Bây giờ giả sử có hai con chim. Hai con cùng phải bay đến đích. Con thứ nhất bị quàng thêm vào cánh vài hòn sỏi còn con thứ hai thì không. Em nghĩ con nào về đích trước và bay cao hơn?
-
-
Làm sao để nhẹ cánh bay?
-
[THĐP Review] Tuổi trẻ không hối tiếc, Huyền Chip – Liều thuốc cần thiết cho các bạn trẻ thiếu sự độc lập, tính kỷ luật và óc thực tế
Cuốn sách này như một liều thuốc cần thiết cho các bạn trẻ có tâm hồn lơ lửng trên chín tầng mây, ảo tưởng nhiều hơn hành động, ngụy biện để trì hoãn/thoái thác trách nhiệm nhiều hơn là dấn thân vào cuộc đời.
-
Cuộc sống xa nhà đã dạy tôi điều gì?
Bạn sẽ làm gì khi biết tin mình sẽ phải đi học xa khi bạn chỉ vừa tốt nghiệp trung học cơ sở? Bạn sẽ làm gì khi biết rằng mình phải xa cha mẹ ngay ngày mai? Tôi đã khóc, "hận đời", cố gắng xin xỏ bố mẹ một cách vô ích để rồi thất vọng vì chẳng đi đến đâu. Nhưng đổi lại ngay bây giờ tôi vô cùng cảm ơn cha mẹ vì đã cho tôi cơ hội để trưởng thành.
-
Du học vs. Du lịch
Việc du học ngày nay gần như là một kiểu mốt, không ít bạn trẻ du học theo trào lưu, chỉ vì muốn trải nghiệm cuộc sống ở nước ngoài, muốn có được tấm bằng quốc tế, hơn là mong muốn đào sâu nâng cao kiến thức. Khi quyết định đi du học, thiết nghĩ ta nên cân nhắc thật kỹ về định hướng nghề nghiệp và chất lượng kiến thức của bằng cấp mà ta đang theo đuổi, cũng như bài toán về lợi nhuận dự kiến và những chi phí cơ hội mà mình sẽ bỏ qua trong quá trình du học. Đừng đi du học theo trào lưu, để rồi trở về hầu như tay trắng.
-
Khi ai đó chửi tôi phản động, tôi như nhìn thấy chính mình của 7 năm về trước
Khi đọc những dòng comment của những cô bé cậu bé chửi mình là "phản động", tôi như nhìn thấy chính mình của 7 năm về trước. Tôi không còn lòng dạ nào để trả lời bọn nó, những đứa em chưa mở mắt nhìn đời. Tôi chợt nhớ về gia đình mình dạo ấy - bảo bọc tôi như trứng nước trong nhà, xa chính trị và xa rời xã hội. Thứ tôi biết là Cách Mạng vinh quang, là ơn Bác, ơn Đảng đã dày công dìu dắt. Tôi chửi tất đứa nào chống Đảng, chống Cách Mạng và hỗn hào với Bác.
-
Bạn không nhất thiết phải đi du học đại học
Nếu bạn có khả năng du học, đó ắt hẳn là một điều tốt. Nhưng nếu không, đừng lãng phí thời gian than thở hay đau buồn suy nghĩ. Điều bạn cần làm là tạo cho mình một môi trường học tập tốt và cố gắng nhiều hơn nữa. Hơn thế nữa, hãy nhớ rằng không đi du học cũng có những lợi thế không thể phủ nhận. Nếu như chịu khó lao động và học hỏi, bạn sẽ có những hiểu biết nhất định về xã hội và con người ở Việt Nam.
-
Du học, “Về đi, đừng ở!”
"Tôi không dám trả lời những điều trên, chỉ đưa ra một câu hỏi cho các bạn để chúng ta cùng suy ngẫm. Câu trả lời là của riêng mỗi người, nhưng nó sẽ chỉ được gọi là câu trả lời nếu bạn thực sự ngồi xuống và cân nhắc cho thật cẩn thận. Chỉ nên nhớ rằng, giá trị của mỗi người con dân tộc Việt vẫn luôn nằm đó, khát khao vươn lên từ bùn đất, và tỏa sáng rực rỡ như những ngôi sao vàng."
-
Nếu có du học thì hãy về đây nhé!
Tôi không thích phải giải thích vòng vo, nên nói đơn giản có thế, cũng có thể là tôi viết không hay. Nhưng hãy nhớ những dòng sông nơi có con đò, những cánh đồng vàng khi mùa lúa chín, những cây dừa, cây chuối, lũy tre,… Rồi nhớ Sài Gòn những buổi chiều mưa bất chợt, những cô em gái lã lơi trong tà áo dài trắng. Hãy quên đi, chúng ta là người Việt Nam.
