search chat play-circle-outline angle-down angle-right angle-left icon-menu
Skip to content

Triết Học Đường Phố 2.0

Tri thức — Trí tuệ — Giác ngộ

  • 📚 Thông báo ra mắt 2 quyển sách: “Bạn sẽ sống mấy lần?” và “Bạn không chỉ sống một lần”
  • 🔵 PRANA Token
  • 🐟 THĐP Deep Club
  • 📻 THĐP RADIO
  • 📺 THĐP Youtube
  • 📕 [PDF Ebook] Cẩm Nang Nofap (version 2)
  • 📖 Tạp chí Aloha – THĐP 2.0 Magazine
  • THĐP translations
    • Videos
    • Terence Mckenna
    • Cryptocurrency
    • Zen Pencils
  • Reviews
    • Tủ Sách THĐP
  • Tôn Giáo – Tâm Linh
    • God
  • Sáng tác
  • Quan điểm
  • Sưu tầm
  • Tham gia viết bài
  • Donate – Ủng hộ
  • About us – Về chúng tôi (2020)
  • Contest
  • Đăng nhập
  • Nhắn tin
Search
  • Tag: báo chí

  • Luật An Ninh Mạng và sự bất đồng giữa hai cha con

    Posted by Mr Bean on 06/22/201806/22/2018

    Tôi cảm nhận được nỗi lo lắng và đau khổ trong Ba thông qua những lời lẽ to tiếng để nỗ lực dập tắt ngọn lửa tự do trong tôi. Ba đánh đồng tôi với những kẻ kích động ngoài kia. Ba bài bác ý kiến và quan điểm của tôi. Ba vùi dập mọi thứ theo cách mà tôi chưa bao giờ thấy.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Luật An Ninh Mạng và sự bất đồng giữa hai cha con”
  • Hỡi những ký giả Việt Nam

    Posted by Triết Học Đường Phố on 06/27/201504/06/2018

    Bạn có thấy báo chí Việt Nam hiện nay như đống giấy lộn? Tất cả đều không có một chút gì ý nghĩa. Nếu so sánh báo chí Việt Nam là một biển thông tin thì những thứ vô bổ trôi dạt lên, những thứ có ý nghĩa vì nhiều lý do bị chìm xuống.

    Quan điểm
    6 6 comments on “Hỡi những ký giả Việt Nam”
  • The Interview – Xem phim mà ngẫm đến nước nhà

    Posted by Triết Học Đường Phố on 12/27/201404/07/2018

    Ứng với phim Cuộc Phỏng Vấn này, chúng ta cũng lý giải được nhiều điều. Vì sao sự trá ngụy luôn rình rập trên từng mặt báo cơ hồ muốn ăn tươi nuốt sống người đọc. Vì sao mọi thứ đều tốt đẹp, song cuộc sống vẫn không khấm khá nỗi, ai nấy cũng không than ít cũng than nhiều, mà không dám nói... Và cũng qua bộ phim này, theo ý kiến cá nhân của tôi, bước ngoặc lớn nhất cho sự thay đổi của Việt Nam hiện nay, có lẽ là phải thả tự do cho truyền thông và báo chí, để nó được làm đúng nhiệm vụ và vai trò mà nó sinh ra vốn là vậy.

    Quan điểm
    138 138 comments on “The Interview – Xem phim mà ngẫm đến nước nhà”
  • Tản mạn về báo chí và cách để ứng phó với một biển thông tin đến từ các phương tiện truyền thông

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/09/201404/07/2018

    Thông tin không chỉ có trong sách vở hay báo chí, thông tin còn nằm trong những sự vật, con người bình thường và giản dị xung quanh chúng ta. Nếu chúng ta biết cách nhìn nhận chúng bằng một con mắt thiện cảm và không có định kiến thì giá trị mà chúng mang lại cho chúng ta sẽ là vô hạn. Đấy chính là “những thông tin sống” mà tạo hóa ban cho chúng ta.

