“Tôi hiểu rồi.” Ishmael nói. “Một lần nữa, tôi nhấn mạnh rằng đây là một khiếm khuyết của bản thân hệ thống giáo dục chứ không phải của các giáo viên, những người mà nghĩa vụ hơn hết là 'dạy cho hết giáo án.' Cô hiểu rằng, bất chấp tất cả những chuyện đó, hệ thống giáo dục của các cô (nước Mỹ) là hệ thống giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới. Nó rất tệ hại, nhưng vẫn là cái tiên tiên nhất đang có.”
-
-
Sự mê muội mang tên trường học – Phần 1
-
Ấp trứng
“Mẹ, đó chỉ là một quả trứng, có thể chỉ là một sai sót nào đó trong quá trình trao đổi chất của mẹ, không thể là một đứa trẻ được.” Mẹ tôi nhìn anh hai với ánh mắt lạnh lùng.
-
Cha tôi thường ở nhà nhưng đã lâu rồi tôi chưa được gặp ông
Gửi đến những ai đang làm cha, sẽ làm cha, và trong tương lai có thể làm cha: Nếu bạn quá bận không thể dành nhiều thời gian cho con cái, thì mỗi khi lướt qua chúng hãy tặng cho con mình một ánh mắt trìu mến và tin tưởng. Sự tin tưởng là mối liên kết bền vững giữa các thành viên trong gia đình dù họ không ở gần nhau. Nhưng nói gì thì nói, hãy cố gắng thu xếp công việc để dành một ít thời gian bên con, nói chuyện với con, hỏi con dạo này học tập thế nào, vui vẻ không, có gặp chuyện gì trắc trở không, đưa con đi chơi và dạy con làm cái gì đó, hoặc để con cái dạy lại mình cái gì đó, và điều quan trọng nhất: luôn lắng nghe con cái.
-
Bố mẹ là người sinh thành, vậy ai “dưỡng dục” con?
Còn ở Việt Nam, chúng ta đi theo cách thức dạy con nào để tin rằng, mình sẽ “sản xuất” ra một thế hệ có chất lượng? Bố mẹ làm gì khi chờ xã hội phát triển, chờ hệ thống giáo dục hoàn thiện, hay trông chờ vào một điều gì đó mà Nhà trường và Xã hội sẽ thay mình làm cho con?
-
Challenge the status quo
Vì nghĩ rằng, “con là của mình”, cha mẹ đã vô ý thức áp đặt mong muốn và nguyện vọng của mình lên con cái, chứ không mảy may một giây phút tự hỏi liệu ước mơ của con là gì. Bởi vậy, nếu không thông minh và bất tuân, cuộc đời của con sẽ chỉ là chuỗi kéo dài những mong muốn và khát khao mà cha mẹ không làm được. Đã biết bao ước mơ và tài năng thiên bẩm của con cái bị đè nén, rồi cụt quằn đến mất tích. Và hậu quả là con trẻ mất dần sự thông minh, tính tự chủ và quyết đoán.
-
Cha mẹ và con cái đến bao giờ mới hiểu được nhau?
Mỗi lần bối rối trước những câu hỏi của con, cha mẹ vẫn thường vuốt tóc, nhìn con bằng đôi mắt trìu mến và nói dịu dàng: "Khi lớn lên, con sẽ hiểu mọi chuyện." Bọn con nít lúc đó chỉ thấy mơ hồ, khó hiểu và vô cùng xa xăm. Thậm chí, chuyện bực bội ở đâu, người lớn cũng đem về nhà, rồi lúc đó giận cá chém thớt, mắng chửi con cái, trong nhà không bốc hỏa thì cũng chiến tranh lạnh. Đang tuổi lớn, mấy đứa đang khủng hoảng sinh lý giờ lại thêm khủng hoàng tâm lý nữa. Nói tóm lại là hoang mang toàn tập. Và đúng là giờ lớn lên thì tôi đã hiểu. Người lớn dù ứng xử nhẹ nhàng hay ứng xử thô bạo với trẻ con thì lúc đó họ đang lâm vào đường cùng, họ không thể lý giải nổi những diều dù là đơn giản nhất. Sự thực là người lớn luôn luôn bé.
