Bài viết này mình nêu quan điểm về vấn đề: "Đa đảng chỉ thực hiện được khi dân trí cao?" Tôi hoàn toàn phủ nhận quan điểm này, đó là một suy nghĩ thiển cận. Hệ thống đa đảng là hệ thống mà ở đó có hai hoặc nhiều hơn các đảng chính trị có khả năng giành quyền điều hành chính phủ một cách độc lập hay liên minh với nhau. Đảng nào lên cầm quyền là do dân bầu cử và phải có được những chính sách làm phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, giáo dục… để đáp ứng sự kỳ vọng của cử tri. Dân trí là trình độ hiểu nhận thức của người dân về các mọi mặt của đời sống XH như kinh tế, văn hoá, chính trị, giáo dục…
-
-
Đa đảng chỉ thực hiện được khi dân trí cao?
-
5 nhận định về cách lập luận chính trị ở Việt Nam
Gửi các admin của Triết Học Đường Phố: Mình rất ấn tượng về page của các bạn, các bạn là page bàn luận về chính trị sạch nhất mà mình từng thấy. Nên mình xin mạn phép đóng góp một bài. Mình là 1 sinh viên năm nhất, tuy chỉ mới 18 tuổi nhưng sống trong một đoạn thời gian mà có nhiều sự kiện chính trị và tồn tại một thế giới mở như fb nên mình cũng rất chú ý tới những cuộc tranh luận về chế độ, nhà nước của Việt Nam, đồng thời sau khi vào đại học mình học những bộ môn như Mác, như học phần quốc phòng mình. Qua những cuộc tranh luận cùng với những gì mình học trong các bộ môn chính trị mình nhận thấy lối suy nghĩ và lập luận của mọi người, từ cả 2 phe, đều có vài điểm sai lầm, mang tính cực đoan và khiến mọi cuộc tranh luận được đưa ra rơi vào bế tắc. Vì vậy mình xin mạn phép post bài này để chia sẻ với mọi người, cùng đọc, ngẫm. Những ý kiến, nhận định của mình chỉ mang tính cá nhân, xuất phát từ bản thân mình nên đừng hỏi những cái ấy từ đâu ra, đừng phán xét đúng sai.
-
Trả lời 9 câu hỏi thường gặp về “đa đảng”
3) Đa đảng "nhưng vẫn nghèo"(?) Điều này là có thật. Một vài ý kiến chỉ trích và không chấp nhận đa đảng cho rằng họ có thể kể ra cả chục nước tuy đa đảng nhưng vẫn tham nhũng và nghèo nàn. Đa đảng không phài là điều kiện "đủ" để một quốc gia trở nên giàu có, nó chỉ là điều kiện "cần" mà thôi. Điều kiện đủ phải là một nhà nước pháp quyền theo nguyên tắc tam-quyền-phân-lập, và được có một nền kinh tế tự do.
-
Tôi cho rằng xã hội này tuy không thối nát nhưng cũng tồi tàn lắm rồi
Bây giờ tôi không tin có cán bộ nào là không tham nhũng cả, nếu có cũng sẽ bị đào thải. Nếu có người phủ định tôi rằng: "Không có Đảng thì mày chả có được ngồi ăn rồi gõ phím như bây giờ đâu,” “không có Đảng thì bây giờ đất nước vẫn còn làm nô lệ cho Mỹ.” Tôi xin phản biện: Đúng là Đảng đã từng lãnh đạo nhân dân chiến thắng bọn xâm lược là Pháp và Mỹ, tôi công nhận, tôi tôn trọng điều đó, tôi không phủ nhận nhưng điều đó không có nghĩa là Đảng cũng sẽ là một tổ chức lãnh đạo tốt trong thời bình, không có nghĩa là Đảng sẽ đưa nền kinh tế VN phát triển vượt bậc.
-
Hun Sen – Người cộng sản không sợ đa đảng
Hun Sen muốn biến Campuchia thành một con hổ kinh tế châu Á. Chính điều tâm huyết với dân với đất nước đó đã củng cố quyền lực và uy tín của Đảng nhân dân Cămphuchia (CPP) trong một thể chế đa đảng, mà Hun Sen là người cầm lái. Không sợ đa đang chỉ sợ đảng không mạnh.
-
Có nên dùng âm nhạc để làm chính trị?
Một số người khác lại nói, âm nhạc không nên ở vai trò nào khác ngoại trừ làm tốt việc trở thành “sex toy” tinh thần cho người nghe. Tôi nghĩ quan điểm này quá cực đoan! Nghệ thuật luôn cần tự do lẫn sự tươi mới, đó cũng là một trong những điểm thu hút của nó. Vậy nên để trả lời câu "có nên dùng âm nhạc để làm chính trị không?" theo quan điểm của tôi là về phía người sáng tác vẫn cứ làm, người nghe vẫn cứ nghe và chính quyền vẫn sẽ cấm nếu chất chính trị trong nó không đạt được sự “đồng thuận” từ các cô chú.
-
“Việt Nam mà đa đảng thì sẽ loạn.”
THĐP: Bài viết này là tập hợp nhiều bài viết phản đối quan điểm của tựa đề, một trong những câu nói thường được nghe nhất từ những người phản đối ý tưởng đa đảng. Những người nào đưa ra lý lẽ rằng dân trí VN thấp nên không thể có đa đảng thì phải chứng minh được rằng dân trí ở những nước khác cao hơn dân trí ở VN tại thời điểm họ tiến lên chế độ đa đảng. Nếu không chứng minh được thì lý lẽ này không có giá trị.