(3683 chữ, 11 phút đọc) Tại sao bây giờ phương tiện công nghệ tân kỳ, ngồi nhà cũng tai nghe mắt thấy chuyện bên Tây, mà chẳng có nổi phong trào cải cách nào có sức lan toả vào xã hội bình dân? Dân bây giờ có lẽ nào tệ hơn dân một trăm năm trước hay sao?
-
-
Phan Chu Trinh đã “ra đi tìm đường cứu nước” như thế nào
-
[THĐP Review] Cuộc cách mạng một-cọng-rơm, Masanobu Fukuoka – Cuộc cách mạng toàn diện trong tâm thức con người
Chúng ta có thể học hỏi rất nhiều về cách làm nông “vô vi” từ cuốn sách mà trong đó tác giả đã trình bày những kiến thức rất chi tiết. Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng chúng ta chỉ cần nắm được cái cốt lõi “vô vi” ấy thôi thì dù là nông nghiệp hay giáo dục, là hôn nhân hay tôn giáo, tất cả mọi thứ sẽ đều được chuyển mình một cách triệt để nhất. Giống như ta là người nắm giữ hạt mầm chứ không phải chỉ đơn thuần bắt được ngọn cây vậy!
-
[Exclusive] Vì sao cách mạng ở Trung Quốc đã bắt đầu?
Đối với một tổ chức chính trị được lập ra để duy trì những cuộc cách mạng, Đảng Cộng sản Trung Quốc, trớ trêu thay, lại trở nên sợ hãi trước những cuộc cách mạng. Nhưng các cuộc cách mạng đã và vẫn đang được triển khai tại Trung Quốc, các bước tiếp theo của các cuộc cách mạng đang dần dà được tiến hành.
-
Những ngày tù chung với ông Đạo Dừa
Tôi bất giác ngước nhìn hình bóng ông Đạo Dừa ngồi nơi hoang tịch nọ. Cái bóng dáng gầy còm của người trí thức ngậm câm tiếng nói ấy lại có một sức mạnh huyền vi rọi xuống lương tâm con người. Cảnh giác người đời đừng mê bả béo mồi thơm mà quên hờn mất nước!
-
Làm thế nào để tạo ra một cuộc cách mạng bất bạo động?
Bộ phim nói về Gene Sharp, nhà lý luận của phương pháp đấu tranh bất bạo động chống lại các chế độ áp bức.
-
Viết cho Bút Chì, về cách mạng
Nhưng tác giả đã đưa ra một định nghĩa như thế về chính trị, theo đúng hướng mà các nhà độc tài rất thích. Sau đó, anh lại khéo léo cài vào một câu đánh giá độc giả: “Nếu em thực sự đủ hiểu biết và trưởng thành, em sẽ tự biết cách rời xa nó…”. Viết chặn trước như vậy thì còn độc giả nào dám cãi lại anh nữa, để rồi phải mang tiếng “chưa đủ hiểu biết và trưởng thành”.
-
Peter St. Onge – Cách mạng bạo lực thường ăn thịt những người sinh của nó
Bởi vì tất cả các chính phủ dựa vào bạo lực đều phải thường xuyên ngó lại phía sau. Và điều đó có nghĩa là nó phải kêu gọi những bản năng thấp kém nhất của quần chúng. Nếu quần chúng ghét người đồng tính, hay người Do Thái, hay các nhà trí thức thì chính phủ sẽ làm những gì nó nói, nó sẽ đưa những người đồng tính, người Do Thái và trí thức vào trại khổ sai. Những người thấp hèn nhất ghét cái gì thì chính phủ toàn trí toàn năng ghét cái ấy.
-
Lược Trích hồi ký Nguyễn Hiến Lê
Thất bại lớn nhất, theo tôi là không đoàn kết được quốc dân. Tháng 5-1975, có ít nhất là 90% người miền Nam hướng về miền Bắc, mang ơn miền Bắc đã đuổi được Mĩ đi, lập lại hoà bình, và ai cũng có thiện chí tận lực làm việc để xây dựng lại quốc gia. Nhưng chỉ sáu bảy tháng sau, cuối năm 1975 đã có đa số người Nam chán chế độ ngoài Bắc, chán đồng bào Bắc…
-
Số phận một loài chim
Nếu cần so sánh, nên so sánh tuổi trẻ Việt Nam với tuổi trẻ Bắc Hàn thay vì với tuổi trẻ Hong Kong. Hai cơ chế chính trị tại Bắc Hàn và Việt Nam ảnh hưởng đến đời sống của các em bé Bắc Hàn và Việt Nam về căn bản vẫn giống nhau. Cả hai cơ chế chính trị đều nhằm ngặn chặn mọi suy nghĩ độc lập và hủy diệt mọi khả năng phản kháng của con người.
