(3003 chữ, 12 phút đọc) Chúng ta không bao giờ tự hỏi mình cần học những gì và nên học những gì. Ta chỉ cứ thế đến trường và để giáo viên nhồi vào đầu mình những thứ mà nền giáo dục đã quy định.
-
-
Tự học (phần 2): Học chủ động thay vì học thụ động
-
30 câu nói về tự do
"Tự do có nghĩa là trách nhiệm. Đó là tại sao đa số người lại sợ nó.” - George Bernard Shaw
-
Thời gian chính là vật liệu của cuộc sống, xin đừng lãng phí…
Chúng ta sống lướt trên đời tưởng đâu để tiết kiệm thời gian nhưng kỳ thực là đang lãng phí thời gian một cách khủng khiếp. Mọi thứ trong xã hội đều là mì ăn liền, những bữa ăn ăn liền, những trang tin tức ăn liền, những sản phẩm công nghệ ăn liền, những bộ phim ăn liền cho tới những cuốn sách ăn liền. Tất cả đều do quan niệm sai lầm của chúng ta về thời gian, điều đó làm rối tung mọi thứ. Làm cho chúng ta sống bằng một trái tim vội vã cuống cuồng không kịp cảm nhận bất cứ điều gì nữa. Mà một trái tim khi không cảm nhận được những thứ xung quanh, thì có khác gì những con robot đâu cơ chứ.
-
Xin đừng cứu vớt giấc mộng!
Niềm tin vào xã hội sẽ còn lại bao nhiêu khi những điều tốt đẹp thì ít mà những thứ xấu xa thì nhiều? Mở một vài tờ báo online hàng ngày ta sẽ thấy tràn lan đủ thứ tệ hại: Giết người, cướp của, hiếp dâm, ngoại tình, con bất hiếu mắng cha cãi mẹ, anh em tư lợi mà quay mặt với nhau, vân vân và vân vân. Thậm chí tàn nhẫn đến độ con trẻ dù ở chốn “thanh tịnh” Bồ Đề, bởi do cớ gì mà lại có thể trở thành món hàng của con buôn?
-
[BDTT8] Tự truyện Benjamin Franklin, hành trình của một vĩ nhân
"Mười bảy tuổi, tôi khăn gói thu xếp hành lý cùng lên tàu với anh. Sau ba ngày lênh đênh trên biển, từ Boston, chúng tôi đã đến New York. Nhưng đáng tiếc, tại đây, chúng tôi không tìm được việc làm và phải tiếp tục lên đường đến Philadelphia. Thật không may, chuyến đi không biết trước lần này lại đem đến cho chúng tôi một tai họa. Chúng tôi gặp phải một cơn bão lớn, chiếc thuyền bị đánh nát tươm những cánh buồm. Trôi lênh đênh 30 giờ trên biển, rốt cuộc chúng tôi không thể đi xa hơn để đến Philadelphia mà phải dừng lại ở một bến cách đó vài mươi dặm..."
-
Chuyện giàu
Với tôi, giàu có không chỉ là tiền bạc (tức là có nha, hông phải không có tiền bạc đâu), nó còn là sự thăng hoa về tinh thần khi trong quá trình giàu có đó, ta được làm thứ mình thích, chiến đấu mỗi ngày để thỏa mãn cái sự đam mê của mình, để lại một cái gì đó có giá trị, một hình ảnh khó phai cho những người chung quanh, một tấm gương cho những người đi sau.
-
Có quá chông chênh để cần phải cân bằng?
Mỗi dấu mốc chuyển giao của cuộc đời tôi gọi là các bước nhảy, hướng lên theo nghĩa tích cực chứ không nặng nề mang tên “khủng hoảng” mà mỗi bạn trẻ đang tự gán cho nó. Biết là sẽ thử thách để vượt qua và tại thời điểm đó, bạn có đủ sức mạnh để sẵn sàng “nhảy”. Không bàn đến thời kỳ “ăn bám”, khi bước vào tuổi “chấp chới” phải lo toan cuộc sống cá nhân thì những tính toán đầu tiên sẽ là cơ hội để khám phá và chiêm nghiệm nhiều điều về cuộc sống. Bạn nghĩ rằng: Mình đang mất cân bằng khi phải giải quyết các vấn đề xung đột trong chính mình – công việc, gia đình, cuộc sống cá nhân, tương lai, các mối quan hệ mới bắt đầu hình thành. Và có lẽ, đây là thời điểm mà nhiều bạn nghĩ rằng phải bứt phá bằng chính sức trẻ của mình, khi vẫn còn cơ hội để bay nhảy, khám phá, thử thách và còn có thể mắc sai lầm.
-
Nước tiểu nhược
Đó là cái lý do tôi nói, người Việt không có "văn hóa". Tôi biết là vẫn có một số ít người giữ được các giá trị truyền thống và sống với nghĩa cử cao đẹp, nhưng ít quá là ít các bạn ạ. Mỗi một cá nhân không có văn hóa, không có ước mơ, không mạnh mẽ, không có ý chí cầu tiến, không đoàn kết mà chưa gì đã nghĩ đến chuyện chơi sẽ dẫn nhau mau chóng đi xuống. Một người sẽ chết nếu tế bào trong cơ thể họ mục ruỗng cũng như lão hóa, một quốc gia sẽ chết khi các cá nhân đã "chết".
-
Muốn Thành Công, Hãy Học Từ Những Cái Sai Hơn Là Cái Đúng?
Hãy học cả những điều sai, những thất bại mà những người thành công đã gặp phải. Thì lúc đó bạn có một lượng kiến thức, một lượng kỹ năng vừa đủ để không gặp phải, để chống chọi với những thất bại mà bạn có thể gặp trong cuộc sống. Về cơ bản, những con đường đến thành công của những doanh nhân, diễn giả hay nhà khoa học có thể rất nhiều nét khác biệt nhưng có một điều mà rất giống nhau đó chính là những thất bại trên con đường dẫn tới thành công. Hãy học hỏi từ những thất bại đó.
-
Bàn Về Cải Cách – Phần 2
Nếu bộ phận Giáo dục này không thể kéo dài cuộc sống của con người, để chúng ta trước hai lăm tuổi có thể sống một cuộc sống đích thực, vậy nó có làm chúng ta cống hiến cho đất nước được hay không? Nếu bộ phận Giáo dục này mà không giúp các cá nhân hoàn thiện tư tưởng, tâm hồn, kĩ năng,… để sống có ích, để góp công sức cho cộng đồng phát triển thì nó có xứng là nấc thang cuối cùng của nền Giáo dục? Hay chỉ là một đám dây leo ăn bám? Một hệ thống thúc đẩy sự phát triển của thế hệ các “zombie”? Thế hệ mà Benjamin Franklin nhắc tới: “Đa số mọi người đã chết ở tuổi 25 nhưng tới tận 75 tuổi họ mới được chôn”. THẬT XẤU HỔ!!!?