search chat play-circle-outline angle-down angle-right angle-left icon-menu
Skip to content

Triết Học Đường Phố 2.0

Tri thức — Trí tuệ — Giác ngộ

  • 🔥 PRANA Token
  • 🐟 THĐP Deep Club
  • 📻 THĐP RADIO
  • 📺 THĐP Youtube
  • 📕 (New) [PDF Ebook] Cẩm Nang Nofap (version 2)
  • Tạp chí Aloha – THĐP 2.0 Magazine
  • THĐP translations
    • Videos
    • Terence Mckenna
    • Cryptocurrency
    • Zen Pencils
  • Reviews
    • Tủ Sách THĐP
  • Tôn Giáo – Tâm Linh
    • God
  • Sáng tác
  • Quan điểm
  • Sưu tầm
  • Tham gia viết bài
  • Donate – Ủng hộ
  • About us – Về chúng tôi (2020)
  • Contest
  • Đăng nhập
  • Nhắn tin
Search
  • Tag: đồng tiền

  • [Truyện Ngắn] Cái nồi cơm

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/12/201504/07/2018

    Nồi cơm trong bếp biến hình biến dạng nhìn nó đáng thương đến độ, có lần anh rơi nước mắt. Nhưng, anh lỡ nghiện cái việc đá nồi cơm rồi. Anh chỉ muốn nó đừng tồn tại, đừng há mõm chờ đợi việc đổ gạo vào nồi hàng ngày, đừng khiến nhiều kẻ vì nó mà nhiễu loạn, chém giết lẫn nhau. Lương tâm là thứ rất dễ bị tha hóa. Sự méo mó của cái nồi cơm khiến anh bận lòng đôi chút. Nó khác gì anh bây giờ?

    Quan điểm
    4 4 comments on “[Truyện Ngắn] Cái nồi cơm”
  • Hãy nhìn kỹ vào chúng ta – Hình hài của một sản phẩm

    Posted by Triết Học Đường Phố on 11/11/201404/07/2018

    Khi tôi nói về cái đúng cái đẹp hay cái sai cái xấu thì có nhiều người bảo tôi là đạo đức giả, là mang tính hàn lâm, là "nói như bạn thì ai mà chả nói được". Vốn trước đây tôi chưa hiểu ý nghĩa của từ "hàn lâm" cho lắm, giờ thì hiểu rồi, là chê tôi là giáo điều quy phạm và cứng nhắc. Nhưng hiểu xong từ ấy tôi chợt cười, vì trong cái xã hội thời nay thì chỉ có cách dùng những phân tích mang tính khoa học mới nhìn cho rõ ràng được, nếu không chắc chắn tôi sẽ lạc lối trong sự ngụy biện đang tràn lan khắp nơi.

    Quan điểm
    76 76 comments on “Hãy nhìn kỹ vào chúng ta – Hình hài của một sản phẩm”
  • Nhìn

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/22/201404/07/2018

    Khi thước đo giá trị bị sai lệch thì ta lấy gì để đo đây? Có nhiều lúc tôi tự hỏi con người ta chạy theo những thành tích đó để làm gì? Để thể hiện mình? Để được khen ngợi? Để thấy mình giỏi? Nhưng thật ra tất cả họ đã sai rồi, người hiểu biết nhìn vào họ không khen đâu, họ đang cười đấy. Và cái cười đó còn đau gấp ngàn lần cái cười khi ta làm một việc kém cỏi. Vì giá trị một con người là ở nhận thức chứ không phải tri thức, tri thức là lượng còn nhận thức là chất.

    Quan điểm
    148 148 comments on “Nhìn”
  • Viết về quan niệm của người Việt: Sự tai hại của những đồng tiền khôn và suy nghĩ “trẻ con thì biết cái quái gì?”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/01/201404/07/2018

    Một xã hội trọng đồng tiền, tôn đồng tiền lên trước mọi giá trị cuộc sống là một xã hội tồi tệ. Xã hội tồi tệ bởi những nét văn hóa tồi tệ. Chính chúng ta là người tạo ra nó, thì hãy tìm cách thay đổi nó, hãy bớt than van đi. Chính tay ta dúi cho mấy ông cảnh sát vài trăm ngàn rồi về chửi bới họ làm tiền. Ta trách xã hội trọng đồng tiền nhưng chính ta cũng chẳng hề xem nhẹ nó. Ta đòi tăng lương khi bản thân chẳng làm được gì hơn những việc đã được kí kết thỏa thuận trong hợp đồng.