-
Hố sâu kề bên vườn xoan nhà chú ếch con
Ta thường nói những đứa trẻ sơ sinh là hiện thân của sự thánh thiện, bởi ở chúng không có bất cứ suy nghĩ xấu xa nào. Đúng hơn, chúng chưa có bất kỳ suy nghĩ nào. Và ta gọi đó là sự trong sáng. Vậy khi lớn dần lên, chúng va vấp nhiều với cuộc sống, thấy những điều bất công, tâm trạng thường xuyên ưu tư, trí óc nhiều khi trăn trở, như thế là không còn trong sáng? Dù cho chúng vẫn là người lương thiện hết mực?
-
8 bài học từ phim Mỹ
Nếu phim Hàn gây ấn tượng tuyệt đối bởi dàn diễn viên xinh đẹp và nội dung phim ướt át cảm động, nhất là diễn xuất của các diễn viên trong phim quá tuyệt vời, xuất thần không chê vào đâu được. Họ có thể khiến khán giả khóc, khiến khán giả cười. Nhưng sau tất cả, những bài học mà phim Hàn mang lại cho tôi không nhiều, xem nhiều phim Hàn tôi rút ra được kết luận rằng, sống ở trên đời, chỉ cần xinh xắn, đáng yêu, hiền lành và một chút may mắn là kiểu gì tôi cũng gặp được hoàng tử bạch mã của mình. Đơn giản thật.
-
Con là nợ!
Trẻ con phải được giáo dục về tài chính từ nhỏ, tiền bạc chả có gì xấu xa, nếu xấu thì bố mẹ nó và cả xã hội đang còng lưng ra để kiếm cái gì đấy? Cây bút chì là một văn phòng phẩm rất quen thuộc, nhưng đâm vào mắt thì mù đấy. Những việc rất đơn giản như tiêu xài phải ít hơn số kiếm được, tại sao phải mua cái này? Lợi ích của tiết kiệm? Đầu tư? Vay mượn… tất cả những vấn đề này đều phải được rèn luyện và giải thích hằng ngày.
-
Osho – “Giáo viên, Xã hội & Cách mạng” phần 3
Đá nhỏ thì nhỏ, và đá lớn thì lớn. Có thực vật nhỏ và thực vật lớn. Nhành cỏ là nhành cỏ và hoa hồng là hoa hồng: Khi có liên quan tới tự nhiên không có chuyện không hài lòng với nhành cỏ và hài lòng với hoa hồng. Tự nhiên đem cuộc sống tới cho nhành cỏ với nhiều hạnh phúc như nó đem cuộc sống tới cho hoa hồng. Nếu bạn gạt sang bên tâm trí con người, giữa nhành cỏ và hoa hồng, cái nào lớn hơn và cái nào nhỏ hơn? Không cái gì lớn hơn hay nhỏ hơn cả! Nhành cỏ có thấp hơn cây thông không? Nếu điều đó là vậy, Thượng đế chắc đã phá huỷ nhành cỏ và chỉ cây thông còn lại trên thế giới. Nhưng các giá trị do con người ấn định là sai.
