Mặt khác, những người theo chủ nghĩa Tự do nói: Khoan đã. Nhóm? Nhóm là cái gì? Nó chỉ là một danh từ. Bạn không thể chạm vào nhóm. Bạn không thể nhìn thấy nhóm. Tất cả những gì bạn có thể chạm vào hay nhìn thấy chỉ là những cá nhân. Danh từ nhóm là một sự trừu tượng hoá và không tồn tại như là một thực tế hữu hình. Nó giống như là một vật trừu tượng gọi là rừng. Rừng không thực sự tồn tại. Chỉ có cây là tồn tại. Rừng là khái niệm của nhiều cây. Tương tự vậy, danh từ nhóm chỉ miêu tả một là khái niệm trừu tượng của nhiều cá nhân. Chỉ có cá nhân là thực, và vì vậy, không có cái gọi là quyền của nhóm. Chỉ những cá nhân mới có quyền.
-
-
Chủ nghĩa tập thể dựa trên niềm tin rằng tập thể quan trọng hơn cá nhân
-
Dân chủ: Kẻ thù của tự do
Ngày 05/10/2009, đường phố Tehran chật ních những người Iran trẻ tuổi mang theo bảng ngữ tiếng Anh hô hào cuộc biểu tình của họ cho “Tự do” và “Dân chủ”. Rất nhiều người trẻ tuổi hiện nay, các học giả, và số lượng ngày càng nhiều các giáo sư trí thức, thường xuyên tuyên xưng cùng một tình cảm đó. Điều này thật đáng lo ngại. Thật ra khái niệm Tự do và Dân chủ mâu thuẫn với nhau tới mức mà Plato đã phát biểu: “Dân chủ dẫn tới tình trạng hỗn loạn, là luật lệ của đám đông.”
-
Gửi Việt Nam và Hong Kong, Dân Chủ không phải là cái chúng ta cần đấu tranh
Dân chủ có phải chỉ đơn giản là một xã hội do nhân dân làm chủ? Tất nhiên là không đơn giản như vậy; chúng ta phải tập suy nghĩ sâu xa hơn. Cách thức để có được một xã hội do nhân dân làm chủ như vậy thì người ta phải làm gì? Bạn đã trả lời đúng: Bầu cử. Vấn đề của dân chủ không phải là nó do dân làm chủ hay vua làm chủ; vấn đề mấu chốt nằm ở việc bầu cử.
-
Đa số vs. Thiểu số
“Tất cả những tiến bộ mà nhân loại đã đạt được là thành quả có được từ động lực của một nhóm thiểu số nhỏ bé, những người đầu tiên xa rời tư tưởng và tập quán của đa số, sau đó nhóm đa số mới chấp nhận sáng kiến của họ. Đưa cho nhóm đa số cái quyền áp đặt nhóm thiểu số phải nghĩ gì, đọc gì, và làm gì cũng đồng nghĩa với việc đặt dấu chấm hết, một lần và vĩnh viễn cho sự tiến bộ.”
Ludwig von Mises, Liberalism