    Quan điểm
    58 58 comments on “Viết về quan niệm của người Việt: Sự tai hại của những đồng tiền khôn và suy nghĩ “trẻ con thì biết cái quái gì?””
  • Xin đừng cứu vớt giấc mộng!

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/24/201404/07/2018

    Niềm tin vào xã hội sẽ còn lại bao nhiêu khi những điều tốt đẹp thì ít mà những thứ xấu xa thì nhiều? Mở một vài tờ báo online hàng ngày ta sẽ thấy tràn lan đủ thứ tệ hại: Giết người, cướp của, hiếp dâm, ngoại tình, con bất hiếu mắng cha cãi mẹ, anh em tư lợi mà quay mặt với nhau, vân vân và vân vân. Thậm chí tàn nhẫn đến độ con trẻ dù ở chốn “thanh tịnh” Bồ Đề, bởi do cớ gì mà lại có thể trở thành món hàng của con buôn?

    Quan điểm
    29 29 comments on “Xin đừng cứu vớt giấc mộng!”
  • Quá nhiều bí mật

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/11/201404/07/2018

    Hôm nay anh gặp một đôi bạn người Pháp, bọn anh kể chuyện cho nhau nghe. Họ kể về ba tuần của họ ở Việt Nam, về những cảnh quan tuyệt đẹp phủ rất nhiều rác rưởi, về việc họ vừa sợ vừa thích khi bị nhồi lên xe đò đầy gà và xe máy. Anh kể về những điều anh đang làm, về cách người Việt Nam đang sống, về em. Họ kể về châu Âu, về việc thật khó khăn khi là một đứa trẻ lớn lên ở lục địa già – cùng với nỗi cô đơn, sự lên ngôi của đồng tiền và sự biến mất của các giá trị cốt lõi. Anh kể về nỗi sợ hãi ăn sâu của một dân tộc vừa ra khỏi hàng nghìn năm chiến tranh, và sống cạnh một nước lớn côn đồ quỷ quyệt. Họ kể về nỗi căm hận và sợ hãi nước Nga tương tự như thế ở châu Âu. Và rồi bọn anh cùng nói về nỗi sợ hãi.

    Quan điểm
    8 8 comments on “Quá nhiều bí mật”
  • Now we are free!

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/05/201404/07/2018

    Hôm qua bạn nói với tôi về việc bị bó cánh. Bạn bảo, đôi cánh của bạn bị bó buộc quá. Bó bởi đồng tiền, bởi trách nhiệm, bởi gia đình, và vô vàn cái nhân cách quy chuẩn khác trong xã hội. Tôi cười: "Ừ, mình sinh ra phận làm người mà." Tôi vẫn nghĩ tạo hóa vốn rất cân bằng và có lý do cho tất cả. Không phải tự dưng chỉ loài chim có cánh mà loài người lại không. Con người sinh ra, không có cánh như loài lông vũ, không trơn trượt như loài bò sát, răng không sắc như loài gặm nhấm, không khát máu như thú dữ... Nhưng con người sinh ra để chinh phục tất cả những loài trên. Đó là ở chỗ, cảnh giới loài người đều hơn vạn vật một vài bậc. Và trách nhiệm ràng buộc là điều kiện cần và đủ cho việc làm người.