-
Mang “dạ” về nhà
Đã rất nhiều lần trong 5 năm xa nhà, tôi đứng trên ban công nhìn về phía chân trời, lắng nghe tiếng xe máy nườm nượp, tiếng hò hét chửi rủa từ miệng của những cô bé, cậu bé mũi còn chưa vắt sạch nhưng vẫn cố gắng biến mình thành người lớn mà nhớ da diết tiếng cha mẹ nơi quê nhà. Phần lớn khi bước chân lên thành phố, là xác định từ đây sẽ xa gia đình mãi mãi. Dù vẫn nhận trợ cấp, cuộc sống cũng tự coi như đã tự lập. Rồi học hành, công việc, tình yêu, sở thích mỗi ngày lại cuốn con người ta đi xa hơn. “Mang ngay cái dạ về đây” dần được thay thế bằng: “Hôm nay có về không con?” “Tuần này có về không con?”… Và những cuộc điện thoại ít dần, ngắn dần, chỉ có nỗi nhớ của cha mẹ ngày một đầy lên, ngày một dài ra…
-
Nền giáo dục cấm đoán (phần 2): Hãy giáo dục con trẻ theo nhu cầu của chúng, chứ đừng theo nhu cầu của người lớn
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ngày nay, từ lúc 5 tuổi, 98% trẻ nhỏ phải được xem như là các thiên tài. Chúng tò mò, sáng tạo và có khả năng suy nghĩ theo nhiều hướng và tiềm năng giải quyết các vấn đề là cực lớn. Hay nói đơn giản, chúng có một tâm trí cực kì rộng mở. Vấn đề là đến năm 15 tuổi, chỉ 10% trẻ nhỏ là còn giữ được những khả năng ấy. Trong thế giới các sinh vật có ý thức có thể nói rằng, chúng ta hoàn toàn là những thiên tài. Và thật sự, cái mà các thầy cô cần phải biết, là học sinh của họ cần phải được tự do với toàn bộ tâm trí, để cho phép tất cả kiến thức, sự sáng tạo và các tiềm năng... mà chúng có bên trong, được bộc lộ ra ngoài.
-
Thế giới dạy dỗ con em họ như thế nào?
Tại mỗi gia đình người Do Thái, phụ huynh luôn chú trọng việc dạy con làm việc nhà. Từ lúc 2 tuổi, các em đã phải bắt đầu học để tự làm mọi việc như tự xúc cơm ăn. Ở trường học thường xuyên tổ chức các chuyến thăm quan 1 ngày tới nơi làm việc của cha mẹ. Nhiều em đã chảy nước mắt vì chứng kiến cha mẹ là thợ dệt phải làm việc quần quật cả ngày bên máy khâu. Trẻ em Do Thái đều phải giúp bố mẹ làm việc nhà, kể cả những gia đình giàu có nhất. Sự nuông chiều vốn không phải là triết lý của người Do Thái, mà tình yêu của người mẹ dành cho con nằm ở khả năng tự lập và trưởng thành của người con sau này.
-
Đàn ông rửa bát, thì sao?
Trong những xã hội văn minh của thế giới hiện đại, xã hội mà hầu hết đàn ông là những người tham gia ‘cài đặt’ ‘luật chơi’ cho xã hội của họ, thì chính bản thân những người đàn ông đó đã và đang là những người sẵn sàng làm bất cứ việc gì, nhỏ hay lớn, lặt vặt hay to quan trọng, là một phần trách nhiệm của họ với cuộc đời, với xã hội, trong đó có gia đình nhỏ bé của họ.
-
Ai khiến mày “lạ” giữa đám đông?
Về nhà học theo những gì cha mẹ chỉ bảo. Thậm chí gần đây, ngay cả lúc con đi chơi cha mẹ cũng chỉ nên chơi như thế này, chơi thế kia là thua đấy. “Con nhà lành” là răm rắp nghe theo, làm theo như một cỗ máy. Nếu nghĩ khác, làm khác tức là “mày lạ” và mày sai. Cần chẩn chỉnh ngay. Trước đến nay chúng ta đang được giáo dục tránh xa những cái lạ. Bởi quan điểm cái gì lạ là… nguy hiểm. Chúng ta bao bọc những đứa trẻ trong tình yêu thương vượt quá giới hạn. Luôn tạo cho con môt “dải an toàn” mà không tính chuyện sau này, khi ra ngoài cuộc sống sẽ có những chuyện “lạ” mà sách vở không hề dạy.
