search chat play-circle-outline angle-down angle-right angle-left icon-menu
Skip to content

Triết Học Đường Phố 2.0

Tri thức — Trí tuệ — Giác ngộ

  • 🔥 PRANA Token
  • 🐟 THĐP Deep Club
  • 📻 THĐP RADIO
  • 📺 THĐP Youtube
  • 📕 (New) [PDF Ebook] Cẩm Nang Nofap (version 2)
  • Tạp chí Aloha – THĐP 2.0 Magazine
  • THĐP translations
    • Videos
    • Terence Mckenna
    • Cryptocurrency
    • Zen Pencils
  • Reviews
    • Tủ Sách THĐP
  • Tôn Giáo – Tâm Linh
    • God
  • Sáng tác
  • Quan điểm
  • Sưu tầm
  • Tham gia viết bài
  • Donate – Ủng hộ
  • About us – Về chúng tôi (2020)
  • Contest
  • Đăng nhập
  • Nhắn tin
Search
  • Tag: công bằng

  • Luật bù trừ: Được cái này, mất cái kia

    Posted by Vũ Thanh Hòa on 10/16/202010/16/2020

    (1142 chữ, 4.5 phút đọc) Với quy luật bù trừ, khi bạn nhún xuống, bạn sẽ được kéo lên. Khi bạn trồi lên, bạn sẽ bị vùi xuống.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Luật bù trừ: Được cái này, mất cái kia”
  • 8 lý do vì sao kinh tế chủ nghĩa xã hội thất bại

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/31/201504/06/2018

    Khi con người làm việc với con người một cách tự nguyện, điều đó chỉ xảy ra khi cả hai bên đều có lợi. Nhưng điều đó không xảy ra với chính phủ, đơn giản vì chính phủ là bắt buộc, là bạo lực. Bạn phải tuân theo cho dù không nhận được giá trị gì. Vậy bạn thích làm theo cách nào: tự nguyện hay bắt buộc? Và bạn nghĩ cách nào sẽ có lợi hơn có bạn, cho cả hai bên và cho xã hội?

    Quan điểm
    16 16 comments on “8 lý do vì sao kinh tế chủ nghĩa xã hội thất bại”
  • 20 câu nói của người đàn bà thép Margaret Thatcher

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/20/2015

    Tranh luận về khoảng cách giàu nghèo: "Khi họ nói về khoảng cách giàu và nghèo, ý của họ là họ muốn khoảng cách đó được thu nhỏ, nghĩa là họ thà muốn mọi người trở nên nghèo hơn. Đó không phải là cách tạo sự thịnh vượng và cơ hội."

    Bài Dịch
    24 24 comments on “20 câu nói của người đàn bà thép Margaret Thatcher”
  • Dân chủ: Kẻ thù của tự do

    Posted by Triết Học Đường Phố on 03/23/201504/19/2018

    Ngày 05/10/2009, đường phố Tehran chật ních những người Iran trẻ tuổi mang theo bảng ngữ tiếng Anh hô hào cuộc biểu tình của họ cho “Tự do” và “Dân chủ”. Rất nhiều người trẻ tuổi hiện nay, các học giả, và số lượng ngày càng nhiều các giáo sư trí thức, thường xuyên tuyên xưng cùng một tình cảm đó. Điều này thật đáng lo ngại. Thật ra khái niệm Tự do và Dân chủ mâu thuẫn với nhau tới mức mà Plato đã phát biểu: “Dân chủ dẫn tới tình trạng hỗn loạn, là luật lệ của đám đông.”