    Quan điểm
    18 18 comments on “Now we are free!”
  • Tiền bạc

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/29/201404/07/2018

    Mỗi người chúng ta đều có mục tiêu, sứ mệnh riêng của mình. Tìm ra sứ mệnh của mình và đạt tới mục tiêu cuộc đời, đó là niềm hạnh phúc viên mãn cho bất kỳ ai trên đời. Trên con đường đó, chắc chắn chúng ta sẽ nhiều lần tự vấn về tiền: "Rốt cuộc tiền là gì, tiền có ý nghĩa gì với ta, ta muốn có nhiều tiền hơn, đúng hay không…“

    Quan điểm
    8 8 comments on “Tiền bạc”
  • Trào lưu sống tùy vào giá trị xã hội

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/24/201404/07/2018

    Khi đi ra phố không khó bắt gặp những chiếc xe đắt tiền nhất thế giới, hay những chiếc túi hàng hiệu giá cả chục ngàn “đô”, thậm chí ăn một bát phở giá cũng có thể đắt nhất thế giới: 35 USD... Hóa ra, quan niệm nhị nguyên (tốt - xấu) không phải lúc nào cũng đủ sức giải mã được hiện thực cuộc sống. Trào lưu này được hiểu thế nào dưới góc nhìn kinh tế học hành vi?

    Quan điểm
    0 0 comments on “Trào lưu sống tùy vào giá trị xã hội”
  • Kinh thánh – Những nguyên tắc làm giàu và thành công (chương 2 – phần cuối)

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/24/201404/07/2018

    Đồng tiền vẫn sẽ mãi mãi là bạn của bạn, hay thậm tệ hơn bạn sẽ mãi mãi cảm thấy như Thượng Đế không muốn ban cho bạn cơ hội giàu có như những người khác cho đến khi bạn đủ kỹ năng và kiến thức quản lý về tiền bạc. Chắc hẳn các bạn đã nghe rất nhiều câu chuyện về những người trúng số độc đắc sau đó lại trở nên nghèo hơn khi chưa trúng số trong vòng 2 năm. Đó chính là cái giá cho việc tiền bạc đến mà không biết, không đủ kỹ năng và kiến thức để quản lý. Do vậy, tốt nhất là bạn đừng bao giờ hỏi Thượng Đế là tại sao lại không cho bạn những cơ hội như những người khác, mà hãy tự hỏi lại bản thân mình: “Tôi đã đủ kỹ năng và kiến thức để đón nhận cơ hội đó chưa?"

    Sưu tầm
    12 12 comments on “Kinh thánh – Những nguyên tắc làm giàu và thành công (chương 2 – phần cuối)”
  • Kinh Thánh – Những nguyên tắc làm giàu và thành công (chương 2 – phần 2)

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/14/201404/07/2018

    Nhận thức quan trọng nhất bạn phải thay đổi là học vì cái gì. Bố mẹ bạn khuyên bạn chăm học để lấy kiến thức, để có công việc lương cao nhưng tôi khuyên bạn đừng học để chỉ vì lấy kiến thức nhưng hãy học để nâng cao trí tuệ. Kiến thức là những công thức, những định lý, định nghĩa sách vở, nói một cách tổng quát là sự hiểu biết mà chúng ta học trên ghế nhà trường. Tri thức đương nhiên là quan trọng nhưng nó chỉ đơn giản là những công cụ. Bạn phải có trí tuệ để vận dụng những kiến thức này. Trí tuệ chính là sự khôn ngoan mà Salomon luôn nhắc đến trong các sách của ông. Các bạn nhớ rằng, Salomon không hề xin Thượng Đế tri thức, nhưng ngài xin Thượng Đế sự khôn ngoan.

    Quan điểm
    6 6 comments on “Kinh Thánh – Những nguyên tắc làm giàu và thành công (chương 2 – phần 2)”
  • Kinh thánh – Những nguyên tắc làm giàu và thành công (chương 2 – phần 1)

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/10/201404/07/2018

    Mục đích của việc đi làm, kiếm tiền sẽ trở nên rõ ràng và đơn giản nếu chúng ta hiểu được câu kinh thánh này. Trong thế kỷ thứ nhất, thời của Chúa Jesus, có 3 loại mối quan hệ cơ bản nhất trong xã hội do thái lúc bấy giờ: Chủ - tớ - khách. (bạn) Do đó, nếu như chúng ta đã nhận Thượng Đế là chủ cuộc sống của chúng ta thì tiền bạc chỉ còn có thể là tớ hoặc bạn. Cuộc sống của bạn sẽ chỉ dừng lại ở mức trung bình hay khá giả khi bạn xem đồng tiền là bạn của bạn. Nhưng, để trở nên giàu có thì đồng tiền kia sẽ phải làm tôi tớ cho bạn. Nói cách khác, bạn phải là chủ của đồng tiền thì khi ấy bạn mới có được sự giàu có và tự do về tài chính. Và đây mới chính là mục đích kiếm tiền thực sự mà chúng ta nên có: Kiếm tiền để làm chủ đồng tiền.

