(1760 chữ, 7 phút đọc) Nếu một người không phát triển kỹ năng cá nhân thì sẽ trở nên vô dụng, vô dụng thì sẽ không tự tin. Còn nếu họ không thực hiện bổn phận của mình thì sẽ phải chịu nghiệp xấu. Nhiều khi nghiệp xấu ấy còn tệ hơn cả chuyện bị tước mất sự tự tin.
-
-
4 cách để trở nên tự tin hơn
-
Ai quyết định cuộc đời bạn?
Chúng ta chấp nhận người khác: Chọn lẻ sống cho chúng ta, chọn việc cho chúng ta làm, chọn nơi cho chúng ta học, chọn bạn bè cho chúng ta chơi và tệ hơn là chọn người trăm năm cho chúng ta. Cuối cùng chúng ta đã chọn được gì cho cuộc đời mỗi chúng ta? Tại sao chúng ta không tạo ra cuộc cách mạng để phá vở các quy tắc mà cha mẹ hay môi trường xung quanh áp đặt cho chúng ta, để vươn đến một cuộc sống tự do và độc lập hơn. Tại sao chúng ta học xong rồi phải đi làm. Tại sao chúng ta không nghĩ nhiều đến lối đi riêng cho bản thân mình để tạo nên một cuộc đời mà chúng ta mong muốn?
-
Think-Outside-The-Box: Một thế giới không nhà tù, không trường học
Khi nói chủ đề này, ý tôi khi nói xóa bỏ trường học, không có nghĩa đen như kiểu đập tan hết các trường học hiện hành, nhưng ý tôi là đập tan cái cách giáo dục hiện hành, thay vào đó là một môi trường giáo dục hợp lý và màu sắc hơn, tươi vui và thú vị, một nơi khuyến khích người ta tìm hiểu và khám phá, một nơi mà học sinh được chú trọng phát triển năng khiếu và tố chất của bản thân, một nơi mà người ta ham thích chứ không phải chán ngán và cảm thấy mất thời gian vô nghĩa. Một nơi mà chuyện mặc đồng phục y hệt nhau không còn quan trọng và việc phải giữ trật tự tuyệt đối không còn ý nghĩa. Đó là nơi mọi người thoải mái trao đổi với nhau những vấn đề trong cuộc sống. Nơi mà các giáo viên không áp đặt, mà chỉ đơn giản là hướng dẫn và định hướng mà thôi.
-
Những lẽ nghịch đời: Đến lúc phụ huynh cũng nên được… định hướng lại
Buồn thay cái quan niệm, không có tấm bằng chẳng có tương lai. Một nền giáo dục đào tạo ra những người vô dụng thì nó có vô dụng không? Tất nhiên tôi hoàn toàn không phản đối việc học, giáo dục là cần thiết, nhưng dạy cái gì, nội dung gì mới là quan trọng. Kiến thức là quan trọng nhưng thực hành còn quan trọng gấp bội phần nữa mà sao chúng ta chẳng chịu nhận ra mà thay đổi? Buồn làm sao, chúng ta đang được ở trong một nền giáo dục mà ngoài lý thuyết ra, còn có lý thuyết, và... lý thuyết nữa. Chỉ toàn là lý thuyết.
-
Học phổ thông, bao nhiêu năm là đủ?
Bạn là một nhà thơ cũng được, nhưng bạn biết trả lời thế nào khi con bạn hỏi: “Ba ơi, tại sao bầu trời lại có màu xanh?" "Tại sao cầu vồng lại đẹp thế ?” Câu trả lời nằm trong phần về “ánh sáng” trong chương trình vật lý cấp ba. Bạn là một nhà báo cũng được, nhưng nếu không học về sinh học cấp ba phần về “di truyền nhóm máu” bạn sẽ không thể thấy bất thường khi mà bạn và vợ có nhóm máu O, còn đứa con ruột lại có nhóm máu A. Bạn là một kỹ sư cũng được, nhưng bạn biết dạy con về tình yêu nước thế nào khi mà bạn không cả hiểu rõ về ba lần thắng quân Mông Nguyên? Nếu bạn muốn có một cái nhìn hoàn thiện về xã hội, cuộc sống xin đừng bao giờ có ý nghĩ học cái gì là không cần thiết!
-
Điều quan trọng nhất không phải bạn muốn đi đâu…
Tương tự, bạn không thể hoàn tất cuộc hành trình của mình nếu như không biết được mình đang ở đâu. Trong những giai đoạn tuyệt vọng nhất của cuộc đời mình, khi bạn đang tìm kiếm câu hỏi về ước mơ, về mục tiêu nhưng vẫn không có lời giải đáp. Hãy dừng lại và bắt đầu hỏi: “Mình là ai?” Chắc chắn đó là câu hỏi dễ chịu hơn rất nhiều so với “Bạn muốn trở thành ai?”
-
Học cho giỏi, sẽ sướng?
Nhiều bạn trẻ học rất khá, đạt nhiều thành tích học tập thời đến trường. Họ luôn nghĩ, tất cả cánh cửa cuộc đời đang mở. Đợi chờ mình! Nhưng khi đóng lại cánh cửa trường lớp, bước ra ngoài thế giới thật. Thì tôi tự hỏi: Bao nhiêu người bị tát cho một gáo nước lạnh vì thế giới ngoài này khác xa với thế giới màu hồng mà bản thân hay mơ mộng?