    Sưu tầm
    0 0 comments on “Dân chủ: Kẻ thù của tự do”
  • Thị trường tự do theo định hướng xã hội chủ nghĩa: Chuyện của Gà Mái và 5 ổ bánh mì

    Posted by Triết Học Đường Phố on 03/07/2015

    “Đó là điều tuyệt vời nhất về thị trường tự do. Bất cứ ai ở nông trại này đều có thể hưởng được công lao của mình. Nhưng với cơ chế thị trường tư bản tự do theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dựa theo pháp luật hiện tại, những ai sản xuất phải chia bớt cho nhưng ai không sản xuất, không có sự phân biệt. Phải cùng nhau chia sẻ để đi tới đỉnh cao của chủ nghĩa xã hội. Thị trường tư bản tự do chỉ là phương pháp thôi. Gà Mai phải hiểu điều đó.” Sau đó, anh cán bộ ép Gà Mái phải chia đều 5 ổ bánh mì. Họ đều mỉm cười vì đã đạt được sự công bằng trong nông trại. Nhưng từ ngày đó thì mấy con vật kia lại thắc mắc tại sao Gà Mái không bao giờ làm bánh mì để họ ăn nữa.

    Quan điểm
    14 14 comments on “Thị trường tự do theo định hướng xã hội chủ nghĩa: Chuyện của Gà Mái và 5 ổ bánh mì”
  • 5 ngộ nhận thường gặp về chủ nghĩa tư bản [THĐP Vietsub]

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/01/201504/13/2018

    Ngộ nhận 1: Chủ Nghĩa Tư bản làm người nghèo ngày càng nghèo Từ thập niên 1970, tính theo phần trăm, số lượng người trên toàn cầu đang sống với mức thu nhập dưới $1 USD/ngày đã giảm hơn 80%. Đây không phải kết quả của những cuộc viện trợ hay kế hoạch phát triển của Liên Hiệp Quốc (UN). Mà đây là kết quả của chủ nghĩa tư bản. Riêng ở Trung Quốc, thị trường tự do và vốn đầu tư nước ngoài (FDI) --- đầu tư, chứ không phải viện trợ --- đã kéo 400 triệu người ra khỏi sự nghèo đói chỉ trong vòng 20 năm từ năm 1981 cho tới 2001. Chưa bao giờ có một hệ thống hay chính sách nào mà đã giúp nhiều người nghèo bằng chủ nghĩa tư bản.

    Bài Dịch, Videos
    48 48 comments on “5 ngộ nhận thường gặp về chủ nghĩa tư bản [THĐP Vietsub]”
  • Cung – cầu: là câu trả lời cho tất cả?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 12/02/201404/07/2018

    Vậy tuy sự quyết định trong quy luật Cung - Cầu nằm ở cái Cầu nhưng con người sống trong xã hội phải biết khống chế cái Cung. Sự khống chế đó là đòi hỏi tất yếu của một xã hội nếu muốn tồn tại. Chính vì thế khi những cái xấu (yếu tố khiến xã hội bất ổn) xuất hiện quá nhiều thì việc cần làm là khống chế ngay cái Cung đó chứ không phải đổ lỗi cho cái Cầu. Sau đó thông qua giáo dục con người để họ hiểu cái Cầu đó là những thứ mang lại tai hại cho họ, khi hiểu ra thì chắc chắn Cầu sẽ giảm. Chính vì thế đừng đổ lỗi nữa mà phải hành động ngay đi.

    Quan điểm
    56 56 comments on “Cung – cầu: là câu trả lời cho tất cả?”
  • Từ những câu chuyện thành công nghĩ về việc dạy và học

    Posted by Triết Học Đường Phố on 11/16/201404/07/2018

    Lại có ý kiến cho rằng nên cấm học thêm, vì như thế là không công bằng. Thế nào mới là công bằng? Chẳng nhẽ bắt tất cả mọi người học cùng một giáo trình, luyện tập cùng một thời lượng ròi đi thi cùng một bài mới là công bằng? Không, đấy là cao bằng chứ không phải công bằng.