-
Osho – “Giáo viên, Xã hội & Cách mạng” phần 4
Nếu giáo viên có tính nổi dậy, và nếu cái nhìn cuộc sống của ông ta thận trọng và khôn ngoan, ông ta có ích cho xã hội. Ông ta có thể giúp ích trong việc tạo ra các xã hội ngày càng tốt đẹp hơn trong tương lai. Nếu ông ta không vậy, ông ta sẽ chỉ trút đầy tâm trí của trẻ em mới bằng rác rưởi cũ. Ông ấy đã làm điều này trong thời gian lâu. Phải có cách mạng, cách mạng lớn, ở đó các cấu trúc giáo dục cũ bị phá huỷ và cấu trúc mới với những giá trị mới được tạo ra. Trong cấu trúc mới đó không có giá trị trong thành công và trong tham vọng, và việc đứng đầu hay đứng cuối không phải là vấn đề của kính trọng hay sỉ nhục. Phải không có so sánh người này với người khác. Nên có tình yêu và nỗ lực để phát triển trẻ em qua tình yêu. Có thể phát triển một thế giới mới và diệu kỳ tràn đầy hương thơm tuyệt đối.
-
Osho – “Giáo viên, Xã hội & Cách mạng” phần 1
Chính trị gia, chủ ý hay không chủ ý, đưa tư tưởng và ý tưởng của ông ta vào trong tâm trí trẻ em thông qua giáo viên. Tu sĩ cũng đang làm cùng điều này. Dưới cái tên giáo dục tôn giáo việc này tiếp diễn, và mọi tôn giáo tiếp tục cố gắng nhồi niềm tin và giáo lý của họ, đúng hoặc sai, vào trong tâm trí trẻ em. Chuyện này được làm ở độ tuổi non nớt thế, khi những đứa trẻ chẳng thể nghĩ. Không còn tội ác nào lớn hơn thế trên nhân loại. Tội ác nào có thể lớn hơn việc khiến đứa trẻ tin rằng những gì trong kinh Koran là chân lý, hoặc những gì trong kinh Gita là chân lý; hay nếu có Thượng Đế thì đó là Mahavira, Krishna hoặc Mohammed? Nhồi nhét tất cả những điều như thế vào tâm trí đứa trẻ hồn nhiên, vô minh và không biết gì về thế giời, là tội ác trầm trọng hơn bất cứ cái gì khác.
-
Tư cách trí thức Việt Nam – Phạm Thị Hoài
Vấn đề một là ở chỗ: chưa bao giờ chúng ta không như thế. Từ khi tôi sinh ra đã như vậy. Từ khi cha mẹ, ông bà tôi sinh ra đã như vậy. Từ khi các cụ tôi sinh ra cũng như vậy. Khi các kỵ tôi sinh ra thì thế giới lúc đó chỉ là Trung Hoa và Ấn Ðộ, nhưng bảng xếp hạng thì vẫn thế, không có gì thay đổi. Nước Hy Lạp chẳng hạn là một nước hiện nay đang nghèo nhất cộng đồng Châu Âu, nhưng không phải bao giờ cũng thế. Nước Nga cũng đang vô cùng bê bối, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Chỉ có nước Việt là chưa bao giờ không như thế mà thôi. Tôi thậm chí không dám nghĩ tiếp rằng, khi cháu tôi, hoặc chắt tôi sinh ra, chúng ta vẫn không thoát được cái kiếp đội sổ như vậy. Sở dĩ tôi phải nói hơi dài về vấn đề này, vì nó là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành tính cách và tư cách của người Việt nói chung và người trí thức Việt nói riêng. Ta hãy hình dung, nếu một anh học trò trong suốt cuộc đời đi học của mình không bao giờ không đứng cuối lớp, như một cái dớp không thay đổi, thì đến một lúc nào đó ý chí phấn đấu của anh ta, nếu anh ta có một ý chí, cũng phải tiêu tan.
-
Không có gì cũng là một loại tài sản!