    Quan điểm
    4 4 comments on “Kinh thánh – Những nguyên tắc làm giàu và thành công (chương 2 – phần 1)”
  • Vì sao những kẻ xấu xa nhất lại leo cao nhất hay là quỷ đã ở với nguời từ bao giờ?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/07/201404/07/2018

    Điều đáng lo ngại nhất là, thái độ khinh thường tự do trí thức không phải là việc chỉ xảy ra sau khi chế độ toàn trị được thành lập mà nó hiện diện trong những người tin vào chủ nghĩa tập thể trên khắp thế giới. Sự đàn áp tàn bạo nhất cũng vẫn được bỏ qua nếu nó được thực hiện nhân danh chủ nghĩa xã hội. Người ta công khai cổ vũ cho thái độ bất dung đối với những tư tưởng khác biệt. Bi kịch của tư tưởng tập thể là ở chỗ nó bắt đầu bằng việc coi lý trí là tối thượng nhưng lại kết thúc bằng việc tiêu diệt lý trí.

    Quan điểm, Sưu tầm
    10 10 comments on “Vì sao những kẻ xấu xa nhất lại leo cao nhất hay là quỷ đã ở với nguời từ bao giờ?”
  • Ba nguyên lý quản trị quốc gia thịnh vượng

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/06/201404/07/2018

    Chúng ta đều biết nền tảng quan trọng nhất của cơ chế thị trường là việc công nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản của cá nhân. Ở những nơi mà quyền sở hữu tài sản được xác lập rõ ràng và minh bạch nhất, chẳng hạn các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, thì những người đứng đầu doanh nghiệp luôn tỏ ra là những cá nhân sống có trách nhiệm với nhân viên, với cộng đồng, và với gia đình của mình. Những hành động thiếu văn minh, như việc tổ chức đám cưới linh đình của gia đình bà chủ công ty Bianfishco trong thời gian vừa qua, đã phải trả một giá rất đắt, khiến cho doanh nghiệp của mình suýt rơi vào tình trạng phá sản.

    Quan điểm, Sưu tầm
    8 8 comments on “Ba nguyên lý quản trị quốc gia thịnh vượng”
  • Tam thập nhi lập, người ta làm được, bạn thì sao?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/21/201404/07/2018

    Ở Việt Nam, bạn học xong lớp 12 là 18 tuổi, học thêm 4 năm đại học là 22 tuổi, trước tuổi 22, nếu có ai tự kinh doanh thì thường chỉ là tự phát chứ không tập trung, trước 18 nếu có thì chỉ là kinh doanh chơi cho vui, nên vì thế 10.000 giờ sẽ không đủ, còn ở nước ngoài, thì 6,7 tuổi đã có cơ hội, nên vì thế CEO trẻ xuất hiện khá nhiều. Vấn đề tình dục cũng thế (bao gồm tình yêu, tình bạn tuổi mới lớn, sự ham muốn), nó luôn làm bạn mất tập trung khi cho việc kinh doanh, cho việc đi theo ước mơ của mình. Nên nếu ở nước ngoài, Bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm, nếu chán, cứ việc tập trung toàn thời gian cho đam mê, cho điều mình thích, còn ở Việt Nam thì như đã nói, nó luôn là một điều tò mò khá thú vị.

