi còn nhỏ và đã làm những gì để vượt qua nó - đó là cách giúp tôi luôn hành động và vượt qua những nỗi sợ của mình.
-
Thôi đừng nói nữa, thế giới này bị ngập trong lời nói đủ rồi
Đến một ổ bánh mì người ta muốn ăn cũng phải trả giá. Vậy mà nhiều người muốn thành công lại chẳng muốn trả bất cứ giá gì. Giá cho một ổ bánh mì là tiền, điều đó thật đơn giản. Nhưng cái giá cho thành công chỉ có thể là hành động. Hành động càng nhiều tức trả giá càng nhiều, càng xứng đáng thì thành công bạn có thể đạt được lại càng lớn.
-
Hãy nhìn kỹ vào chúng ta – Hình hài của một sản phẩm
Khi tôi nói về cái đúng cái đẹp hay cái sai cái xấu thì có nhiều người bảo tôi là đạo đức giả, là mang tính hàn lâm, là "nói như bạn thì ai mà chả nói được". Vốn trước đây tôi chưa hiểu ý nghĩa của từ "hàn lâm" cho lắm, giờ thì hiểu rồi, là chê tôi là giáo điều quy phạm và cứng nhắc. Nhưng hiểu xong từ ấy tôi chợt cười, vì trong cái xã hội thời nay thì chỉ có cách dùng những phân tích mang tính khoa học mới nhìn cho rõ ràng được, nếu không chắc chắn tôi sẽ lạc lối trong sự ngụy biện đang tràn lan khắp nơi.
-
Nhìn
Khi thước đo giá trị bị sai lệch thì ta lấy gì để đo đây? Có nhiều lúc tôi tự hỏi con người ta chạy theo những thành tích đó để làm gì? Để thể hiện mình? Để được khen ngợi? Để thấy mình giỏi? Nhưng thật ra tất cả họ đã sai rồi, người hiểu biết nhìn vào họ không khen đâu, họ đang cười đấy. Và cái cười đó còn đau gấp ngàn lần cái cười khi ta làm một việc kém cỏi. Vì giá trị một con người là ở nhận thức chứ không phải tri thức, tri thức là lượng còn nhận thức là chất.
-
Sài gòn về đêm
Bạn hãy thử đi dạo Sài Gòn về khuya, khi con người đang ngủ, bạn sẽ biết trái tim và linh hồn nó nằm ở đâu. Không phải những tòa nhà cao chót vót với khung kính giá lạnh, mà là những công trình kiến trúc tồn tại từ xưa đến giờ. Nhìn thành phố tôi lại nghĩ đến thân phận con người. Trong nó là sự đấu tranh của cũ và mới, nếu chỉ chuộng cái cũ thì ngừng lại trên con đường phát triển. Nếu xóa hết cái cũ để chạy theo cái mới thì khác chi rời bỏ cái gốc của mình để làm thân cỏ dại, mà cỏ dại thì khi có gió bão sẽ tróc gốc mà héo tàn. Có lẽ lựa chọn hợp lý nhất là hài hòa giữa cũ và mới, biết chọn lọc những gì có giá trị thật sự để giữ lại.
-
Chẳng có sự tồn tại nào là vô nghĩa
Cuộc đời bạn sẽ chẳng bao giờ vô nghĩa nếu bạn bắt tay vào làm việc, làm những gì bạn muốn, tất nhiên là có ích cho bạn và mọi người xung quanh. Nếu đủ khả năng, bạn cũng có thể trở thành người tiên phong trong một lĩnh vực của cuộc sống, bạn có thể làm những việc mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác,…L úc đó bạn sẽ thấy, sẽ phát hiện ra nhiệm vụ của chính mình trên hành tinh này. Giá trị về sự tồn tại của mỗi người đều được thể hiện thông qua những gì họ nghĩ, họ làm. Chỉ có suy nghĩ và hành động mới giúp bạn khẳng định được giá trị của bản thân.
