Chúng ta không đổ lỗi, không chạy trốn mà cũng chẳng cần phải nghênh chiến. Dù bạn có dũng cảm đến đâu thì bạn cũng không cần phải tranh đấu với họ. Nếu bạn lên tiếng đấu tranh chống lại họ, bạn cũng chỉ là một trong số họ ở một hình dáng khác.
-
-
Chúng ta có cần tránh xa đám đông?
-
Hãy nhìn kỹ vào chúng ta – Hình hài của một sản phẩm
Khi tôi nói về cái đúng cái đẹp hay cái sai cái xấu thì có nhiều người bảo tôi là đạo đức giả, là mang tính hàn lâm, là "nói như bạn thì ai mà chả nói được". Vốn trước đây tôi chưa hiểu ý nghĩa của từ "hàn lâm" cho lắm, giờ thì hiểu rồi, là chê tôi là giáo điều quy phạm và cứng nhắc. Nhưng hiểu xong từ ấy tôi chợt cười, vì trong cái xã hội thời nay thì chỉ có cách dùng những phân tích mang tính khoa học mới nhìn cho rõ ràng được, nếu không chắc chắn tôi sẽ lạc lối trong sự ngụy biện đang tràn lan khắp nơi.
-
Bình luận ngay tức thời: Một cách “rèn” nói/viết không cần suy nghĩ!
Bình luận ngay tức thì, một thói quen tệ hại đang ăn sâu vào mỗi người một cách vô thức, khiến họ "rèn" kỹ năng nói/viết mà không suy nghĩ (dưới cả mức thiếu suy nghĩ). Không chỉ bình luận viên, MC, người dẫn chương trình… là người phải quan tâm đến và chịu trách nhiệm với văn hóa bình luận của bản thân. Tất cả mọi con người, nếu có bộ óc để suy nghĩ thì sẽ có bộ óc để bình phẩm, vì thế hãy quan tâm đến và chịu trách nhiệm với văn hóa bình luận của bản thân một cách nghiêm túc.
-
Vì sao tôi thích làm “anh hùng bàn phím”?!
Hai là sự quan tâm của người nghe, khi bạn phát biểu một vấn đề gì đó muốn thu hút khán thính giả của mình thì rõ ràng là bạn và họ cần phải có chung những mối quan tâm. "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" , tôi tin rằng bạn ra sao, quan điểm của bạn là gì, thì các friends của bạn trên mạng xã hội cũng dễ dàng có cùng chính kiến như vậy. Thật vui khi vấn đề mình nêu ra được nhiều người ủng hộ bằng like, bằng share chứ không phải là bằng gạch.
-
Trong cái xã hội mà đa phần chạy theo số đông
Có những chuyện người ta nói công khai, trở thành điều quá đỗi bình thường, muốn xin vào ngân hàng phải chạy mấy trăm triệu, muốn xin làm giáo viên cũng phải mấy trăm triệu, muốn vào Sở này Bộ kia cũng phải mấy trăm triệu, bạn có tiền, phải, bạn được nhồi nhét vào một cái ghế yên vị như thế, bạn có cơ hội nhận hối lộ nhiều, cái ghế nào càng chắc, cơ hội ăn đút lót càng cao thì càng cần nhiều tiền để chạy chọt vào, rồi chúng ta đang đào tạo ra một tầng lớp lãnh đạo như thế nào? Tôi không vơ đũa cả nắm, vì thực sự có rất nhiều con người tâm huyết thực sự đang ngày đêm miệt mài cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho đất nước, nhưng thực sự lo sợ trước sự suy đồi đạo đức của một bộ phận không hề nhỏ trong xã hội bây giờ.
-
3 cách để việc đọc được hiệu quả hơn
Phải thú thật với tất cả các bạn là tôi có kha khá sổ. Chỉ riêng để phục vụ cho việc đọc sách báo tôi đã có những ba quyển. Quyển thứ nhất là để ghi lại những bài viết, đoạn viết hay trên báo, trong sách. Không như đa số những người khác, tôi không khuyến khích các bạn ghi chú ngay trong sách, lí do tùy các bạn hiểu là để giữ gìn sách hay gì gì đó… Mà bây giờ đọc sách ebook nhiều thì việc ghi chú cũng gặp khó khăn. Thi thoảng đọc lại những phần mình ghi chép lại ấy, đơn giản lấy thêm kiến thức, hoặc lấy ý tưởng viết bài thì càng tốt (nếu như các bạn THỰC SỰ MUỐN viết).
-
Hãy tự mình cảm nhận lấy mọi thứ!
Tôi không tán thành việc một số người trích dẫn một số câu danh ngôn của những nhân vật nổi tiếng như là một tuyên ngôn cho chính mình mà không đưa ra bất cứ một trải nghiệm riêng nào cho việc đó. Sao không tự mình đi mà khám phá rồi đưa ra tuyên ngôn cho bản thân, mặc kệ sai hay đúng, thì đó cũng là kinh nghiệm riêng biệt của chính bạn mà thôi. Dù là nhỏ bé, bạn vẫn có thể tự hào mà tuyên bố với thế giới rằng bạn đã vạch được một con đường in dấu chân mình.
-
Về chuyện còm men và chém gió
Bạn luôn nên chém và luôn có quyền được chém. Nhưng chém lúc nào, ở đâu, điều đó mới là quan trọng. Chém gió không tồn tiền nhưng không có nghĩa là nó không có ảnh hưởng gì hay không có giá trị gì. Chém gió và tăng tần suất xuất hiện của bản thân chẳng làm người ta nhớ đến nó mà càng trở nên phớt lờ hơn. Mỗi khi xuất hiện, hãy chắc rằng lời nói của bạn có một giá trị nhất định nào đó.
-
Đi vào “cuộc chơi”của Thuận
Đọc văn của Thuận giống như bạn được ăn một món ăn lạ nhưng chưa chắc đã dễ ăn. Không rõ khi lao động nghệ thuật, người cầm bút đã phải vất vả vật lộn với từng câu chữ ra sao, nhưng khi tác phẩm được đến với bạn đọc thì câu chữ trơn tru đến độ người đọc không muốn bỏ một tình tiết nào. Như thể nhân vật, tình tiết, sự kiện… được tác giả sắp đặt bầy binh bố trận hết rồi, khi viết cứ thế mà tuôn trào ra. Như thể mọi kiến thức, trải nghiệm, hiểu biết về xã hội Việt Nam và xã hội Pháp đã ngấm sâu vào chị, khi viết chỉ cần chọn lọc những tình tiết từ vốn sống dồi dào sẵn có để đưa vào tác phẩm.