Baruch Spinoza là một triết gia người Hà Lan ở thế kỷ 17, người đã cố gắng phát minh lại tôn giáo – đưa nó ra khỏi thứ dựa trên sự mê tín và những quan niệm về sự can thiệp trực tiếp của thần thánh, để nó trở thành một nguyên tắc phi cá nhân hơn, gần như khoa học và đồng thời vẫn luôn chân thành an ủi.
-
-
[THĐP Vietsub] Baruch Spinoza — Triết gia người Hà Lan thế kỷ 17, người đã cố gắng định nghĩa lại “Thượng Đế” với triết thuyết Phiếm Thần
-
“Việt Nam mà đa đảng thì sẽ loạn.”
THĐP: Bài viết này là tập hợp nhiều bài viết phản đối quan điểm của tựa đề, một trong những câu nói thường được nghe nhất từ những người phản đối ý tưởng đa đảng. Những người nào đưa ra lý lẽ rằng dân trí VN thấp nên không thể có đa đảng thì phải chứng minh được rằng dân trí ở những nước khác cao hơn dân trí ở VN tại thời điểm họ tiến lên chế độ đa đảng. Nếu không chứng minh được thì lý lẽ này không có giá trị.
-
Dân tộc lành tính này liệu có vươn tới đỉnh cao?
Tôi viết bài này như lời tự trách, tự sỉ vả mình. Mở rộng hơn, tôi nhìn thấy lỗi trong tất cả chúng ta. Bất kỳ ai bằng lòng với tình hình xã hội hiện nay thì không còn gì để nói. Còn muốn mơ mộng thế hệ con Lạc cháu Hồng ngày sau sẽ chiếm lĩnh đỉnh cao kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học,… của nhân loại thì phải mạnh dạn sửa mình ngay từ hôm nay. Không “lột xác”, sao có thể thành người khác?
-
Thế giới dạy dỗ con em họ như thế nào?
Tại mỗi gia đình người Do Thái, phụ huynh luôn chú trọng việc dạy con làm việc nhà. Từ lúc 2 tuổi, các em đã phải bắt đầu học để tự làm mọi việc như tự xúc cơm ăn. Ở trường học thường xuyên tổ chức các chuyến thăm quan 1 ngày tới nơi làm việc của cha mẹ. Nhiều em đã chảy nước mắt vì chứng kiến cha mẹ là thợ dệt phải làm việc quần quật cả ngày bên máy khâu. Trẻ em Do Thái đều phải giúp bố mẹ làm việc nhà, kể cả những gia đình giàu có nhất. Sự nuông chiều vốn không phải là triết lý của người Do Thái, mà tình yêu của người mẹ dành cho con nằm ở khả năng tự lập và trưởng thành của người con sau này.
-
Ta sẽ có cái ta xứng đáng!
Trước kia, tôi nghe các bạn sinh viên nói về cuộc sống cơ cực của gia đình ở nông thôn tôi thường thương cảm với họ rất nhiều. Nhưng khi tôi dần có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận với cuộc sống của những người nông thôn tôi thấy rất ít người chăm chỉ mà nghèo. Thực tế chứng minh, mọi sự phân chia vật chất rất công bằng. Chúng ta đừng đòi hỏi sự tuyệt đối, nhưng sự phân hóa giàu nghèo là sự phản ánh đầu tiên về đức tính chăm chỉ lao động của mỗi con người.
-
Đọc và Viết
Làm sao có thể sống quân bình ở xã hội này, vì quá giỏi người ta cũng ghét, mà quá dốt thì người ta sẽ chuyển sang khinh? Bởi đâu, người ta cứ mê muội mãi với sự ghen tị, với sự khinh khi này? Ta tạo ra những chuẩn mực đánh giá, rồi những chuẩn mực ấy quay lại ám ảnh, bó buộc ta. Chúng lấy đi cái nhìn khôi nguyên, trong lành. Chúng phủ bóng định kiến lên mỗi suy nghĩ và hành động của ta. Làm gì đây? Chúng ta sẽ kìm chân nhau, tự giam giữ mình, cách li mình với những người xung quanh? Không nghe, không biết, không thấy thì sẽ không suy nghĩ, không băn khoăn, không ám ảnh và không ghen tuông nữa? Ta sẽ làm thế, như người quản ngục tuyệt tình, người quản ngục mù quáng với trách nhiệm công việc mà không mở cửa cho tù nhân chạy trốn. Hay ta sẽ mở tung hết, ta cứ va chạm, cứ cố gắng để thấy đủ, biết đủ, hiểu đủ những thiệt hơn, những khoảng sáng và khoảng tối? Phải chăng đó là cách những đứa trẻ bắt đầu cảm thấy hiểu nhau, thông cảm cho nhau và biết chia sẻ cùng nhau?