-
[BDTT8] Không Gia Đình – Hector Malot, nơi chắp cánh cho những ước mơ bị lãng quên…
Tác giả quả thật đã rất tài tình khi vẽ nên những hình ảnh vô cùng sắc nét về thế giới quan, làm cho người đọc phải khắc khoải theo từng nỗi đau của nhân vật, hí hửng reo vang khi bắt gặp chân lý của sự sống. Rồi có lúc lại thỏa mãn vui mừng khi cái thiện lên ngôi. Ngay cả những con vật cũng được tác giả thổi hồn cho hiện lên một cách rõ nét, chân thực và sống động nhất. Tất cả làm cho ta cứ muốn đọc nữa, đọc mãi như “uống” từng câu chữ và tự biến mình thành một đơn vị, một tế bào giúp hình thành nên sự hấp dẫn của câu chuyện. Mà càng “uống” thì càng say, đê mê trong mớ cảm xúc hỗn độn.
-
Đi tìm hạnh phúc
Mỗi người một ước mơ riêng, mục đích riêng nên hạnh phúc cũng không ai giống ai. Có người vì chén cơm manh áo, hạnh phúc là khi họ có đủ cơm ăn áo mặc. Có người chỉ cần một người yêu họ thôi là họ hạnh phúc. Có người chỉ cần có một công ăn việc làm là hạnh phúc. Có những người khi sinh ra đã không có đủ đôi mắt để nhìn đời, họ ước gì có một con mắt thôi đã hạnh phúc. Có những người có đầy đủ tất cả chỉ cần các con nên người là hạnh phúc. Có người chỉ cần người vợ hoặc chồng biết chia sẻ với mình đã hạnh phúc rồi... Như vậy, cảm xúc hạnh phúc nó muôn hình vạn trạng, đi tìm hạnh phúc là cái rất trừu tượng, nó không có mẫu số chung.
-
[BDTT8] Sáu Người Đi Khắp Thế Gian – Lê Trang, câu chuyện của những kẻ bỏ trốn
Dù choáng váng đấy, nhưng lối tư duy của cuốn sách mạch lạc và rạch ròi tới mức chúng ta bị thuyết phục về phe họ từ lúc nào không biết. Mình bắt đầu coi nhẹ những chuẩn mực trước kia, thấy kinh hãi khi nghĩ đến viễn cảnh một ngày nào đó sẽ cam phận sống một cuộc đời bình lặng mà không một lần thử làm vài trò liều lĩnh chỉ để cho vui. Mình bắt đầu bị cuốn theo lập luận của tác giả, và tự đặt cho mình câu hỏi, 'Liệu có thật mình đã sống thực sự những tháng ngày vừa qua hay chưa, hay cũng chỉ là một kẻ bỏ trốn hèn hạ nhất trong các loại bỏ trốn?'
-
Lại bàn về phương cách phát triển giáo dục bậc phổ thông ở nước ta
Bây giờ ra đường, người ta hỏi bạn làm gì, trả lời giáo viên. Thế là biết rồi, người này cũng chỉ thường thôi. Bản thân hai từ giáo viên chả có tội tình gì nhưng sao nghe nó “nhẹ bẫng” so với mấy từ “ngân hàng” “bưu điện” “bảo hiểm” bởi vì đằng sau nó không có sức nặng của “money” đấy mà. Chả thấy ai “ô’’ “a”, mắt tròn mắt dẹp nói: “Làm giáo viên à, thích thế, sướng thế.” Mà người ta thường hay chép miệng: “Giáo viên à, thôi cũng được.” Đau lòng chưa?
-
Osho – “Giáo viên, Xã hội & Cách mạng” phần 3
Đá nhỏ thì nhỏ, và đá lớn thì lớn. Có thực vật nhỏ và thực vật lớn. Nhành cỏ là nhành cỏ và hoa hồng là hoa hồng: Khi có liên quan tới tự nhiên không có chuyện không hài lòng với nhành cỏ và hài lòng với hoa hồng. Tự nhiên đem cuộc sống tới cho nhành cỏ với nhiều hạnh phúc như nó đem cuộc sống tới cho hoa hồng. Nếu bạn gạt sang bên tâm trí con người, giữa nhành cỏ và hoa hồng, cái nào lớn hơn và cái nào nhỏ hơn? Không cái gì lớn hơn hay nhỏ hơn cả! Nhành cỏ có thấp hơn cây thông không? Nếu điều đó là vậy, Thượng đế chắc đã phá huỷ nhành cỏ và chỉ cây thông còn lại trên thế giới. Nhưng các giá trị do con người ấn định là sai.