(2016 chữ, 8 phút đọc) Chúng ta thường nhìn thấy được những vấn đề trong gia đình qua những thiếu thốn của bản thân. Rồi chúng ta nghĩ mình không hạnh phúc trong gia đình vì mình không có những thứ đang thiếu.
-
-
Làm sao để yêu thương đúng cách?
-
[THĐP Review] I am Sam – Tất cả những gì bạn cần đó là tình yêu
(1429 chữ, 5.5 phút đọc) Tên của cô bé được được lấy cảm hứng từ bài hát Lucy In the Sky With Dimonds của The Beatles. Toàn bộ nhạc phim đều là các bản cover những ca khúc của nhóm nhạc huyền thoại này.
-
Chẳng có ai bán chiếc vé trở về tuổi thơ
Nào! Can đảm lên hỡi trái tim già cỗi. Chúng ta không thể sống lại bằng một đứa bé nhưng chúng ta có thể vui hưởng trong thân xác một người lớn.
-
9 cách để thuyết phục người thân, bạn bè khi tham gia đấu tranh về các vấn đề xã hội
Xin hãy nhớ rằng, tất cả cha mẹ trên đời này mong muốn lớn nhất là nuôi con lớn lên sẽ trở thành người tốt chứ không phải trở thành con người thành đạt hay làm được nhiều tiền. Vì vậy hãy thể hiện rằng bạn đang trở thành con người có ích cho xã hội. Trong một xã hội mà con người ngày càng yêu thương nhau, không vô cảm, biết quan tâm đến những vấn đề nhức nhối trong xã hội thì đó mới là một xã hội đáng sống, đúng không?
-
Bố mẹ nghe con nói được không?
Có bao giờ bố mẹ để ý đến cảm xúc của con, có bao giờ bố mẹ xem con cần gì, có bao giờ bố mẹ quan tâm xem con muốn trở thành ai? Nhưng không! Bố mẹ vẫn áp đặt, vẫn muốn con trở thành người mà bố mẹ muốn, như vậy liệu có phải tốt cho con hay bố mẹ đang từ từ giết chết tâm hồn, giết chết đam mê, giết chết cái cuộc sống đầy màu sắc của con mà nhốt con vào căn phòng ngột ngạt, không lỗi thoát. Như vậy đâu phải bố mẹ giúp con...
-
Dành cho những người đang ở mảng tối của cuộc sống hôn nhân
Bạn tin là bạn làm được còn người ta không thể làm được không phải vì người ta không muốn thay đổi hay không đủ can đảm thay đổi như bạn mà vì có những lý do khác nữa bên cạnh lòng trắc ẩn và sự nhẹ dạ, tình yêu vẫn còn chút lưu luyến hơn nữa là họ hiểu giá trị của sự mất mát tình thương yêu đối với con trẻ, những thiên thần mà trước đó họ cảm thấy hạnh phúc nhất vì kết tinh của tình yêu không toan tính nhưng bây giờ tại sao còn lại là đau thương và gánh nặng?
-
Sự mê muội mang tên trường học – Phần 1
“Tôi hiểu rồi.” Ishmael nói. “Một lần nữa, tôi nhấn mạnh rằng đây là một khiếm khuyết của bản thân hệ thống giáo dục chứ không phải của các giáo viên, những người mà nghĩa vụ hơn hết là 'dạy cho hết giáo án.' Cô hiểu rằng, bất chấp tất cả những chuyện đó, hệ thống giáo dục của các cô (nước Mỹ) là hệ thống giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới. Nó rất tệ hại, nhưng vẫn là cái tiên tiên nhất đang có.”
-
Ấp trứng
“Mẹ, đó chỉ là một quả trứng, có thể chỉ là một sai sót nào đó trong quá trình trao đổi chất của mẹ, không thể là một đứa trẻ được.” Mẹ tôi nhìn anh hai với ánh mắt lạnh lùng.