    Quan điểm
    18 18 comments on “Tam thập nhi lập, người ta làm được, bạn thì sao?”
  • Tâm sự tuổi trẻ – Đôi điều cảm ngộ

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/17/201404/07/2018

    Tuổi trẻ sống hưởng thụ, có gì sai? Sai ở chỗ là hưởng thụ không đúng cách, không bổ ích. Chơi game ngày đêm không phải là hưởng thụ, nhậu nhẹt li bì vô cớ không phải là hưởng thụ, chưa làm ra tiền tiêu xài xả láng không phải là hưởng thụ,… Người biết hưởng thụ luôn biết những đồng tiền mình bỏ ra giúp cuộc sống trở nên đẹp đẽ và thoải mái, khiến việc hưởng thụ cũng nâng cao giá trị bản thân mình, chứ không phải kiểu hưởng thụ quên ngày tháng rồi lạc đường về.

    Quan điểm
    2 2 comments on “Tâm sự tuổi trẻ – Đôi điều cảm ngộ”
  • Phụ nữ muốn hạnh phúc, phải tự chủ

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/17/201404/07/2018

    Riêng với đồng tiền, tôi rất hiểu giá trị và sức hút mãnh liệt của nó. Tôi cũng kiếm tiền rất vất vả mà không kiếm ra nhiều. Tôi cũng hiểu, khi có tiền con người ra sẽ trở nên giá trị ra sao nhưng để phụ thuộc vào người khác vì đồng tiền thì có lẽ không bao giờ. Tôi thích có thể nói với bất cứ ai từ "không" một cách ngạo nghễ và không suy tính. Rất nhiều khi, tôi có hội được sở hữu những thứ xa xỉ mà cả đời vất vả cũng không mua nổi cho mình chỉ cần gật đầu với những "lời đề nghị khiếm nhã".

    Quan điểm
    10 10 comments on “Phụ nữ muốn hạnh phúc, phải tự chủ”
  • Con người đáng giá bao nhiêu?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/11/201404/07/2018

    "Thế ông ơi, con người đáng giá bao nhiêu? Và người ta lấy cái gì ra làm thước đo giá trị ạ. Có phải tiền không ông? Tại cháu đọc báo thấy có ông A nào đó được báo chí và các phương tiện truyền thông người ta suốt ngày ca ngợi vì ông ấy rất rất giàu là tỷ phú ông nhé, nhà to như một cung điện này, ăn mặc toàn hàng hiệu, đi lại toàn bằng siêu xe khủng như Lamborghini mấy chục tỷ cơ ông ạ. Đi ăn toàn sơn hào hải vị, nem công chả phượng, cao lương mĩ vị luôn. Cháu thấy họ kinh khủng thật đấy, nó làm cháu liên tưởng đến những ông vua ngày xưa. Nhưng cháu nghĩ vua, chúa ngày xưa chắc không sướng bằng họ đâu ông ạ!"

    Quan điểm
    4 4 comments on “Con người đáng giá bao nhiêu?”
  • Đó là cái cách mà tuổi trẻ sống!

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/08/201404/07/2018

    "Tuổi trẻ là những khát khao, tuổi trẻ là những đam mê..." Là khao khát, là mê say và quay cuồng, đó mới là tuổi trẻ. Ai cũng đi qua một thời trẻ, nhưng không phải ai cũng sống trọn những năm tháng thanh xuân ấy cho đúng nghĩa. Sống trẻ, ấy là lúc nào cũng sống với tất cả nhiệt lượng của cơ thể. Làm thì làm đến chết, chơi thì cũng hết đêm... Nghĩa là mỗi một việc gì trong cuộc sống, họ cũng làm cho tới tận cùng mới thôi.

    Quan điểm
    26 26 comments on “Đó là cái cách mà tuổi trẻ sống!”
  • Định nghĩa của từ “học giỏi”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/08/201404/07/2018

    Báo chí hằng ngày đăng tin những học sinh giỏi xuất sắc, tuyên truyền những tấm gương học tập cao đẹp cho học sinh noi theo. Tuyên truyền những hình ảnh đẹp là một điều đáng làm nhưng nó sẽ chẳng giúp được những học sinh kém học tốt lên được vì đơn giản là trong người họ không có tài năng học tập mà thuộc một năng lực khác, nhưng xã hội thì chỉ coi trọng việc học một cách mù quáng.

