Ông được xem là nhà triết học hiện sinh đầu tiên và được biết đến như "cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh".
-
-
Sự kiềm toả của giận dữ
“Khi rơi vào sự kiềm toả của giận dữ hay hận thù thì ta sẽ không còn cảm thấy an vui, cả thể xác lẫn tinh thần. Bất cứ ai nhìn vào cũng đều thấy được điều này và rồi sẽ chẳng có ai muốn đến gần ta nữa. Ngay cả súc vật cũng tránh xa, chỉ trừ có rận và muỗi mới đến gần để hút máu ta mà thôi!”
– Đức Đạt Lai Lạt Ma
-
Khi đánh mất sự an bình của nội tâm
"Khi đánh mất sự an bình của nội tâm, ta sẽ chẳng còn giữ được một khả năng nào để làm bất cứ một thứ gì gọi là đúng đắn. Dạ dày ta không tiêu hoá được thức ăn, đêm về không ngủ được, ta xô đuổi những kẻ đến thăm, phóng những cái nhìn điên tiết vào mặt những ai làm vướng lối đi của ta. Nếu có nuôi một con vật làm bạn thì rất có thể ta cũng quên không cho nó ăn. Ta tạo ra cho những người chung quanh một bầu không khí ngột ngạt không sao sống nổi và xô đuổi cả những người bạn thân thiết nhất của ta." ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
-
Đêm quá ngắn cho những tâm sự chất chồng…
Lặng yên nghe tiếng dêm trôi bồng bềnh phiêu lãng... Đêm chở nỗi nhọc nhằn ưu phiền trên vai lang thang...chênh vênh một nỗi niềm khắc khoải. Người ta đi trong đêm...ngửi hương đêm...uống sương đêm như để trút bỏ tất cả gánh nặng sống... Trong ưu tư những ngón tay đan...khép chặt bờ mi...mím chặt đôi môi mà cảm nhận những đợt sóng ngầm xô mạnh mẽ như để chực chờ trái tim non trẻ sơ hở mà phá tan bờ cõi... Quay quắt giữa quá khứ...hiện tại và tương lai như một vòng tròn thít chặt tâm can sống... Hồi ức dâng đầy, bế tắc giữa thực tại nghiệt ngã và khát khao đời thường...
-
Chiếc balo
Tôi gọi nỗi đau của mỗi cá nhân là một phần của chiếc ba lô họ đeo trên vai, bạn có quyền làm mọi thứ với nó. Bạn không nên quẳng cái ba lô đi, …
-
Điều khoản của cuộc chơi
Khi ta bước vào 1 cuộc chơi, chúng ta chấp nhận những luật lệ của cuộc chơi đó. Không chơi thì cũng được thôi, nhưng chắc hẳn đứng nhìn không làm chúng ta cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ hơn chút nào... Tượng tự, cuộc sống cũng là một cuộc chơi, cuộc sống có luật chơi riêng của nó. Và khi ta chọn sinh ra trên cuộc đời, ta phải chấp nhận các điều khoản của trò chơi này. Các điều khoản đó đại khái bao gồm như sau:
-
Thế nào là trai giới trong tâm?
Học trò của Khổng Tử là Nhan Hồi hỏi thầy: - Con muốn ra ngoài làm việc, con định đến nước Vệ ngăn chặn những tội ác của bạo chúa. Khổng Tử không vui, nói: - Con đừng đi. Sau khi con đi, gặp một bạo chúa như vậy, con khuyên can không được, ngược lại sẽ bị ông ta giết mất. Bây giờ con còn đang nông nổi, chưa thấy rõ chính mình, con đi làm việc gì cũng sẽ thất bại. Trước hết hãy đi trai giới đã.
-
Nói về Huyền Trang Tam Tạng trong Tây Du Ký
Cuối cùng Tam Tạng buộc phải tự tay kí quyết định thải hồi và trả con khỉ về vườn hay đúng hơn về rừng. Nhưng khi sư phụ lại lâm nạn ,thập tử nhất sinh buộc lòng ngài phải cho những đồ đệ còn lại đi tìm tên đã bị thất sủng và phục quyền cho nó để nó đi cầu cứu Phật Tổ hay Phật Bà Quan Âm vì luôn luôn vẫn phải cần người có một liều lượng chất xám khá đủ trong đầu mới có thể làm được. Xét cho kĩ trong xã hội non bộ này chỉ có 3 con vật là mang tính người nhiều nhất : con khỉ Ngọ không, con heo Bát giới, con cá mập Sa tăng. Còn con người trong đó thì,trái lại do tự nhốt mình trong chủ nghĩa giáo điều lâu ngày nên mất hẳn nhân tính.