-
Vị đắng
"Khi con chưa đủ mạnh, con có thể chấp nhận cái tát đó, coi như một bài học cho sự non nớt để khôn lớn. Còn rất nhiều thời gian để con rèn luyện tinh thần, thể chất để chờ một ngày đủ mạnh có thể bơi giữa dòng đời. Con có thể không cần phải tát lại cái người đã tát con, nhưng khi con lớn mạnh, người ta cũng e dè, nể nang hơn. Sức mạnh đó là để phòng vệ và chống trả, chứ không phải để gây chiến với người yếu thế." Tôi đã từng phải dạy con trai của mình như vậy khi con bức xúc vì bị đồng nghiệp chèn ép, chơi xấu lúc mới ra trường đi làm.
-
Ngày của Bố
Đêm đấy, ông lên phòng tôi, nhẹ nhàng ngồi trên giường, ân cần an ủi tôi. Lúc đấy, tôi chỉ dám quay mặt đi, rung rung từng giọt nước mắt vì sự tủi nhục, xấu hổ không nói nên lời của mình. Tôi cảm thấy có lỗi với chính bản thân mình và cũng cho chính ông và gia đình. Nhưng rồi ông bảo với tôi: “Đại học không phải là con đường duy nhất, nếu trượt trường này thì đi trường khác, chỉ là liệu con có đủ dũng cảm để mà đi hay không?” Câu nói đó đã kéo tôi lại hiện thực, đưa tôi thêm niềm tin vào cuộc sống và xóa đi nỗi buồn thất bại kia.
-
Sống như một bông hoa
Đường chân trời vốn không phải điểm cuối của biển, nó chỉ là điểm cuối của tầm mắt. Có những thứ mắt chúng ta không thấy được. Giống như ngày mai. Tôi chưa nhìn thấy ngày mai. Không có nghĩa là nó không tồn tại. Tôi nằm trên cát ngắm biển ngắm trời, bị cái khối dịu dàng xanh nuốt chửng vào trong lòng, và tự trấn an một ngày nào đó, một điều gì đó thật khác, đang đợi mình ở sau đường chân trời kia. Tôi nằm nhìn lên trời, trên tay nắm một sợi dây diều, cái diều no gió bay phần phật hình chú chim xanh lướt trong gió. Tôi là con chim xanh, tôi bay trong tưởng tượng, tôi chỉ có một sợi dây nhỏ nối với mặt đất mà thôi. Tôi thấy mình như thế, một đứa chân lửng lơ đi không chạm đất, có lúc thu mình lại một góc, giữa tất cả những người nhìn về tương lai và nhìn ra xung quanh, tôi lại chỉ thích nhìn lên trời.
-
Nhà có con tuổi “teen”, không quan tâm không được
Trong khi cứ tạm "hô khẩu hiệu" như vậy, thì đầu tư cho con một không gian riêng, đầu tư vào những môn học năng khiếu, phát huy sở trường, đam mê của tuổi vị thành niên cũng là một "hành động thiết thực" và có ý nghĩa. Bọn trẻ sẽ rất vui sướng nếu chúng được sở hữu một góc riêng, được tha hồ bày bừa và dọn dẹp, đương nhiên rồi, theo ý chúng. Chưa kể, những môn ngoại khoá còn làm dày thành tích của chúng và làm nền tảng vững chắc cho giai đoạn cột mốc " vào đại học", nhất là đối với những bạn có nguyện vọng du học, thì ngoài kết quả học tập tốt, thành tích của những môn năng khiếu, thể thao và các hoạt động ngoại khoá gần như là tấm vé thông hành bắt buộc.
-
Dạy chữ cho con
Mới hôm trước cũng vậy, Sura sốt ban đêm, bà nó đo nhiệt độ rồi muốn đút đít hạ sốt, nhưng tôi cản, tôi thấy nó sốt cao nhưng vẫn ngủ được, sờ vào người thấy nóng nhưng không có triệu chứng lạ như giật hay nhăn nhó mặt, tôi cứ ngồi canh nó như vậy đến gần hết đêm, sáng ra đầu nó mát và lại đi học được bình thường, chiều không sốt lại; thật ra, trong lúc trẻ con ốm, yếu tố hàng đầu chính là sự bình tĩnh của bố mẹ, có bình tĩnh thì mới tạo ra cảm giác về chỗ dựa, sự yên tâm đích thực, đứa trẻ bị ốm thấy không nguy hiểm, nó sẽ hồi phục rất nhanh; trẻ con có khả năng hồi phục kỳ diệu lắm, nhưng ta phải thực sự đặt lòng tin vào đó.