    Quan điểm
    18 18 comments on “Từ những câu chuyện thành công nghĩ về việc dạy và học”
  • Thời gian chính là vật liệu của cuộc sống, xin đừng lãng phí…

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/04/201404/07/2018

    Chúng ta sống lướt trên đời tưởng đâu để tiết kiệm thời gian nhưng kỳ thực là đang lãng phí thời gian một cách khủng khiếp. Mọi thứ trong xã hội đều là mì ăn liền, những bữa ăn ăn liền, những trang tin tức ăn liền, những sản phẩm công nghệ ăn liền, những bộ phim ăn liền cho tới những cuốn sách ăn liền. Tất cả đều do quan niệm sai lầm của chúng ta về thời gian, điều đó làm rối tung mọi thứ. Làm cho chúng ta sống bằng một trái tim vội vã cuống cuồng không kịp cảm nhận bất cứ điều gì nữa. Mà một trái tim khi không cảm nhận được những thứ xung quanh, thì có khác gì những con robot đâu cơ chứ.

    Quan điểm
    116 116 comments on “Thời gian chính là vật liệu của cuộc sống, xin đừng lãng phí…”
  • Cuộc sống có công bằng?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/08/201404/07/2018

    Ông khuyên chúng ta hãy bớt phàn nàn về cuộc sống của chính mình. Đấy là điều mà chúng ta vướng rất nhiều, ai trong số trong ta không phàn nàn về đất nước chúng ta đang sống. Chúng ta không hài lòng về dịch vụ y tế của xứ sở này. Chúng ta không hài lòng về hệ thống giáo dục đang đè nặng trên đôi vai của chúng ta. Chúng ta không hài lòng về các dịch vụ nâng cao giá trị con người ở đất nước chúng ta. Chúng ta muốn đi du lịch nước ngoài để trải nghiệm và học hỏi nền văn minh của đất nước khác trong khi đất nước chúng ta còn rất nhiều điều để cho chúng ta trải nghiệm và học hỏi. Chúng ta muốn đến Mỹ, Úc, Châu Âu để học tập vì ở xứ sở này chúng ta cảm thấy bị thua thiệt. Một vài trong số chúng ta mang trong mình giấc mơ Mỹ. Để rồi rời bỏ cái xứ sở này đến định cư và xây dựng cuộc sống ở một nơi khác có nhiều điều kiện hơn cho chúng ta phát triển.

    Quan điểm
    36 36 comments on “Cuộc sống có công bằng?”
  • “Cho đi” đúng nghĩa không dễ như bạn tưởng!

    Posted by Triết Học Đường Phố on 03/12/201404/07/2018

    Bạn cho người khác được cái gì? - Tiền bạc, vật chất - có những cái nhỏ như con kiến nhưng cũng có những cái to đùng đáng phải nhớ nhưng hình như cái cho đáng lo nhất là “cái tình” hay “cái giá trị lợi ích trao tặng không vụ lợi”. Có lẽ cho cái không đo đếm được mới là cái cần phải lưu tâm và nhớ cả đời. Cho đi - thời gian, mối quan hệ, một lời khuyên, vài câu chia sẻ, sự yêu thương, quan tâm trong một hoàn cảnh nào đó hay đơn giản hơn chỉ là một cái nhìn, một nụ cười ấm áp dành cho ai đó trong lúc cô đơn nhất… Hay chính cái cho ấy là thiện tâm của sự giúp đỡ và mang lại niềm vui một cách chân thành trong một thời điểm phù hợp nhất.

