search chat play-circle-outline angle-down angle-right angle-left icon-menu
Skip to content

Triết Học Đường Phố 2.0

Tri thức — Trí tuệ — Giác ngộ

  • 🔥 PRANA Token
  • 🐟 THĐP Deep Club
  • 📻 THĐP RADIO
  • 📺 THĐP Youtube
  • 📕 (New) [PDF Ebook] Cẩm Nang Nofap (version 2)
  • Tạp chí Aloha – THĐP 2.0 Magazine
  • THĐP translations
    • Videos
    • Terence Mckenna
    • Cryptocurrency
    • Zen Pencils
  • Reviews
    • Tủ Sách THĐP
  • Tôn Giáo – Tâm Linh
    • God
  • Sáng tác
  • Quan điểm
  • Sưu tầm
  • Tham gia viết bài
  • Donate – Ủng hộ
  • About us – Về chúng tôi (2020)
  • Contest
  • Đăng nhập
  • Nhắn tin
Search
  • Tag: bình đẳng

  • Đừng bám víu vào một niềm tin một cách mù quáng

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/04/201504/07/2018

    Mọi chuyện đều có thể thay đổi, nhất là quan niệm và niềm tin. Những lễ hội lớn được mong chờ xưa kia giờ trở thành những lễ hội man rợ bị tẩy chay. Những thứ được cho là văn hóa, là đẹp đẽ cũng đều bị thay đổi, phế truất và biến mất. Quan niệm cứ thay mới mỗi ngày, niềm tin cũng bị đổi khác mỗi ngày. Thế nên những gì giờ bạn cho là đúng mai sau có lẽ sẽ không còn đúng nữa. Những gì bạn cho là sai, cũng không hẳn là sai. Một quan niệm tự bản chất không hoàn toàn đúng cũng không hoàn toàn sai, đó hoàn toàn chỉ là một quan niệm.

    Quan điểm
    30 30 comments on “Đừng bám víu vào một niềm tin một cách mù quáng”
  • Trang trại ông Jones: Nô lệ trong dân chủ

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/29/2015

    "Dù tôi nói gì đi nữa cũng đừng lên tiếng hoặc phản đối, tôi hứa với ông rằng sẽ không còn vấn đề gì với những người nô lệ nữa." "Tôi tên là ông Smith", ông ta nói với các người nô lệ. "Và hôm nay có thể sẽ là một trong những ngày hạnh phúc nhất của mọi người. Kể từ ngày hôm nay, mọi người sẽ không còn là nô lệ nữa, mà sẽ là những người tự do."

    Bài Dịch
    8 8 comments on “Trang trại ông Jones: Nô lệ trong dân chủ”
  • Dân chủ: Kẻ thù của tự do

    Posted by Triết Học Đường Phố on 03/23/201504/19/2018

    Ngày 05/10/2009, đường phố Tehran chật ních những người Iran trẻ tuổi mang theo bảng ngữ tiếng Anh hô hào cuộc biểu tình của họ cho “Tự do” và “Dân chủ”. Rất nhiều người trẻ tuổi hiện nay, các học giả, và số lượng ngày càng nhiều các giáo sư trí thức, thường xuyên tuyên xưng cùng một tình cảm đó. Điều này thật đáng lo ngại. Thật ra khái niệm Tự do và Dân chủ mâu thuẫn với nhau tới mức mà Plato đã phát biểu: “Dân chủ dẫn tới tình trạng hỗn loạn, là luật lệ của đám đông.”

    Sưu tầm
    0 0 comments on “Dân chủ: Kẻ thù của tự do”
  • Chân lý lướt qua

    Posted by Triết Học Đường Phố on 03/15/201504/07/2018

    Giống như bảy nốt nhạc mà sáng tạo vô bờ bến các nhạc phẩm. Giống như bảng chữ cái mà cho ra đời biết bao tác phẩm văn chương. Giống bảy màu sắc cơ bản pha trộn vẽ nên những bức họa. Chân lý dường như đã lướt qua tôi.

