(4450 chữ, 16 phút đọc) Việc công thức hóa tiếng Anh và học thuộc lòng thay vì dạy cho học sinh kỹ năng suy luận logic đã khiến cho biết bao nhiêu thế hệ học thuộc lòng và nhai lại như những con vẹt nhưng đến khi cần động não tư duy kết nối những kiến thức đã học thì không ai làm được.
-
-
Nghịch lý trong việc dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam
-
Tuyệt mệnh với nền giáo dục việt nam
Càng sống trong xã hội Việt Nam bây giờ, thì cũng như con chim nằm trong lồng luôn mơ đến một ngày được tự do, tự tại. Con người trong xã hội Việt Nam đang bắt đầu mất nhân cách hay đúng hơn là bảo vệ quyền tự do của mình. Một lời ăn tiếng nói ảnh hưởng đến danh dự hay lòng tự tôn của họ thì cũng một sống một còn. Cái quyền con người nó bị xiềng xích đến như thế càng xiềng xích càng muốn được giải thoát. Nhưng sự sợ hãi là bóng tối bao trùm cảm thế giới định đoạt cho những cái ác lộng hành và tàn bạo.
-
Bàn về lạm dụng danh xưng
Tôi thừa hiểu. Ở Việt Nam, danh xưng đóng vai trò quan trọng, có khi rất quan trọng. Có lần về làm việc ở một tỉnh thuộc vùng miền Tây, sau bài nói chuyện tôi được một vị cao tuổi ân cần trao cho một danh thiếp với dòng chữ tiếng Anh: “Senior Doctor Tran V. …” Đây là lần đầu tiên tôi thấy một danh xưng như thế trong đời. Sau này có dịp tìm hiểu từ bạn bè tôi mới biết ông là một cựu quan chức cao cấp trong ngành y tế của thành phố (đã nghỉ hưu), nhưng vẫn còn giữ chức vụ gì đó trong một hiệp hội chuyên môn. Tôi nghĩ danh xưng “Senior Doctor” (có lẽ nên dịch là 'Bác sĩ cao cấp' hay nôm na hơn là 'Bác sĩ đàn anh'). Nhưng tại sao lại cần một danh xưng phân biệt “giai cấp” như thế? Tôi đoán có lẽ vị đồng nghiệp này muốn phân biệt mình với “đám” bác sĩ đàn em chăng?
-
Sự mê muội mang tên trường học – Phần 2
Cái mà cô đang thấy vận hành trong các nhà trường không phải là một khiếm khuyết của hệ thống, nó là một đòi hỏi của hệ thống, và chúng thỏa mãn yêu cầu đó với hiệu quả gần như là một trăm phần trăm.
-
Con là nợ!
Trẻ con phải được giáo dục về tài chính từ nhỏ, tiền bạc chả có gì xấu xa, nếu xấu thì bố mẹ nó và cả xã hội đang còng lưng ra để kiếm cái gì đấy? Cây bút chì là một văn phòng phẩm rất quen thuộc, nhưng đâm vào mắt thì mù đấy. Những việc rất đơn giản như tiêu xài phải ít hơn số kiếm được, tại sao phải mua cái này? Lợi ích của tiết kiệm? Đầu tư? Vay mượn… tất cả những vấn đề này đều phải được rèn luyện và giải thích hằng ngày.
-
Thay đổi nền giáo dục tương lai từ việc thay đổi nhận thức và hiểu biết của chính mình
Càng ngày chúng ta càng tỏ thái độ chán nản đối với chương trình giáo dục hiện hành, chúng ta mong chờ điều gì đó thay đổi, những thay đổi cốt yếu và hiệu quả chứ không phải thay đổi kiểu bắt học sinh mua máy tính bảng, thay đổi đồng phục màu này màu kia, hạ học phí đổi giờ học... Không, cái chúng ta cần, là chất lượng giáo dục, trường học phải là nơi lan truyền kiến thức lẫn sự hiểu biết, trau dồi nền móng tính cách con người và nhất phải là nơi khơi gợi sự tò mò, học hỏi và sáng tạo nơi học sinh. Đó mới là cái chúng ta thực sự cần.
-
Đi tìm nền giáo dục khai minh?