    Quan điểm
    46 46 comments on “Định nghĩa của từ “học giỏi””
  • Con đường lạnh giá

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/04/201404/07/2018

    Con đường đến với sự thật là con đường cô quạnh, con đường mà bạn phải tự đi một mình và thậm chí là không có ai đi cùng với mình. Đó là con đường đòi hỏi bạn dám chịu trách nhiệm, dám chấp nhận, dám từ bỏ, dám đương đầu, dám suy nghĩ, dám khác biệt, toàn những điều khó khăn. Đó là con đường lạnh giá vì nó vắng bóng người. Nhưng đổi lại, bạn sẽ không phải chịu sự giày vò giữa việc phải lựa chọn, tình cảm hay lí trí, mạnh mẽ hay yếu đuối cũng không còn ý nghĩa gì nữa, bạn không còn quan tâm xem có ai ghét bạn hay không (mà thường là sẽ có), bạn không do dự cho đi yêu thương và thể hiện cảm xúc. Lợi ích của nó dĩ nhiên rất nhiều mà tôi cũng thực sự không có cách nào nói ra cho thỏa đáng bởi vì đó là con đường gắn liền với hành động, nếu bạn dấn thân vào hành động thì lời nói sẽ dần trở nên vô nghĩa. Ngôn ngữ có sức mạnh của nó và cũng có giới hạn của nó.

    Quan điểm
    10 10 comments on “Con đường lạnh giá”
  • Tại sao ta bị lừa? Tại sao họ lừa ta?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 03/25/201404/07/2018

    Bạn có thể lừa người ta được một lần, hai lần nhưng bạn không thể nào lừa người ta được cả đời. Nếu bạn lừa người khác vào hôm nay thì sẽ bị người khác lừa vào ngày mai. Nếu hiện tại bạn đi lừa người khác thì tương lai con cháu bạn sẽ bị lừa. Đó là điều không thẻ tránh khỏi. Quy luật nhân quả luôn xảy ra trong cuộc sống này. Đừng nghĩ rằng những việc mình làm ở hiện tại thì nó không ảnh hưởng gì tới bản thân mình. Hãy đi lừa người khác đi, hãy kiếm sống trên sự giả dối và lừa đảo đi rồi một ngày chính bạn sẽ lừa chính con người bạn và bị một cú lừa lớn từ cái xã hội đồng tiền này.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Tại sao ta bị lừa? Tại sao họ lừa ta?”
  • Tiền, vật chất và những giá trị ảo

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/21/201404/07/2018

    Có người dùng tiền mua vật chất phục vụ lợi ích để rồi kiếm thêm thật nhiều tiền có người thì dùng đồ sang chảnh để mai khốn đốn. Ừ thì tiền ai người đó hưởng. Nhưng bỏ tiền ra sắm những thứ chẳng mang lại lợi ích gì cho bản thân thì thật lãng phí. Chính chúng ta vô tình đẩy giá của những thứ vốn đắt đỏ lại càng thêm xa xỉ. Như bị người ta lấy tiền mà lòng vẫn hân hoan vậy.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Tiền, vật chất và những giá trị ảo”
  • Đi theo đám đông là đang tự biến mình thành những kẻ lố bịch

    Posted by Triết Học Đường Phố on 12/09/201304/07/2018

    Trong bộ phim “A few good man” của tài tử Tom Cruise. Anh vào vai một luật sư, trong một phiên toà anh đang cố chứng minh “điều lệnh đỏ” là tồn tại, trong khi bên đối diện bác bỏ nó hoàn toàn không tồn tại vì không có một quyển sách nào ghi một điều lệnh như thế. Anh liền cầm một quyển quy định của hải quân và hỏi một hạ sĩ “anh có thể chỉ trong quyển sách này vị trí của nhà ăn ở đâu không?”, hạ sĩ bật cười “ không có trong sách đâu” chàng luật sư tiếp tục “thế các anh không bao giờ ăn à?” hạ sĩ trả lời “ không, khi đến giờ ăn, chúng tôi đi theo đám đông”.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Đi theo đám đông là đang tự biến mình thành những kẻ lố bịch”
1 2
Next Page