    Quan điểm
    2 2 comments on “Chân lý lướt qua”
  • 30 câu nói về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa tư bản

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/14/2015

    18. "Tôi có một câu hỏi cho các nhà lãnh đạo ở các nước chủ nghĩa cộng sản: nếu chủ nghĩa cộng sản có tương lai, tại sao mấy ông cần phải xây dựng những bức tường để giữ mọi người lại và quân lực và cảnh sát chìm để giữ mọi người im lặng?" - Ronald Reagan 19. "Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thành công ở 2 nơi: thiên đường, nơi mà không cần nó; và địa ngục, nơi mà đã có nó." - Ronald Reagan 21. "Một chính phủ có thể cho bạn những gì bạn muốn, cũng là một chính phủ có thể lấy đi những gì bạn có." – Thomas Jefferson

    Bài Dịch
    180 180 comments on “30 câu nói về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa tư bản”
  • 30 câu nói quan trọng về chính trị, kinh tế của Tiến sĩ Milton Friedman, người từng đoạt giải Nobel Kinh tế

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/07/2015

    3. Trước tiên, bạn hãy nói tôi biết: có một xã hội nào mà không phát triển trên lòng tham không? Bạn nghĩ Nga không có lòng tham? Bạn nghĩ Trung Quốc không có lòng tham? Lòng tham là gì? Dĩ nhiên, không một ai trong chúng tat ham lam cả, chỉ có người khác mới tham lam. Thế giới này hoạt động dựa trên những cá nhân theo đuổi sự đam mê riêng biệt. Những thành tích vĩ đại của nền văn minh không đến từ các cán bộ quan chức. Ông Einstein đã không phát triển những lý thuyết của ông ta dựa theo lời của một quan chức. Henry Ford đã không cải cách ngành công nghiệp xe hơi như vậy. Trường hợp duy nhất mà nhân loại đã thoát ra khỏi sự nghèo đói trong lịch sử là khi có sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do. Nếu bạn muốn biết con người ở đâu mà nghèo khổ hơn, đó là trong những xã hội mà không có hai cái đó (tư bản và thị trường tự do). Lịch sử đã chứng minh quá rõ, không có phương pháp mà khác mà nâng cao chất lượng đời sống của người dân bằng sự năng động của thị trường tự do.

    Bài Dịch
    8 8 comments on “30 câu nói quan trọng về chính trị, kinh tế của Tiến sĩ Milton Friedman, người từng đoạt giải Nobel Kinh tế”
  • Xã hội Việt Nam không nhất thiết phải bình đẳng

    Posted by Triết Học Đường Phố on 11/18/201404/07/2018

    Sự cạnh tranh đó đã trở thành bản năng, nếu biết không thể thay đổi được thì đừng cố gắng, nếu chúng ta cố gắng tạo ra sự bình đẳng mà biết điều đó không thể thì chúng ta đang tự mình làm cho xã hội suy thoái. Thay vì tạo ra bình đẳng thì hãy tạo ra sự cạnh tranh công bằng. Tôi cũng mong rằng đất nước mình sẽ phát triển ở tầm cao mới, người Việt Nam chúng ta sẽ tập trung vào giáo dục thê hệ trẻ, lựa chọn và trọng dụng những con người tài giỏi mà không quan tâm đến xuất thân của họ tạo cho họ một môi trường công bằng để họ cạnh tranh góp phần phát triển đất nước.

    Quan điểm
    54 54 comments on “Xã hội Việt Nam không nhất thiết phải bình đẳng”
  • Thị trường và đạo đức (kỳ 10)

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/10/201404/07/2018

    Người ta ca ngợi hay phê phán một người không phải vì anh ta giàu hay nghèo mà vì hành động mà anh ta làm. Địa vị khác nhau tạo ra khả năng khác nhau trong việc thực hiện những hành vi tốt hay xấu, đạo đức hay vô đạo, công bằng hay bất công, nhưng những tiêu chuẩn vừa nói bên trên - chứ không phải khả năng ban đầu hay kết quả cuối cùng – mới chi phối hành vi của con người.