Hàng năm hệ thống giáo dục đào tạo ra rất nhiều tân cử nhân cũng như tân kỹ sư, phần lớn họ thiếu kỹ năng, thiếu khả năng để tự mình dùng lý trí của mình giải quyết chuyện của chính mình. Họ cầm tấm bằng trên tay nhưng họ không có tư duy độc lập. Khi có vấn đề trong cuộc sống của họ điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là ai sẽ giúp chúng ta làm việc này. Hầu hết chúng ta ra sức đá quả bóng trách nhiệm đó sang cho người khác, để họ giải quyết vấn đề của chúng ta. Giả dụ nếu tự trang bị cho bản thân mình kỹ năng tự học thì chúng ta đâu phải đến các trung tâm ngoại ngữ để nhờ họ giải quyết chuyện học tiếng Anh của ta. Nếu chúng ta có kỹ năng mẹ này thì chúng ta đâu vất vả, khổ sở để khi học xong lại rơi vào cảnh không tìm được việc làm. Nếu chúng ta sống trong nền giáo dục khai sáng thì chúng ta sẽ là những con người minh định thế thì chúng ta đâu vất vả và khổ sở để xác định đâu là đúng sai trong cuộc sống này.
-
Xác định đúng trọng tâm cuộc đời, rồi ta sẽ không bao giờ còn cảm thấy chông chênh
Thứ mà tôi gọi là "trọng tâm cuộc đời". Là thứ bạn cần phải có và nên có, dù cho bạn tuổi thiếu niên, thanh niên hay khi đã trưởng thành. Hãy luôn xác định trọng tâm cho cuộc sống và làm mọi điều hướng về nó. Bạn sẽ không lạc lối và thất vọng. Cũng như cách mà ta tạo nên một vòng tròn, đó là một đường cong bao quanh một tâm điểm với khoảng cách bằng nhau, nếu có bất cứ khúc cong nào đi xa hay gần hơn tâm điểm thì hình đó không còn là hình tròn nữa, chỉ là một hình na ná hình tròn mà thôi. Cuộc sống cũng vậy, để nó luôn đi đúng hướng thì bạn cần phải có một tâm điểm.
-
Có một thế giới rất khác, rất tuyệt ở trường đại học, khi là sinh viên, đừng bỏ lỡ nó
Những vị doanh nhân trên kia, họ không nghỉ học để lập nghiệp vì đột nhiên một ngày cảm thấy chán nản đâu, bạn biết không, họ không đi học vì tình thế bắt buộc hoặc phần lớn vì họ đã có một ý tưởng, một ý tưởng khiến họ tự tin và mạnh mẽ, một ý tưởng về lĩnh vực họ đam mê hoặc tài giỏi. Họ có đủ bản lĩnh và quyết tâm để theo đuổi con đường họ đã chọn, nên họ không cần đi học. Còn bạn? Khi quyết định nghỉ học bạn đã có con đường và kế hoạch cho riêng mình chưa? Nếu chưa có, thì hãy khoan, đừng vội, đừng vội, đừng vội.
-
Về niềm đam mê và con đường phát triển cá nhân
Với quan điểm cá nhân, việc đầu tiên với mọi bạn trẻ là các bạn cần phải chủ động tìm hiểu xem mình mạnh điểm gì, muốn làm cái gì trong tương lai, bạn muốn trở thành một người trong lĩnh vực nhân sự, tài chính, công nghệ thông tin hay đơn giản chỉ là một anh thợ cơ khí. Bạn cần phải đứng lên chính kiến của mình rằng đó làm đam mê của tôi, tôi không thể hạnh phúc nếu không được khám phá nó và dù cả thế giới có quay mặt đi thì tôi vẫn kiên cường nghiên cứu thứ mà tôi đam mê vì tôi hạnh phúc với nó, đó là cuộc sống của tôi.
-
Cổng trường đại học, có nên bước vào?
Theo tôi, câu hỏi quan trọng nhất lúc này không phải là học ở trường đại học nào, có nên học đại học không, mà là: “Học để làm gì?” Thật buồn thay cho những người học chỉ vì cha mẹ họ muốn thế, học vì xã hội cần bằng đại học hay học chỉ để có một công việc nuôi sống bản thân. Thực tế cho thấy những người làm việc không có đam mê thường chẳng thể tiến xa trong xã hội.