    Quan điểm
    8 8 comments on “Tản mạn về báo chí và cách để ứng phó với một biển thông tin đến từ các phương tiện truyền thông”
  • Ai cho Hào Anh… lương thiện?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/04/201404/07/2018

    Và cái mà cả xã hội kỳ vọng vào mới đáng sợ: “Giờ con muốn làm người tốt cũng khó quá! Con không ăn trộm, cũng bị cho là ăn trộm. Giờ con đi đâu, xin việc gì cũng có người nói ra, nói vào. Con nhuộm tóc, con đeo bông tai cũng bị để ý. Trong khi con làm những việc tốt, thì chẳng được ai quan tâm, động viên.” Nỗi khổ của Hào Anh chính là ở đó! Tưởng như được cả xã hội quan tâm mà không phải. Bởi sự thực "ai cũng tỏ ra hiểu mà chẳng ai hiểu"!

    Quan điểm
    0 0 comments on “Ai cho Hào Anh… lương thiện?”
  • Những việc làm đơn giản để mỗi ngày trôi qua không còn vô nghĩa

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/21/201404/07/2018

    Hãy làm quen và gặp mặt những người bạn có cùng niềm đam mê và mục đích sống, tranh luận và học hỏi, đừng giết thời gian bằng những buổi cafe "chém gió" vô nghĩa (không hiểu sao tôi luôn rất ghét từ này dù được nghe thường xuyên và đây là lần đầu tiên tôi nhắc tới nó). Hãy biến buổi cafe vô nghĩa thành những buổi thảo luận, về những chủ đề có ích, hãy thôi nhắc về quá khứ mà hãy nói về những thứ sẽ xảy đến trong tương lai. Hãy thôi bàn về ý tưởng của người khác mà hãy nói lên ý tưởng của chính mình. Hãy thôi bàn về các cô gái mà hãy bàn cách để làm tăng hiệu quả công việc. Hãy thôi bàn về những gì truyền thông đang quan tâm, hãy loan truyền cho người khác biết những gì bạn nghiên cứu được từ những chủ đề bình thường nhất.

    Quan điểm
    653 653 comments on “Những việc làm đơn giản để mỗi ngày trôi qua không còn vô nghĩa”
  • Tại sao nhiều người Việt Nam vô cảm?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 08/07/201404/07/2018

    Nào là ngực to ngực khủng, thằng bé này tí tuổi mà hợm hĩnh, con bé kia dám viết sách bịa đặt, anh ca sĩ nọ diễn trò trên sân khấu. Người dân bị dắt mũi bởi truyền thông, cũng cứ thế là đâm đầu vào bới móc, mổ xẻ, hăng hái tranh đấu vì ý kiến của mình, trong khi những tin tức thật sự cần tranh luận, phản biện, thì hoàn toàn vắng bóng.

    Quan điểm
    40 40 comments on “Tại sao nhiều người Việt Nam vô cảm?”
  • Thế giới đi về đâu?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/30/201404/07/2018

    Xung đột biển đông, cuộc chiến ở Ucraina sẽ đưa thế giới đến một xu hướng phát triển mới đó là sự hình thành các liên minh mang tính khu vực. Một cộng đồng ASEAN nhỏ bé chưa đủ sức để đối chọi với một Trung Quốc hiếu chiến sẽ tiếp tục liên minh với Châu Âu hoặc Mỹ để hình thành một liên minh rộng lớn hơn. Trung Quốc và Nga hai con người cô độc cũng đành ngậm ngùi bắt tay nhau để đối chọi với Mỹ và Châu Âu. Các bạn sẽ thấy trong tương lai không xa thì các khối liên minh trên thế giới sẽ được hình thành. Ai dám chắc rằng các khối liên minh kia sẽ không xung đột với nhau và như thế một cuộc chiến tranh khốc liệt mới đang chờ chúng ta.

    Quan điểm
    38 38 comments on “Thế giới đi về đâu?”
  • Những người chữa bệnh cho đất nước

    Posted by Triết Học Đường Phố on 05/07/201404/07/2018

    Làm báo có dễ không? Ở đâu có dịch bệnh, báo chí có mặt, ở đâu thiên tai bão lũ, báo chí cũng không đi sau, mới đây thôi chắc mọi người vẫn còn nhớ cái chết thương tâm của cô phóng viên trẻ khi đi đưa tin về cơn bão lịch sử. Hàng ngày hàng giờ, có bao nhiêu nhà báo đang phải mạo hiểm thân mình, đóng vai đủ mọi thành phần trong xã hội, nay vào ổ mại dâm, mai đi buôn ma tuý..v..v, hòng xâm nhập vào những điểm “đen” nhức nhối. Những con người ấy chắc không còn lạ gì với những thư nặc danh đe doạ, hay nguy hiểm hơn, là những phong bì dày cộm đầy ma lực. Cầm bút thì dễ thôi, giữ cho ngòi bút thẳng mới khó.