    Quan điểm, Sưu tầm
    4 4 comments on “Thị trường và đạo đức (kỳ 10)”
  • Thị trường và đạo đức (kỳ 2)

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/04/201404/07/2018

    Những người biện hộ cho chủ nghĩa tư bản không biết trả lời như thế nào vì họ đã công nhận lý do chủ yếu cho sự phê phán của chủ nghĩa cộng sản rồi. Họ cần phải thoát ra khỏi nỗi ám ảnh về tư lợi và bắt đầu nhìn thấy những giá trị mà chủ nghĩa tư bản tạo ra không chỉ cho các nhà đầu tư – mặc dù dĩ nhiên là như thế rồi, mà còn tạo ra giá trị cho tất cả những người tham gia mua bán với doanh nghiệp: tạo ra giá trị cho người tiêu dùng, cho công nhân, cho nhà cung cấp, cho toàn thể xã hội, nó tạo ra cả giá trị cho chính phủ nữa. Ý tôi là chính phủ sẽ ra sao nếu không có khu vực kinh tế mạnh, tức là khu vực tạo ra công ăn việc làm và của cải để chính phủ đánh thuế?

    Quan điểm, Sưu tầm
    0 0 comments on “Thị trường và đạo đức (kỳ 2)”
  • [BDTT8] Khuyến Học – Fukuzawa Yukichi

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/19/201404/10/2018

    Sau khi đọc xong quyển sách này, tôi có suy nghĩ là tinh thần độc lập nó thể hiện ở cả một dân tộc. Việt Nam còn nhận viện trợ ODA từ nước ngoài và mỗi năm một nhiều hơn, chúng ta không cảm thấy xấu hổ vì điều đó mà còn cảm thấy rất vui mừng. Trời không tạo ra người đứng trên người, người sống ở quốc gia này không khác chi ở quốc gia khác, người Nhật sẽ không khác so với người Mỹ hay người Trung Quốc vì đơn giản chúng ta đang là người trái đất. Vậy lý do gì chúng ta phải luồn cúi, lo sợ họ rồi mỉm cười khi chúng ta nhận được viện trợ ODA của từ họ. Vai trò của người đứng trên người của những người trẻ như bạn như tôi đâu mất rồi.

    Contest, Review
    0 0 comments on “[BDTT8] Khuyến Học – Fukuzawa Yukichi”
  • Ba nguyên lý quản trị quốc gia thịnh vượng

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/06/201404/07/2018

    Chúng ta đều biết nền tảng quan trọng nhất của cơ chế thị trường là việc công nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản của cá nhân. Ở những nơi mà quyền sở hữu tài sản được xác lập rõ ràng và minh bạch nhất, chẳng hạn các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, thì những người đứng đầu doanh nghiệp luôn tỏ ra là những cá nhân sống có trách nhiệm với nhân viên, với cộng đồng, và với gia đình của mình. Những hành động thiếu văn minh, như việc tổ chức đám cưới linh đình của gia đình bà chủ công ty Bianfishco trong thời gian vừa qua, đã phải trả một giá rất đắt, khiến cho doanh nghiệp của mình suýt rơi vào tình trạng phá sản.

    Quan điểm, Sưu tầm
    8 8 comments on “Ba nguyên lý quản trị quốc gia thịnh vượng”
  • “Nữ quyền” có bị lạm dụng không?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/20/201404/07/2018

    Nếu các bạn yêu cầu một sự bình đẳng về nam và nữ thì hãy sống thực tế. Là phụ nữ hay đàn ông thì luôn có nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Những gì phụ nữ cần là một sự mạnh mẽ của người đàn ông! Và người đàn ông cần sự tinh tế thông minh đảm đang của người phụ nữ! Chứ đâu phải họ chỉ cần rước một cái mồm về chỉ biết ăn diện và shopping quẹt thẻ! Rồi đến bữa thì kêu đói mà chả biết tự nấu mỳ để ăn? Đó là điều không thể chấp nhận được ở trong một cái thời buổi mà con người luôn cần sự năng động.

    Quan điểm
    6 6 comments on ““Nữ quyền” có bị lạm dụng không?”
  • “Nền giáo dục, nền tuyên truyền chính trị đã khiến cho thói quen đọc sách nằm ngoài chính thống hầu như không còn”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 01/30/201404/07/2018

    Theo quan điểm của ông, sự xuống cấp chung về đạo đức xã hội mà chúng ta đang lo lắng hiện nay, có phần nào nguyên nhân từ việc thiếu những tri thức nền, tri thức cơ bản như thế hay không? Đấy cũng là một trong những lý do hết sức cốt yếu. Giáo dục và văn hóa mà bất cập thì chúng ta phải trả giá hàng thế kỷ. Hiện trạng xã hội ta hiện nay có một phần rất lớn do lỗi trong hệ thống dẫn dến không phát huy được năng lực sáng tạo, không phát huy được độc lập tư duy và tự do học thuật...

