Khi con người làm việc với con người một cách tự nguyện, điều đó chỉ xảy ra khi cả hai bên đều có lợi. Nhưng điều đó không xảy ra với chính phủ, đơn giản vì chính phủ là bắt buộc, là bạo lực. Bạn phải tuân theo cho dù không nhận được giá trị gì. Vậy bạn thích làm theo cách nào: tự nguyện hay bắt buộc? Và bạn nghĩ cách nào sẽ có lợi hơn có bạn, cho cả hai bên và cho xã hội?
-
-
8 lý do vì sao kinh tế chủ nghĩa xã hội thất bại
-
Sự mê muội mang tên trường học – Phần 1
“Tôi hiểu rồi.” Ishmael nói. “Một lần nữa, tôi nhấn mạnh rằng đây là một khiếm khuyết của bản thân hệ thống giáo dục chứ không phải của các giáo viên, những người mà nghĩa vụ hơn hết là 'dạy cho hết giáo án.' Cô hiểu rằng, bất chấp tất cả những chuyện đó, hệ thống giáo dục của các cô (nước Mỹ) là hệ thống giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới. Nó rất tệ hại, nhưng vẫn là cái tiên tiên nhất đang có.”
-
Bàn về chủ nghĩa cá nhân – Bài 4
Thuật ngữ cá nhân phải bao gồm tự do, công lý, đức hạnh, nhân cách và hạnh phúc; nhưng việc theo đuổi hạnh phúc cá nhân đương nhiên là và hầu như bao giờ cũng diễn ra trong cộng đồng. Người ta, như những cá nhân, có những nhu cầu mà không hợp tác với người khác thì không thể nào thỏa mãn được – thỏa mãn tất cả những đòi hỏi của con người trong tình trạng cách ly là việc làm bất khả thi. Cộng đồng chân chính tôn trọng những con người tự do. Cộng đồng thật sự xuất hiện khi người ta được tự do thành lập những hiệp hội tự nguyện nhằm theo đuổi quyền lợi cá nhân và quyền lợi có tính hỗ tương với nhau. Tôn trọng con người hàm chứa sẵn trong lòng nó sự tôn trọng quyền hình thành hiệp hội mà họ lựa chọn cho mục đích đó.
-
Nền giáo dục cấm đoán (phần 1): Mô hình giáo dục “nhà tù” và “nhồi sọ”
Nếu tôi được đào tạo từ một mô hình chỉ chuyên về mặt này hay mặt kia, giả sử là lịch sử chẳng hạn. Thì khi đi dạy, tôi chỉ chăm chăm học sinh này biết gì về lịch sử, sau khi tôi giảng về lịch sử và bắt em ấy đọc một số sách về lịch sử, và thế là tôi xong việc với em ấy. Tôi không cần quan tâm gì tới em ấy nữa. Như là em ấy có đang gặp chuyện khổ tâm gì không, tính cách của em ấy thế nào, gia đình em ấy ra sao." "Điều dễ nhất cho các giáo viên kiểu truyền thống là cứ lặp đi lặp lại những gì anh ta vẫn dạy, hết năm này đến năm khác. Việc dạy trở thành một quá trình lặp đi lặp lại các biểu tượng. Ngày nay, tại Argentina, phần lớn trẻ em nói rằng: Ôi lại thứ hai rồi sao? Lại phải đến trường rồi sao? Nhưng đấy chưa phải điều tệ nhất, khi phần lớn các giáo viên tại Argentine cũng bày tỏ cùng một tâm trạng như vậy....
-
Tuổi 24 – Tôi hài lòng với cuộc sống chỉ toàn tiếng cười chê
Thế đấy, từ đầu tới cuối, những bước ngoặt cuộc đời của tôi, toàn những việc không được ai ủng hộ, toàn những thứ lạ lùng đi ngược dòng người xung quanh. Nhưng tôi hài lòng, thế giới này được bao nhiêu người hài lòng với cuộc sống của họ? Tôi cảm thấy may mắn hơn những người khác, vì luôn hài lòng với những quyết định có phần lạ lùng của bản thân. Vì, giữa hàng ngàn niềm tin bủa vây xung quanh tôi mỗi khi phải ra quyết định, tôi chọn cách tin vào chính bản thân mình. Và tôi chưa từng phải hối hận. Dù cho có nhiều lúc mỏi mệt muốn buông tay.