    Quan điểm
    2 2 comments on “Những người chữa bệnh cho đất nước”
  • Bất trắc luôn rình rập chính là quy luật của cuộc sống

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/29/201404/07/2018

    Nhiều lần, bạn mở trang báo mạng buổi sáng và thảng thốt, trầm tư với những mẫu tin: Trùm ngân hàng bị bắt, cựu lãnh đạo nhận án tử hình, tướng công an liên đới vụ đại án rồi bệnh chết, hay tàu Hàn Quốc chìm ngoài khơi cướp đi sinh mạng hàng trăm học sinh... Những nhân vật đình đám một thời giờ như rơi xuống vực thẳm, hoặc những mạng sống còn rất trẻ đột ngột ra đi. Rõ ràng, bất trắc luôn rình rập cuộc sống của ta.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Bất trắc luôn rình rập chính là quy luật của cuộc sống”
  • Dơi & Chuột

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/28/201404/07/2018

    Ngày nay báo chí vẫn là phương tiện thông tin đại chúng nhanh nhất, hiệu quả nhất và nó cũng là loại hình thông tin đại chúng có nhiều độc giả nhất. Chính vì vậy, báo chí tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống, và vô hình chung trở thành một trong những động lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Thế nhưng, những thông tin hiện nay tràn lan và biến thành những con dao hai lưỡi. Với những cách nhìn thiển cận và thiếu cảm thông của những nhà báo, phóng viên, những bài báo ngày nay lại là những nấm mồ chôn vùi và đảo ngược sự thật!

    Sưu tầm
    6 6 comments on “Dơi & Chuột”
  • Khi một xã hội mất niềm tin cũng là khi xã hội sắp suy tàn

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/25/201404/07/2018

    Ở nước ngoài, những người phê phán ngành y nhiều nhất và nặng nề nhất là người trong ngành y. Chính người trong ngành chỉ ra những sai lầm y khoa dẫn đến chết người. Chính người trong ngành chỉ ra tình trạng vi phạm y đức và dẫn đến cải tiến như chúng ta thấy ngày hôm nay. Chính người trong ngành chỉ ra những bất cập trong bệnh viện và những cái chết có thể ngăn ngừa được. Thế nhưng chẳng ai biện minh hay giận dỗi; tất cả đều bình thản nhìn vào sự thật để khắc phục vấn đề. Tôi nghĩ thái độ của họ thể hiện một sự trưởng thành.

    Quan điểm
    38 38 comments on “Khi một xã hội mất niềm tin cũng là khi xã hội sắp suy tàn”
  • Vụ “mất đồ sau khi cứu người”, chính phóng viên là “kẻ trộm”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 04/11/201404/07/2018

    Đề cập đến sự vô cảm của xã hội hiện tại, khi con người không chỉ chưa hết dè dặt lẫn nhau mà còn bỏ qua bao liêm sỉ của bản thân, gạt qua bao bĩ cực, tuyệt vọng của kẻ gặp nạn để hùa nhau vào hôi của như thể đấy là của mẹ thiên nhiên đang vào mùa khai thác như truyền thông đã đưa thời gian qua. Sở dĩ tôi nhắc đến việc "hôi của" trong chủ đề này là vì cạnh từ "hôi của" truyền thông còn xuất hiện cụm "không ai hôi của" như một hiện tượng xã hội đặc biệt và lạ lẫm lắm lắm, mặc dù nó hoàn toàn trái ngược với đạo luân thường đạo lý mà ngay cả trẻ con cũng được giáo dục từ rất sớm, rất sớm.