-
Chuyện đi và chuyện về
Nhưng: “Nhân bất vị kỉ, thiên tru địa diệt” (Người không vì mình, trời tru đất diệt) Ai cũng muốn vì chính mình mà gây dựng nên cái gì đó, ai cũng muốn được thỏa mãn những ngông cuồng của tuổi trẻ, vậy nên họ lựa chọn ra đi. Còn chuyện về hay không về lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Vậy nên đừng đứng trên góc độ của mình mà phán xét kẻ khác, cũng đừng đứng trên góc độ của mình mà phê phán kẻ khác. Mỗi người có một hệ quy chiếu riêng của mình, vậy tại sao bạn cứ muốn ép người khác vào hệ quy chiếu của chính mình? Quan trọng là mỗi người, sống tốt cuộc đời của mình và không hổ thẹn hay nuối tiếc là điều tuyệt vời lắm rồi.
-
Việt Nam là nhà. Về đi!
“Việt Nam mình, người tài khó có đất dụng võ” ừ, thật đấy, tại sao chứ? Tại sao một mảnh đất thiếu người tài thì không có chỗ cho họ trong khi những mảnh đất chật ních người tài thì họ lại tìm ra chỗ cho mình? Họ tài thật đấy. Việt Nam đang phát triển mà, rất cần những người tài giỏi như những du học sinh các bạn, người dân cũng rất mong muốn các bạn trở về, góp phần xây dựng đất nước, được ít hay nhiều đều rất đáng quý và cần thiết cả. Đi du học, đúng như cách gọi, là đi học, học đủ các thứ. Vậy sau khi học bạn có về nhà của mình không? Nước ngoài là một trường học tốt, rất tốt so với những gì bạn có thể học được ở nhà. Nhưng Việt Nam mới là nhà mà, phải không?
-
Đảo xa xứ và giấc mơ đắng
Du học, một thời đã ước mơ đến cháy bỏng, để những đêm dài hì hụi, với bài tập, với kỹ năng, và hoạt động xã hội. Dù sao thì, đã có một thời, du học là một thứ xa vời, một thứ hạnh phúc “viễn vọng” của những kẻ chưa đi. Nhưng chính vì thế, những kẻ du mục kiếm tìm hoang đảo nơi xứ người mới mạnh mẽ hơn tất cả, họ vượt qua sa mạc, qua bão cát và đến được mảnh đất có nước suối nguồn của tinh hoa trí tuệ.
-
Du học – “Đi đi, đừng về!”
Khi không thuyết phục được tôi, ba mẹ viện đến dì. Dì bảo: “Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng, ở nơi này, tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi. Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!” Không chỉ bố mẹ, dì, mà các bác đang sống ở Mỹ đều đồng ý với quan điểm ấy.
-
Bạn, nỗi nhớ, và… tôi
Đâu đó trong cuộc sống này, con người có rất nhiều cơ hội để gặp nhau, để trao đổi liên lạc với nhau, đó có thể là điện thoại, email hay tài khoản mạng xã hội. Có những thứ ấy trong tay rồi thì có mấy ai bỏ thời gian, công sức và tâm của mình để đuy trì và phát triển những mối quan hệ đó. Thử hỏi, trong danh bạ điện thoại mỗi người chúng ta có bao nhiêu số điện thoại, có bao nhiêu phần trăm trong danh sách dài đó cũng ta đã bỏ quên họ. Chúng ta chỉ gọi, chỉ liên lạc với họ khi chúng ta cần sự giúp đỡ của họ. Bạn có giống như vậy không?
-
Cảm giác của những người thiểu số
Tôi nghĩ lại cảm giác khó chịu của mình khi học trong một lớp toàn sinh viên Canada, và mơ hồ cảm thấy cách tổ chức và đánh giá của lớp học này sẽ có lợi cho những bạn người Canada từ bé đến lớn đã quen với việc tư duy đa chiều và không ngại bày tỏ ý kiến của mình rằng: “Bài đọc thầy giao tuần này như cứt ý thầy ạ” hay “Mấy người viết sách này đầu óc có vấn đề thì phải, vớ vẩn quá đi mất”. Cái kiểu của tôi, ngồi lắng nghe, ghi chép, mỗi khi muốn nói gì phải giơ tay, đợi thầy giáo cho phép, rồi về nhà ngẫm nghĩ lâu thật lâu sau mới dám rụt rè đưa ra một ý kiến phản bác lại một giáo sư nào đó trong một email viết đi viết lại mất cả buổi sáng, thì rõ ràng bị thiệt.
-
Du học vs. Du lịch
Cách đây không lâu, trong một bài phỏng vấn với báo chí, học giả Trần Ngọc Thịnh có nói: đất nước còn nghèo, mà chỉ lo hưởng thụ, với đi du lịch, các bạn trẻ không lo học hành, chỉ lo đi chơi thì làm sao đất nước khá lên. Cuối bài phỏng vấn, anh kết luận: "Không phải là hãy xách ba lô lên và đi mà là hãy xách ba lô lên và đi du học." Đọc xong mà mình thấy tức nghẹn cả người. Tức xong rồi thấy ngạc nhiên, cộng đồng những người yêu thích du lịch, dân nhà Phượt, vốn hoạt động mạnh mẽ lắm mà, sao không ai lên tiếng phản đối nhỉ? Chắc các anh đang mải mê chinh phục những vùng đất mới. Mình thì vẫn đang mài mông nơi công sở, cày cuốc chờ ngày lên đường, nên mình nói.