    Quan điểm
    0 0 comments on ““Cho đi” đúng nghĩa không dễ như bạn tưởng!”
  • Viết về Triết cho Triết Học Đường Phố

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/07/201404/07/2018

    Tôi quyết định đăng một status lên Facebook, hỏi mọi người xung quanh xem họ nghĩ gì về tự do. Và status có khoảng 200 comment (các status bình thường của tôi chỉ khoảng từ dưới 10 đến nhiều nhất là 50 - 60 comment). Có nhiều luận điểm mọi người đưa ra trùng hoặc na ná với những gì trong sách trình bày - trích dẫn từ tác phẩm của những nhà triết học vĩ đại của thế giới như Jean-Paul Sartre, John Stuart Mill,... Hóa ra triết học đâu có xa xôi như thế, hóa ra mọi người cũng rất hứng thú với những đề tài như thế, phải không? Chẳng qua chỉ là cách dạy trong trường đại học ở Việt Nam đã biến triết học trở nên một trong những môn học đáng ngán nhất mọi thời đại.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Viết về Triết cho Triết Học Đường Phố”
  • Việc đầu tiên cần làm khi tiếp cận các vấn đề đạo đức

    Posted by Triết Học Đường Phố on 11/25/201304/07/2018

    Ngày nào chúng ta cũng phải đối mặt vối vô số các vấn đề về đạo đức mà chúng ta buộc phải bày tỏ chính kiến, mở mắt là thấy facebook hoặc những trang báo sáng đầy rẫy những tít giật gân. Đến cơ quan thì nào là nhân viên trốn việc, khách hàng chưa trả tiền, sản phẩm lỗi cần thu hồi…. Đạo đức đuổi theo chúng ta đến sân chơi của bọn trẻ con, và chúc chúng ta ngủ ngon từ màn hình TV thời sự buổi tối. Suốt ngày chúng ta cãi nhau về đạo đức của chính phủ, của dân làm ăn, của các thầy cô giáo, về quyền của người nghèo, hay những ngôi sao.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Việc đầu tiên cần làm khi tiếp cận các vấn đề đạo đức”
  • Che – Tình yêu trong tim nhà cách mạng

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/09/2013

    Ngược dòng lịch sử, Che Guevara là ai ? Ernesto "Che" Guevara (thường gọi là Che) sinh tháng 6 năm 1928 tại Argentina. Tuy nhiên, cuộc đời ông gắn liền với Cuba và nhiều nước Mỹ La tinh khác. Theo học y khoa, nhưng ông từng bỏ học một năm chỉ để rong ruổi khắp Nam Mỹ bằng xe mô tô. Chuyến đi đó đã để lại trong ông những niềm đau, về một tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, và bị áp bức của vô số dân nghèo tại nhiều quốc gia... Có thể nói, chuyến đi đã làm thay đổi nhân sinh quan của ông. Dẫn tới việc sau này, dù tốt nghiệp bác sĩ, Che đã sớm mang những ý tưởng cách mạng...

    Quan điểm
    0 0 comments on “Che – Tình yêu trong tim nhà cách mạng”
  • 5 điều tôi đã học được…

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/05/201304/07/2018

    Tôi đã học được rằng, 3 từ khó nói nhất không phải là Anh yêu em hay em yêu anh mà là con yêu bố mẹ. Như một thói quen, sáng dậy, quờ qua điện thoại để kịp chúc ai đó một buổi sáng tốt lành, kèm theo là một cái icon tươi rói. Trong ngày có chuyện gì vui lại lập tức rút điện thoại ra nhắn cho ai đó và mỉm cười khi niềm vui được chia sẻ. Tối lại chúc ai đó ngủ ngon và k quên kèm theo lời yêu thương da diết. Vậy đấy, cái tình iu nó dễ thổ lộ. Còn mấy ai bước qua một cô lao động mồ hôi nhễ nhại mà nhớ về cha mẹ đang còng lưng kiếm tiền, mấy ai bước qua một không gian quen thuộc mà trong lòng chợt nhớ bóng mẹ hiền. Có chứ, sẽ có những người như vậy, nhưng chẳng có mấy ai ngay lúc ấy gọi điện hay nhắn tin chỉ để nói "con nhớ mẹ, con yêu ba hay con đang nghĩ về gia đình mình". Trớ trêu thật _ những hiện thân của tình iu thầm lặng.

    Quan điểm
    0 0 comments on “5 điều tôi đã học được…”