    Quan điểm
    42 42 comments on “Vụ “mất đồ sau khi cứu người”, chính phóng viên là “kẻ trộm””
  • Những chuyện tình của Romeo và Juliet

    Posted by Triết Học Đường Phố on 02/23/201404/07/2018

    Chúng ta, những người bên ngoài, những người tự cho mình là tỉnh táo và thông minh, những người sẽ không tự tử vì tình, chắc chắn là không thể hiểu nổi hành động này, chắc chắn sẽ phán xét hay bình luận rẳng điều này là không nên, là ngu ngốc. Sinh tồn vốn là bản năng của vạn vật, vì sinh tồn chúng ta tiến hóa, vì sinh tồn chúng ta ăn những loài khác. Khi gặp khó khăn, lựa chọn không hay không biết thì rất dễ, chọn cách đối mặt mới khó. Nếu tình yêu của bạn đủ lớn, bạn có thể chết vì nó thì sao không thể sống để bảo vệ nó?! Nếu bạn chết đi chỉ vì bạn yêu một người không yêu bạn, vậy cái chết đó sẽ chứng minh cho điều gì? Sau khi bạn chết rồi người đó sẽ yêu bạn chăng?

    Quan điểm
    0 0 comments on “Những chuyện tình của Romeo và Juliet”
  • Bảo mẫu và Hôi bia: Cái chung giữa rất nhiều cái riêng – Người Việt xấu xí!

    Posted by Triết Học Đường Phố on 01/24/201404/07/2018

    Ở cả hai vụ việc đều không phải là những vụ giết người hoặc vụ án gì quá rung rợn, giá trị thiệt hại ở cả hai vụ việc đều là nhỏ nhoi so với những vụ giết người nổ súng hàng loạt ở trường tiểu học của Mỹ, hay những vụ án rơi máy bay, thiệt hại không những cả về người và của. Những vụ có tính chất nghiêm trọng như vậy thì truyền thông các nước đều đưa tin, mình thấy không có gì lạ. Nhưng hai vụ này, so về mức độ nghiêm trọng thì chưa đạt đến độ phải đưa tin trên bản tin của đài truyền hình các nước lớn kể trên. Vậy đâu là nguyên nhân cho việc hai sự việc này trở nên như vậy?

    Quan điểm
    0 0 comments on “Bảo mẫu và Hôi bia: Cái chung giữa rất nhiều cái riêng – Người Việt xấu xí!”
  • Cái giá phải đánh đổi khi làm truyền thông

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/30/201304/07/2018

    Những sản phẩm của bạn, nó là những mẩu tin 30 giây hay 100 chữ, hoặc là một phóng sự 1 ngàn chữ. Nó phải là thứ thấm đẫm mồ hôi và nước mắt. Ở đó nó có sự mặn mòi của những buổi trưa trang nắng lê la góc chợ hay bãi mía nương dâu nào đó. Ở đó có những giọt nước mắt chan hòa khi bám theo sự kiện, nhân vật nhiều ngày dài. Việc bạn phải chấp nhận bị nhịn đói hay bỏ bữa chỉ là một cái cốc nhẹ lên đầu. Đôi khi, bạn sẽ thấy mình ở trong tình cảnh bế tắc tột cùng, không một ai chia sẻ. Tất cả mọi người đều nói rằng bạn phải cố gắng lên, nhưng sẽ không ai có thể san sẻ cho bạn trải nghiệm khi phải túc trực hàng nhiều giờ đông hồ để rồi nhận được cái nhún vai của một ông thủ trưởng cơ quan nào đó.

    Sưu tầm
    0 0 comments on “Cái giá phải đánh đổi khi làm truyền thông”
  • Chuyện cũ về “ngoại cảm”

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/24/201304/07/2018

    Sự mê muội, nôn nóng của nhiều người đang là cơ hội làm giàu cho những kẻ cơ hội mang danh "nhà ngoại cảm". Cứ hàng năm phải nghe những câu chuyện tìm mộ liệt sỹ bằng ngoại cảm với những chi tiết tâm linh mà chẳng thể nào tin được của những người quanh mình, tôi lại thấy bất lực. Mong rằng phóng sự của VTV có thể giúp những gia đình thân nhân liệt sỹ được tỉnh táo hơn để không bị mắc lừa những kẻ cơ hội ấy.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Chuyện cũ về “ngoại cảm””
  • Đàm Vĩnh Hưng đi viếng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp?