Nói như vậy để thấy rằng, dù là người giàu hay người nghèo, khi ưu thế vốn có của họ bị uy hiếp, chính là lúc họ thực sự đang đứng trước một cơ hội; khi hoàn cảnh buộc bạn đến nước chẳng còn gì, thì thực tế chính là nó đã mang lại cho bạn một chiếc cuốc để đào một mỏ quý. Đừng ôm khư khư những thứ bạn vốn có, chỉ cần đặt mình vào hoàn cảnh trong tay bạn chẳng có gì mới có thể nhẹ nhàng xông ra trận. Tới lúc đó bạn mới phát hiện ra rằng, bản thân trạng thái đó mới là một tài sản quý báu. Không có gì cũng là một thứ tài sản, nó buộc người nghèo phải tạo ra một động lực để thay đổi vận mệnh.
-
Cuộc cách mạng thứ ba trong lịch sử của nhân loại
Đó là lịch sử 4000 năm của cha ông đã vậy, còn ngày nay thì sao. Vẫn vậy hết chống giặc ngoại xâm đến bây giờ là đấu đá tranh giành quyền lực. Các nhà dân chủ đang lớn tiếng đấu tranh cũng chỉ là muốn xóa bỏ chính quyền cộng sản để lập nên một chính quyền theo kiểu phương tây hay Mĩ. Và không biết các nhà dân chủ có muốn Việt Nam sẽ trở thành một Lybya hay một Iraq hay không.
-
Tản mạn về chiến thắng
Tôi đã lớn lên mà không biết đến chiến tranh, những năm bao cấp kinh tế khó khăn nhưng nhờ sự tháo vát của mẹ, tuổi thơ của anh em tôi vẫn trôi qua khá đầy đủ và êm đềm. Trong những bài học ở trường, tôi đã từng tự hào về lịch sử dày đặc các cuộc chiến tranh của dân tộc mình.
-
Che – Tình yêu trong tim nhà cách mạng
Ngược dòng lịch sử, Che Guevara là ai ? Ernesto "Che" Guevara (thường gọi là Che) sinh tháng 6 năm 1928 tại Argentina. Tuy nhiên, cuộc đời ông gắn liền với Cuba và nhiều nước Mỹ La tinh khác. Theo học y khoa, nhưng ông từng bỏ học một năm chỉ để rong ruổi khắp Nam Mỹ bằng xe mô tô. Chuyến đi đó đã để lại trong ông những niềm đau, về một tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, và bị áp bức của vô số dân nghèo tại nhiều quốc gia... Có thể nói, chuyến đi đã làm thay đổi nhân sinh quan của ông. Dẫn tới việc sau này, dù tốt nghiệp bác sĩ, Che đã sớm mang những ý tưởng cách mạng...
-
Những hiện tượng thú vị và sợi dây vô hình liên kết tất cả
Tâm huyết đến mức bán cả nhà đi để trả tiền server phục vụ cộng đồng. Con gái anh, lớp 7, một công dân toàn cầu chính hiệu đã nói với anh câu nói mà khiến tôi cũng nghẹn ngào “Bố ơi, ở Singapore tốt thế sao lại phải về Việt Nam hả bố?” Tôi rất yêu quý chị Trang Trịnh, một pianist tài năng với những thành tích đáng khâm phục. 6 năm học nhạc ở Anh, chị sang Hàn Quốc và lấy một nghệ sĩ opera ở đây. Vậy mà chị đã thuyết phục được anh ấy trở về Việt Nam, dự định mở một trường nhạc miễn phí cho những trẻ em mồ côi, với mong mỏi âm nhạc sẽ làm thay đổi con người. Còn nhiều nữa những con người như thế (như anh Đặng Hoàng Giang chẳng hạn), họ quyết định trở về Việt Nam vào những thời điểm khác nhau của cuộc đời họ, nhưng cùng một thời điểm. Đất nước không hẳn là mời chào họ, họ về nước không phải để kiếm tiền, cũng không phải để an hưởng tuổi già. Họ về để làm những điều thú vị.
-
Hồi ký cựu thanh niên nghiêm túc cay đắng
Thời thanh niên, xung quanh mình khá nhiều thanh niên(!). Thanh niên mình hay chia thanh niên ra làm ba loại: thanh niên thông minh, thanh niên đần độn và thanh niên không thông minh cũng không đần độn, tức thanh niên nhạt nhẽo tầm thường. Hồi ấy mình quyết định là mình chỉ chơi với thanh niên thông minh thôi, vì mình cho rằng bọn đần độn và tầm thường thì không xứng đáng (toàn bộ sự chia chác này cũng là sự đần độn của mình vậy, nhưng khi còn đang đần độn thì làm sao biết là mình đần độn cho được).