-
Lời mẹ dặn dò trước lúc lên xe hoa
Mẹ dặn, hạnh phúc gia đình con không chỉ phụ thuộc vào con, vào chồng con mà còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều mối quan hệ gia đình, xã hội. Để giải quyết hết những rắc rối bên ngoài có thể làm gia đình con xáo trộn, con nên nói chuyện với chồng. Hãy nói cho chồng con hiểu rằng: Những gì con lo lắng, băn khoăn là vì sợ ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình mình, con cần sự giúp đỡ, sự góp ý kiến của chồng con. Anh sẽ cùng con giải quyết mọi vấn đề. Gia đình là của cả hai con, hai con phải cùng nhau xây dựng, con không nên tự làm mọi việc một mình vì như vậy vô tình, con đã tự mình gạt bỏ sự chung sức của chồng con.
-
Tam thập nhi lập, người ta làm được, bạn thì sao?
Ở Việt Nam, bạn học xong lớp 12 là 18 tuổi, học thêm 4 năm đại học là 22 tuổi, trước tuổi 22, nếu có ai tự kinh doanh thì thường chỉ là tự phát chứ không tập trung, trước 18 nếu có thì chỉ là kinh doanh chơi cho vui, nên vì thế 10.000 giờ sẽ không đủ, còn ở nước ngoài, thì 6,7 tuổi đã có cơ hội, nên vì thế CEO trẻ xuất hiện khá nhiều. Vấn đề tình dục cũng thế (bao gồm tình yêu, tình bạn tuổi mới lớn, sự ham muốn), nó luôn làm bạn mất tập trung khi cho việc kinh doanh, cho việc đi theo ước mơ của mình. Nên nếu ở nước ngoài, Bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm, nếu chán, cứ việc tập trung toàn thời gian cho đam mê, cho điều mình thích, còn ở Việt Nam thì như đã nói, nó luôn là một điều tò mò khá thú vị.
-
Chuyện hai thằng bạn học dốt của tôi
Bạo lực mà chúng ta vẫn thấy trên trong gia đình và trên học đường mang tính kế thừa. Chúng là sự nối tiếp của truyền thống roi vọt từ quá khứ. Bạo lực không làm đám trẻ thông minh hơn. Chúng ta phẫn nộ với chúng, nhưng rõ ràng, có thể dành một chút... vui mừng cho tình trạng bạo lực đang diễn ra hiện nay. Vì, không những chịu sự lên án, nó còn đang dần bị dập tắt. Và bởi vì chúng ta đang phẫn nộ với chúng, điều ít khi xảy ra trong quá khứ.
-
Yêu thương là tri thức
Có thể nói, những đứa trẻ như dòng lịch sử tái hiện cuộc đời của bố hay mẹ chúng. Nhìn những đứa con của họ lao động có thể lý giải cho việc tại sao cha mẹ chúng giàu có như vậy. Khái niệm không ai giàu ba họ không tồn tại trong suy nghĩ của người Do Thái. Với họ, sự giàu có là truyền thống kế tục từ đời này qua đời khác. Đời sau phải có trách nhiệm giữ gìn và phát triển sự giàu có của gia tộc chứ không phải hưởng thụ và làm hao hụt, mai một đến tiêu tán. Người Do Thái không đánh giá cao điểm số tối đa, họ không cần con cái họ học để lấy điểm cao. Họ cần con cái họ học và hiểu những gì chúng được dạy và biến lý thuyết sách vở thành hành động thực tế.