    Quan điểm
    0 0 comments on ““Nền giáo dục, nền tuyên truyền chính trị đã khiến cho thói quen đọc sách nằm ngoài chính thống hầu như không còn””
  • Phê bình, có hay không cần tư cách?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 01/24/201404/07/2018

    Cái gì cũng có hai mặt, không nhìn vào mặt tốt, cứ chăm chăm phê bình mặt xấu làm cái gì? Ừ thì hai mặt, đó là quy luật rồi, miễn bàn cãi, nhưng, đừng tùy tiện sử dụng quy luật đó, rất nguy hiểm. Tại sao? Vì nó dễ làm ta ảo tưởng, ngộ nhận. Chúng ta luôn sống trong hai mặt tốt-xấu, nhưng nếu không ai chỉ ra mặt xấu nó to và có xu hướng to đến nhường nào, ta sẽ lầm tưởng mình đang ở trong cái vị thế cân bằng xấu-tốt, cái trạng thái cân bằng hoàn hảo của tạo hóa. Mà đã ở trong cái trạng thái đó rồi thì cần gì cảnh giác bài trừ cái xấu, cần gì nỗ lực triệt tiêu cái xấu, cái xấu đã có cái tốt “bù lại”, cứ thế mà an phận với cái “phép thắng lợi tinh thần” tầm thường đó thôi. Tôi rất ủng hộ phong cách sống lạc quan, nhưng lạc quan mù quáng trước cái tốt thì không còn là lạc quan nữa, mà là thờ ơ, là vô trách nhiệm, là yếu đuối trước cái xấu.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Phê bình, có hay không cần tư cách?”
  • Về sự mất tập trung và thói quen ngại đọc dài

    Posted by Triết Học Đường Phố on 01/23/201404/07/2018

    Những phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại như internet, điện thoại, tivi... Là nguyên nhân chính dẫn đến sự mất tập trung này. Đôi khi chúng ta không biết lên internet để làm gì nhưng không đủ can đảm để rời màn hình. Đôi khi không có cuộc gọi hay tin nhắn nào nhưng thói quen vẫn giơ điện thoại ra trước mặt kiểm tra, và đôi khi không có chương trình tivi nào hấp dẫn nhưng chúng ta không đủ can đảm để tắt nó đi, CHÚNG TA SỢ SỰ IM LẶNG, chúng ta muốn tập trung nhưng lại sợ tập trung.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Về sự mất tập trung và thói quen ngại đọc dài”
  • Việc đầu tiên cần làm khi tiếp cận các vấn đề đạo đức

    Posted by Triết Học Đường Phố on 11/25/201304/07/2018

    Ngày nào chúng ta cũng phải đối mặt vối vô số các vấn đề về đạo đức mà chúng ta buộc phải bày tỏ chính kiến, mở mắt là thấy facebook hoặc những trang báo sáng đầy rẫy những tít giật gân. Đến cơ quan thì nào là nhân viên trốn việc, khách hàng chưa trả tiền, sản phẩm lỗi cần thu hồi…. Đạo đức đuổi theo chúng ta đến sân chơi của bọn trẻ con, và chúc chúng ta ngủ ngon từ màn hình TV thời sự buổi tối. Suốt ngày chúng ta cãi nhau về đạo đức của chính phủ, của dân làm ăn, của các thầy cô giáo, về quyền của người nghèo, hay những ngôi sao.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Việc đầu tiên cần làm khi tiếp cận các vấn đề đạo đức”
  • Đàm Vĩnh Hưng đi viếng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/07/201304/07/2018

    Tôi cho rằng, coi “tự do” là kim chỉ nam cho các nguyên tắc hành động sẽ giúp chúng ta vượt qua những tình huống như vậy. Đừng quan tâm tới Đàm Vĩnh Hưng hay bất cứ ai khác, bởi vì ai đó được vào hay không nằm ở sự cho phép của người nhà đại tướng chứ không phải bạn. Bạn có quyền từ chối sự bất công và ra về, bạn có quyền ghét bỏ Đàm Vĩnh Hưng, nhưng anh ta rốt cục cũng chẳng xâm phạm quyền tự do của ai cả.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Đàm Vĩnh Hưng đi viếng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp?”