-
Từ Vua đầu bếp 9x nghĩ về đam mê và giáo dục
Tôi nghĩ thành công của Minh Nhật có lẽ được vun đắp từ những ngày… tự cắm cơm. Thử liên hệ hiện tại, những đứa trẻ sinh ra được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa lớn lên thành những thanh niên quen cơm hàng cháo chợ, không thể tự nấu cho mình một bữa ăn. Và như thế sau này có còn hình ảnh một cô gái 9x thành Vua đầu bếp?
-
Challenge the status quo
Vì nghĩ rằng, “con là của mình”, cha mẹ đã vô ý thức áp đặt mong muốn và nguyện vọng của mình lên con cái, chứ không mảy may một giây phút tự hỏi liệu ước mơ của con là gì. Bởi vậy, nếu không thông minh và bất tuân, cuộc đời của con sẽ chỉ là chuỗi kéo dài những mong muốn và khát khao mà cha mẹ không làm được. Đã biết bao ước mơ và tài năng thiên bẩm của con cái bị đè nén, rồi cụt quằn đến mất tích. Và hậu quả là con trẻ mất dần sự thông minh, tính tự chủ và quyết đoán.
-
Cha mẹ và con cái đến bao giờ mới hiểu được nhau?
Mỗi lần bối rối trước những câu hỏi của con, cha mẹ vẫn thường vuốt tóc, nhìn con bằng đôi mắt trìu mến và nói dịu dàng: "Khi lớn lên, con sẽ hiểu mọi chuyện." Bọn con nít lúc đó chỉ thấy mơ hồ, khó hiểu và vô cùng xa xăm. Thậm chí, chuyện bực bội ở đâu, người lớn cũng đem về nhà, rồi lúc đó giận cá chém thớt, mắng chửi con cái, trong nhà không bốc hỏa thì cũng chiến tranh lạnh. Đang tuổi lớn, mấy đứa đang khủng hoảng sinh lý giờ lại thêm khủng hoàng tâm lý nữa. Nói tóm lại là hoang mang toàn tập. Và đúng là giờ lớn lên thì tôi đã hiểu. Người lớn dù ứng xử nhẹ nhàng hay ứng xử thô bạo với trẻ con thì lúc đó họ đang lâm vào đường cùng, họ không thể lý giải nổi những diều dù là đơn giản nhất. Sự thực là người lớn luôn luôn bé.
-
Viết về quan niệm của người Việt: Sự tai hại của những đồng tiền khôn và suy nghĩ “trẻ con thì biết cái quái gì?”
Một xã hội trọng đồng tiền, tôn đồng tiền lên trước mọi giá trị cuộc sống là một xã hội tồi tệ. Xã hội tồi tệ bởi những nét văn hóa tồi tệ. Chính chúng ta là người tạo ra nó, thì hãy tìm cách thay đổi nó, hãy bớt than van đi. Chính tay ta dúi cho mấy ông cảnh sát vài trăm ngàn rồi về chửi bới họ làm tiền. Ta trách xã hội trọng đồng tiền nhưng chính ta cũng chẳng hề xem nhẹ nó. Ta đòi tăng lương khi bản thân chẳng làm được gì hơn những việc đã được kí kết thỏa thuận trong hợp đồng.
-
Cuộc đời dài bao lâu mà cứ dành những gì ngọt ngào nhất cho giây phút sau cùng
Những món quà, nó là cách để chúng ta thể hiện tình thương yêu, nó là cách để ta cho người khác biết rằng ta quan tâm họ. Những món quà, đó là cách để ta lan truyền những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Là cách chúng ta khiến người khác phải nhớ đến mình hoặc ghi điểm trong lòng người khác. Hay đơn giản hơn, những món quà sẽ khiến chúng ta tin rằng, thế giới này suy cho cùng rất còn rất nhiều điều ngọt ngào và đáng yêu. Nhưng nhớ nhé, quà không cần giá trị cao, nhưng nhất định phải xuất phát từ trái tim và tấm lòng của bạn.
-
Ai quyết định cuộc đời bạn?