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/07/201304/07/2018

    Tôi cho rằng, coi “tự do” là kim chỉ nam cho các nguyên tắc hành động sẽ giúp chúng ta vượt qua những tình huống như vậy. Đừng quan tâm tới Đàm Vĩnh Hưng hay bất cứ ai khác, bởi vì ai đó được vào hay không nằm ở sự cho phép của người nhà đại tướng chứ không phải bạn. Bạn có quyền từ chối sự bất công và ra về, bạn có quyền ghét bỏ Đàm Vĩnh Hưng, nhưng anh ta rốt cục cũng chẳng xâm phạm quyền tự do của ai cả.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Đàm Vĩnh Hưng đi viếng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp?”
  • Cuộc chiến giữa Huyền và Chíp

    Posted by Triết Học Đường Phố on 10/01/201304/07/2018

    Hành trình của cuốn sách “Xách ba lô lên và đi” có lẽ đã tốn quá nhiều giấy mực và thời gian của mọi người. Ngay từ đầu câu chuyện đối với mình chỉ là trò đùa châm biếm để vui vẻ trong ngày, thì giờ đây mọi thứ đã được đẩy đi quá xa. Vì thế, nó buộc lòng mình phải lên tiếng và chia sẻ cách nhìn của mình với một đam đông đang điên dại vì cô bé.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Cuộc chiến giữa Huyền và Chíp”
  • Gửi Trần Ngọc Thịnh, Người Đang Muốn Kiến Nghị Huyền Chip

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/29/201304/07/2018

    Điều tôi băn khoăn ở đây chỉ là anh Fulbrighter chắc hẳn là có đầu óc hơn người, hơn tôi là cái chắc. Nhưng đi học ở Mỹ về, học thức cao thâm mà vẫn còn mang đầu óc kiểm duyệt ngôn luận quốc doanh. Tư tưởng còn kiên định lập trường hơn cả tuyên giáo, tỉnh táo cách mạng hơn cả an ninh. Nhưng thôi, thấy anh khen Kenh14 nức nở là tôi cũng hiểu phần nào rồi.

    Quan điểm
    0 0 comments on “Gửi Trần Ngọc Thịnh, Người Đang Muốn Kiến Nghị Huyền Chip”
  • Truyền thông chưa được hoạt động như một quyền lực thứ tư như người ta vẫn ảo tưởng

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/27/201304/07/2018

    Đừng tin vào các khẩu hiệu, mỹ từ mà truyền thông đang cố làm bạn tin. Hoài nghi không bao giờ là thừa. Tính dân chủ ở nơi chúng ta đang sống đây chưa cho phép truyền thông được hoạt động như một quyền lực thứ tư như người ta vẫn ảo tưởng. Chuyện dân chủ ở đây chỉ có thể nói rằng: "Bạn là dân, họ là chủ". Với tính dân chủ như thế, bạn hãy là một người thẩm định, chứ đừng bao giờ đi vào những lề lối mà truyền thông đã kẻ sẵn cho bạn.

    Sưu tầm
    0 0 comments on “Truyền thông chưa được hoạt động như một quyền lực thứ tư như người ta vẫn ảo tưởng”
  • Tư duy theo chức năng

    Posted by Triết Học Đường Phố on 09/09/2013

    Vấn đề tôi sắp nói tới đây không phải là quan điểm đao to búa lớn gì, nó đơn thuần là quan điểm trong nhận thức về "công việc" của các chủ thể xung quanh chúng ta, nó đã trở thành vấn đề với tôi, một người có quan điểm khắt khe trách nhiệm của mỗi chủ thể trong phạm vi công việc của nó. Ắt hẳn quan điểm này khá quen thuộc, vì nó vô cùng sơ đẳng, như sự nhìn nhận về công việc của cái tách trà và cái ấm trà là phải như thế nào, nhưng nếu chủ thể của nó có quy mô hơn thế, sự nhìn nhận chức năng của chúng ta bắt đầu thoát khỏi phạm vi thưởng thức một bức thủy mặc, sang giai đoạn thử thách độ phân biệt màu của mắt người.

    Chưa phân loại
    0 0 comments on “Tư duy theo chức năng”