-
Khủng hoảng ngầm
Sự quá tải của thông tin, cũng như sự bận rộn của cá nhân hay quốc gia làm cho chúng ta không có thời gian để nhìn nhận và rà soát lại những lỗi hổng hốc, cái lỗ nhỏ ngày qua ngày trở nên to hơn như tầng ozon bị thủng, dần hình thành một vấn đề nghiêm trọng, nhưng nó lại như căn bệnh cao huyết áp ở người già, mệnh danh là: Kẻ giết người thầm lặng.
-
Bàn về cải cách giáo dục
Mục đích của giáo dục không phải là đào tạo ra những con người làm được việc cho xã hội, mục đích của nó giống như việc nuôi trồng các cây con, làm cho nó lớn và trưởng thành, đúng với thiên hướng của nó. Thật khó để tất cả các loại cây có các đặc tính khác nhau lại có thể cùng phát triển tốt nhất trong một môi trường và điều kiện nuôi dưỡng như nhau, giáo dục cũng vậy, điều quan trọng là phải biết đặc tính của từng loại cây để nuôi trồng cho thích hợp. Trong điều kiện rất khó có thể phân biệt ra như thế, ta vẫn nên có một nền giáo dục được coi là phù hợp nhất cho tất cả, ở đây ta nói về cái chung không đi sâu vào cái riêng cụ thể từng người, từng điều kiện riêng biệt.
-
Trí tuệ Do Thái – không chỉ dành riêng cho người Do Thái
Chắc chắn các bạn ai cũng đã từng nghe về Albert Einstein - Nhà vật lý học vĩ đại nhất thế kỉ XX là một người Do Thái. Và có một điều không phải ai cũng biết đó là ông không tin vào Chúa (Chúa nhân cách hóa - Jesus), và hiển nhiên ông không phải là một tín đồ của đạo Do Thái. Ý tôi không phải nói về việc phân biệt tôn giáo, mà là tôn giáo của người Do Thái không đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành nên tư duy của họ. Điều đó hiển nhiên trở thành một yếu tố dẫn nhập tuyệt vời cho tất cả mọi người trên thế giới khi muốn đọc cuốn sách này mà không bị rào cản nào bởi tôn giáo của mình.
-
Nhà nước Do Thái – Quốc gia của những những công ty khởi nghiệp
Ai cũng biết là người Do Thái rất sáng tạo. Bản thân mình nhiều lúc cũng băn khoăn không hiểu vì sao cùng sinh ra là người mà người Do Thái lại sáng tạo thế. Vì họ... thông minh. Nhưng vì sao ? Cái gì đã làm cho người Do Thái, nhà nước Do Thái trở nên như bây giờ? Qua hiện tượng các start-up, tác giả muốn lý giải về thành công trong phát triển đất nước của người Do Thái bằng cách soi vào các giá trị văn hóa, tập quán, lối suy nghĩ của người Do Thái...
-
Dạy con theo cách của người Do Thái
Đối với người Do Thái, điều đầu tiên họ dạy trẻ em là phải luôn tôn thờ Trí Tuệ. Nếu nhà bị cháy, bạn sẽ bảo con bạn mang theo thứ gì? Có câu chuyện kể Người Do Thái dạy con họ rằng lúc đó hãy mang theo trí tuệ vì “trí tuệ là thứ không thể đốt cháy và sẽ ở bên con mãi mãi”.
-
“Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái
Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu-Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.