Chúng ta chấp nhận người khác: Chọn lẻ sống cho chúng ta, chọn việc cho chúng ta làm, chọn nơi cho chúng ta học, chọn bạn bè cho chúng ta chơi và tệ hơn là chọn người trăm năm cho chúng ta. Cuối cùng chúng ta đã chọn được gì cho cuộc đời mỗi chúng ta? Tại sao chúng ta không tạo ra cuộc cách mạng để phá vở các quy tắc mà cha mẹ hay môi trường xung quanh áp đặt cho chúng ta, để vươn đến một cuộc sống tự do và độc lập hơn. Tại sao chúng ta học xong rồi phải đi làm. Tại sao chúng ta không nghĩ nhiều đến lối đi riêng cho bản thân mình để tạo nên một cuộc đời mà chúng ta mong muốn?
-
Con không muốn lớn nữa, ba mẹ cũng đừng già đi!
Cuộc đời này vốn dĩ có quá nhiều vết xước, nên tôi, bạn và chúng ta, hãy cứ mạnh mẽ với phong ba bão táp ngoài kia, nhưng hãy nhớ quay về nhà khi chiều muộn, hãy cứ là đứa trẻ trong vòng tay ba mẹ, để tìm về những nũng nịu ngây thơ, hãy để tình yêu của ba mẹ xoa dịu những vết thương mà ta vô tình bị xô bồ ngoài kia mang lại. Vì tận sâu thẳm trong mỗi con người thì gia đình và ba mẹ luôn là nơi an yên nhất.
-
Về chuyện chùa bồ đề: Xin bố thí cho đời một cái nhìn từ tâm
Mùa Vu Lan ở chùa Bồ Đề năm nay đã không còn cái khí nhộn nhịp của dòng người đến hành lễ và cúng dường, “bố thí” như những năm trước đây. Điều này đã nói lên tất cả sự hoài nghi, sự đổ vỡ niềm tin, đổ vỡ đức tin trong lòng mỗi người dân từ khi vụ việc xảy ra. Nhưng phải chăng một trong những nguyên nhân đưa đến sự đổ vỡ niềm tin này là do sự tác động từ những bản án được tuyên quá vội vàng và quá khắc khe của dư luận? Phải chăng đây chính là sự “khủng hoảng của truyền thông”?
-
Bát linh hậu: Khoảng cách thế hệ ở Trung Quốc
Phụ nữ đang ở vào một vị thế không rõ ràng trong thị trường hôn nhân. Sự mất cân bằng về giới, gây ra bởi chính sách một con và chọn lọc giới tính trước sinh, gây nên tỷ lệ 120 bé trai trên 100 bé gái ở một số vùng, thì giúp “nâng giá” họ rất nhiều. Nhưng họ đồng thời cũng phải đối mặt với rào cản bị gộp vào nhóm “gái ế” (‘leftover women’) từ độ tuổi 27, một lằn ranh giới vô hình, bất công, nhưng lại đang ngày càng được củng cố mạnh hơn bởi thành kiến của các thế hệ đi trước.
-
Hãy như sông, không bao giờ ngừng chảy
Vậy đó, chúng ta càng lớn càng nghiện thêm nhiều thứ. Có thứ, ta nghiện một cách hiển nhiên và đáng được khích lệ, như nghiện "nơi đất ở", nghiện đôi mắt nghiêm khắc nhưng đầy tình thương yêu chở che của cha mẹ, thầy cô. Có thứ, ta nghiện một cách vô thức mà không sao từ bỏ được, như nghiện tư duy, như tôi nghiện viết, như bạn nghiện đọc, như chúng ta nghiện một bóng hình ai đó mà định mệnh đã đưa đến trước mặt ta...
-
Nhà có con tuổi “teen”, không quan tâm không được
Trong khi cứ tạm "hô khẩu hiệu" như vậy, thì đầu tư cho con một không gian riêng, đầu tư vào những môn học năng khiếu, phát huy sở trường, đam mê của tuổi vị thành niên cũng là một "hành động thiết thực" và có ý nghĩa. Bọn trẻ sẽ rất vui sướng nếu chúng được sở hữu một góc riêng, được tha hồ bày bừa và dọn dẹp, đương nhiên rồi, theo ý chúng. Chưa kể, những môn ngoại khoá còn làm dày thành tích của chúng và làm nền tảng vững chắc cho giai đoạn cột mốc " vào đại học", nhất là đối với những bạn có nguyện vọng du học, thì ngoài kết quả học tập tốt, thành tích của những môn năng khiếu, thể thao và các hoạt động ngoại khoá gần như là tấm vé thông hành bắt buộc.