-
Định nghĩa của từ “học giỏi”
Báo chí hằng ngày đăng tin những học sinh giỏi xuất sắc, tuyên truyền những tấm gương học tập cao đẹp cho học sinh noi theo. Tuyên truyền những hình ảnh đẹp là một điều đáng làm nhưng nó sẽ chẳng giúp được những học sinh kém học tốt lên được vì đơn giản là trong người họ không có tài năng học tập mà thuộc một năng lực khác, nhưng xã hội thì chỉ coi trọng việc học một cách mù quáng.
-
Nền giáo dục đích thực
Nền giáo dục đó phải đào tạo ra những con người vừa có học thức, vừa có ước mơ hoài bão, có tâm hồn lành mạnh, biết yêu thương, không vô cảm trước đồng loại, trước những khoảnh khắc của cuộc sống. Ở đó người ta học để hiểu biết, để làm giàu kiến thức và tâm hồn cũng như làm chủ những kiến thức và kỹ năng đó. Chứ không phải học như một cỗ máy, học để “chất chữ vào kho” và không biết sử dụng thế nào.
-
Ký ức của những ngày đã qua
Ngày đó khi vẫn còn đang là một cậu học trò hồn nhiên, vô tư mơ mộng ngày nào bỗng chốc sau một đêm bị biến thành một con người vô hồn, chỉ còn như một cái xác di động không hơn không kém. Sống và làm việc như một bản năng, một thói quen, một chương trình được cài đặt sẵn. Nó như một trò đùa của tạo hoá, giờ có thời gian để nghĩ lại thì mình mới thấy đó là những thử thách của cuộc sống dành riêng cho mình.
-
Bàn về cải cách giáo dục
Mục đích của giáo dục không phải là đào tạo ra những con người làm được việc cho xã hội, mục đích của nó giống như việc nuôi trồng các cây con, làm cho nó lớn và trưởng thành, đúng với thiên hướng của nó. Thật khó để tất cả các loại cây có các đặc tính khác nhau lại có thể cùng phát triển tốt nhất trong một môi trường và điều kiện nuôi dưỡng như nhau, giáo dục cũng vậy, điều quan trọng là phải biết đặc tính của từng loại cây để nuôi trồng cho thích hợp. Trong điều kiện rất khó có thể phân biệt ra như thế, ta vẫn nên có một nền giáo dục được coi là phù hợp nhất cho tất cả, ở đây ta nói về cái chung không đi sâu vào cái riêng cụ thể từng người, từng điều kiện riêng biệt.
-
Sự Ảo Tưởng Về Giá Trị Bằng Cấp Của Người Việt!
Hãy tỉnh dậy sau giấc ngủ vinh quang đậu ĐH và sở hữu một tấm bằng ĐH. Hãy thể hiện hết khả năng của mình cho người khác thấy. Hãy ham học hỏi, hãy tìm hiểu những kiến thức bạn được học ở trong trường học. Hãy đi ra bên ngoài, hãy cọ xát với thực tế phũ phàng. Rồi một ngày bạn sẽ thấy rằng, chính bạn định nghĩa con người bạn, chứ không phải những tấm bằng hay phần thưởng định nghĩa con người bạn.
-
Đại học là một nơi xứng đáng để vào
Sinh viên có tất cả: Thời gian, sức khỏe, và sự ảo tưởng và mơ hồ về cuộc sống. Hơn nữa, họ được giải phóng khỏi tầm mắt của các bậc phụ huynh. Thế nên mọi thứ lan tràn, không kiểm soát: rất tốt hoặc là rất tệ hại. Đại học trở thành một bức tranh cực lớn với nhiều gam màu mà bạn là một trong những người họa sĩ. Muốn vẽ thế nào, bạn là người quyết định.
-
Sài Gòn chưa từng phụ ai, cứ tin tôi đi
Hôm trước tôi có trả lời một cuộc phỏng vấn, có một câu hỏi thế này: “Anh hãy chia sẻ những khó khăn khi lập nghiệp ở Sài Gòn?” Tôi trả lời cũng dài, nhưng đại ý rằng: Sài Gòn là một mảnh đất tốt để lập nghiệp, tuy nhiên, vì nó quá tốt nên cơ hội không chia đều cho mọi người và khó khăn lớn nhất ở Sài Gòn, nếu có, chính là từ người lập nghiệp, Sài Gòn không phụ ai cả.