Những cuốn self-help là một kiểu “nghệ thuật vị nhân sinh”, nó chắt lọc những kinh nghiệm và những bài học từ tác giả hoặc những người mà họ đã có cơ hội gặp gỡ. Tôi rất thích thú với suy nghĩ rằng mỗi con người, dù tốt hay xấu cũng đều có câu chuyện của riêng mình, những câu chuyện mà không phải ai cũng có đủ nhân duyên để được nghe. Những cuốn self-help giúp tôi được biết thêm nhiều những câu chuyện như thế.
-
-
[Review] Quẳng gánh lo đi mà vui sống – Đọc ngấu nghiến từ trang đầu tiên cho đến trang cuối cùng
-
Sự thật và nhân đạo, chọn cái nào?
VTV về lý thì không sai, nhưng luận về tình thì cũng chẳng đúng. Bản chất của việc Công Phượng bao nhiêu tuổi không nằm ở khái niệm “sự thật”, cái mà chúng ta cần quan tâm sau này là hệ thống quản lý con người, nó không phải dựa trên những văn bản giấy tờ dễ dàng “bị thất lạc”, “bị mất”, dễ dàng sửa tới sửa lui, mà ở cách chúng ta tôn trọng một công dân với những số liệu chính xác, bất di bất dịch trong một hệ thống đồng bộ và tin cậy.
-
6 cách để cải thiện các cuộc hội thoại
Khi bạn nói chuyện với một ai đó, đặc biệt là trong một môi trường rộng hay ồn ào, hãy cho người ta nhìn thấy bạn thực sự quan tâm đến họ. Nếu bạn thấy mình bị phân tâm hoặc khó có thể lắng nghe tốt, hãy yêu cầu chuyển đến một khu vực yên tĩnh hơn. Hãy thực hành kỹ năng lắng nghe và đồng cảm. Đặt mình vào vị trí của người đối diện, cố gắng hết sức nhìn sự việc qua đôi mắt của họ. Hãy đặt câu hỏi và khuyến khích người khác chia sẻ. Ngay cả khi bạn chưa có kinh nghiệm tương tự, hãy thử chia sẻ một câu chuyện thật cá nhân mà ta thấy mình có cảm giác tương tự với họ.
-
[BDTT8] Những Bước Đơn Giản Đến Ước Mơ – Steven K. Scott
Những con chữ, câu chuyện, lời tâm sự của tác giả giống như một cái tát cực mạnh vào mặt tôi giữa lúc "ngủ say" và sắp chìm xuống âm phủ. Nó không chỉ như là một vị thần dược cực mạnh vực tôi lên khỏi mặt đất mà nó còn giải thích cho tôi hiểu về định nghĩa của ước mơ và làm thế nào để đạt được nó. Hướng dẫn cho tôi làm thế nào để chuyển ước mơ đó thành những mục tiêu cụ thể, mỗi mục tiêu thành những bước cụ thể, rồi chuyển mỗi bước thành công thành việc cụ thể và vạch ra thời gian để hoàn thành từng công việc đó. Nó giúp tôi nhận ra được 6 sợi xích đang trói buộc mình. Hiểu được điểm yếu điểm mạnh của bản thân, cách tiếp tế nhiên liệu và kích hoạt bảy động cơ cực mạnh.
-
Nỗi sợ hãi tưởng tượng
Hay nói cách khác, rất nhiều người chỉ mong thoát khỏi nỗi sợ hãi càng sớm càng tốt vì cảm giác khó chịu đến dai dẳng cùng cực của nó, nhưng người ta quên mất một điều rằng họ sẽ phải đối diện với một rủi ro còn lớn hơn cả nỗi sợ hãi - đó là nguy cơ không thể đạt được những gì mình muốn. Sợ hãi không phải là thứ mà chúng ta phải tránh. Ngược lại, nó là thứ mà mỗi người trong chúng ta cần phải học cách sống cùng. Chỉ khác nhau ở chỗ là chúng ta có dám đối diện với nó hay không mà thôi.
-
Nghệ thuật này, bí kíp nọ
Đạt Lai Lạt Ma 14 đã nói: “Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Tôn giáo của tôi là lòng tốt". Vâng, không phải là chùa chiềng, không phải là tổ chức. Vấn đề là nếu bạn muốn đạt được sự hiểu biết hay thấu triệt về một điều, bạn phải bỏ thời gian để nhìn ra cái gì là bản chất của sự việc, có được bản chất bạn sẽ hiểu được những cái mà nó sinh ra một cách nhanh chóng; và theo cách đó, bạn sẽ biết cái gì là thật, cái gì là giả từ những tiếng ồn quanh bạn.
-
Tôi đúng, bạn sai, giờ thì sao?
Mặc dù biết mình sai nhưng trong lòng người thua cuộc vẫn luôn mang tâm lý của một “kẻ thua cuộc”, một cảm giác bứt rứt khó chịu, bởi mỗi cái tôi trong mỗi chúng ta đều quá cao. Hai từ “có lẽ” trong câu trả lời của cô ấy đã nói lên tất cả, mỗi người trong chúng ta, đôi lúc biết rất rõ là mình sai nhưng không bao giờ muốn thừa nhận cái sai ấy trước mặt người khác. Tôi nhớ có lần tôi đọc cuốn Đắc nhân tâm của tác giả Dale Carnegie, thấy có một câu rất đúng “Trong 100 lần người ta phạm lỗi thì có 99 lần người ta tự cho mình là vô tội.”
-
Người Việt tôi yêu, và khi đã yêu rồi, tôi yêu cả những điều chưa hoàn hảo
Khi đọc những nhận xét của người bạn du học sinh Nhật viết về những văn hóa chưa đẹp của người Việt Nam, tôi phải cảm ơn bạn vì sự yêu mến, quan tâm của bạn dành cho đất nước Việt Nam, cũng như sự quan sát sâu sắc với những sự kiện bạn đã chứng kiến. Tôi không viết bài này để biện minh cho những điều chưa hay đó. Thật sự, trong thâm tâm, tôi vẫn tin rằng người Việt Nam có nhiều nét đẹp hơn thế. Chỉ đơn giản rằng, tôi hiểu, phê phán không phải là cách hữu hiệu nhất để một con người trở nên tốt đẹp hơn.