-
Dạy chữ cho con
Mới hôm trước cũng vậy, Sura sốt ban đêm, bà nó đo nhiệt độ rồi muốn đút đít hạ sốt, nhưng tôi cản, tôi thấy nó sốt cao nhưng vẫn ngủ được, sờ vào người thấy nóng nhưng không có triệu chứng lạ như giật hay nhăn nhó mặt, tôi cứ ngồi canh nó như vậy đến gần hết đêm, sáng ra đầu nó mát và lại đi học được bình thường, chiều không sốt lại; thật ra, trong lúc trẻ con ốm, yếu tố hàng đầu chính là sự bình tĩnh của bố mẹ, có bình tĩnh thì mới tạo ra cảm giác về chỗ dựa, sự yên tâm đích thực, đứa trẻ bị ốm thấy không nguy hiểm, nó sẽ hồi phục rất nhanh; trẻ con có khả năng hồi phục kỳ diệu lắm, nhưng ta phải thực sự đặt lòng tin vào đó.
-
Cưới – Chủ đề cũ mà mới
Cái thời tầm 10 năm trước, hay nói khác nó là thời của bố mẹ mình. Trai gái yêu nhau say đắm lắm. nghe bố mẹ kể mà cũng thấy thế thật. Yêu và cưới hồi đó rất rạch ròi, hai phạm trù riêng biệt. Trong yêu chia ra làm hai phạm trù khác là chớm nở và tìm hiểu. Nam nữ thời đó có lẽ là hiểu được và đề cao cái sự quan trọng của việc cưới - một bước ngoặc thực sự với họ thời đó. Để nó là một và cũng là duy nhất, sau này có mặc lại vest hay váy cưới thì vẫn là hai con người đó kèm thêm "sản phẩm" trong một buổi kỷ niệm trọng đại của cuộc đời. Lúc đó họ lại càng thêm yêu nhau và luôn chắc chẳn, tin tưởng vào quyết định bước ngoặt đó. Không phải tuyệt hay sao?
-
Tâm sự tuổi trẻ – Đôi điều cảm ngộ
Tuổi trẻ sống hưởng thụ, có gì sai? Sai ở chỗ là hưởng thụ không đúng cách, không bổ ích. Chơi game ngày đêm không phải là hưởng thụ, nhậu nhẹt li bì vô cớ không phải là hưởng thụ, chưa làm ra tiền tiêu xài xả láng không phải là hưởng thụ,… Người biết hưởng thụ luôn biết những đồng tiền mình bỏ ra giúp cuộc sống trở nên đẹp đẽ và thoải mái, khiến việc hưởng thụ cũng nâng cao giá trị bản thân mình, chứ không phải kiểu hưởng thụ quên ngày tháng rồi lạc đường về.
-
Đã muộn để nói lời yêu thương?
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái, có thể rất êm đềm trong tuổi thơ, thường trở nên căng thẳng khi đứa con bước vào tuổi dậy thì, phát sinh những mâu thuẫn triền miên, đôi khi đến mức việc chung sống dưới một mái nhà cũng trở nên cực kỳ khó chịu… Phải chăng điều này, cùng với các xung đột thế hệ, sự khác biệt trong việc định hướng của cha mẹ với sự tự định hướng cuộc đời của đứa con… đã tạo nên một rào cản không thể vượt qua?
-
Mơ về ngày thơ
Con chợt mơ... Mơ những ngày thơ bé, Mơ tiếng ầu ơ trong gió thoảng ban chiều, Mơ đòn roi chan chứa nỗi thương yêu, Con mơ hoài, Mơ hoài ... Ngày thơ bé.