-
Ngày chiều trong tôi
Trên đời này có nhiều loại chờ đợi. Có thứ làm ta mạnh mẽ hơn để sống, có thứ làm ta hạnh phúc hơn, nhưng cũng có khi chỉ làm ta mệt mỏi. Bởi qua thời gian, ta chỉ thấy điều mình chờ đợi chỉ là sự vô vọng mà thôi. Có những con ong bé nhỏ ngày ngày đi hút mật làm tổ. Cũng có những con dã tràng đi xe cát biển đông. Con nào cũng bền bỉ chăm chỉ, con nào cũng tràn đầy hi vọng. Còn ta, ta cũng đã từng như thế. Nhưng ta không thể đến khi mọi thứ đã kết thúc mới biết những điều mình làm có kết quả hay không. Con người phải biết dừng lại đúng lúc.
-
Cảm nhận về bộ phim Mùa Hè Của Kikujiro
Mình nhớ đến hai cuốn truyện đã đọc là Khu Vườn Mùa Hạ và Mùa thu của cây dương. có 1 mô típ: gắn một đứa trẻ con với một người từng trải. hai cuộc đời đi bên nhau, như chiếu rọi cho nhau. thằng bé nhìn thấy dù có thể không hiểu thế giới người lớn: có sự tha hóa, cục cằn, có bạo lực, giả dối, đê tiện. người lớn nhìn vào mắt trẻ con lại thấy trong lành, thấy mình trong trẻo lại. dĩ nhiên ai cũng thấy, Kikujiro tới cuối phim đã trở thành một người rất đáng yêu dù ban đầu cực kì đáng ghét. trẻ con làm cho người lớn trong hơn. và chúng còn thức dậy ý muốn yêu thương ở họ nữa. dù có cỗi cằn đến mức nào rồi, thì trước 1 đứa trẻ đáng yêu và tội nghiệp như Masao, người ta vẫn muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho em. bốn người lớn làm đủ mọi trò dù lố bịch chỉ để thằng bé vui. họ hay nói với nhau: coi như vì thằng bé. điều đó làm mình cảm động. thật sự muốn được làm trẻ con, muốn được thấy thế giới xung quanh có nhiều tình yêu như thế, đáng tin như thế một lần.
-
Nghệ thuật không là ánh trăng dối lừa và không bao giờ nên là ánh trăng dối lừa
Tháng 7 là tháng của âm binh tụ khí. Năm nay còn đặc biệt hơn, chưa đến tháng 7, mặt trăng đã tiến gần trái đất một cách kỉ lục. Có một điều đặc biệt về Dostoyevsky, theo tôi, là sau khi đọc ông người ta sẽ có một nhạy cảm nhất định với âm khí. Tôi đem Anh em nhà Karamazov ra đọc lại và học được bài học thế này từ Đốt: Một khi đã ám, âm khí luôn bám theo ta và kéo theo một dây. Ta cần phải cắt đứt một mắt xích trong đó, bằng cách nhanh, gọn lẹ. Có một nhà văn đưa ra phát hiện rất lý thú về chuyện này, đó là Nam Cao. Trong Giăng sáng (1942), ông viết nghệ thuật không là ánh trăng dối lừa và không bao giờ nên là ánh trăng dối lừa.
-
Lòng kiêu hãnh là thứ không thể học được
Chúng tôi may mắn được học vào thời gian bản lề, thời mà trường vẫn còn giữ được bản sắc riêng không giống bất cứ nơi nào. Sau này, trường xây toà nhà mới khang trang, đốn hàng sứ trắng và toà nhà mái ngói cũ, siết chặt kỷ luật hơn. học sinh cũng thay đổi, các em bắt đầu học đều và chú trọng đi du học. Trường bắt đầu đánh bóng tên tuổi, thoả hiệp hơn và bản sắc cũ cũng biến mất. thay vào đó là một hình ảnh bình thường như bất cứ ngôi trường nào khác. Mọi thứ bắt đầu thớ lợ và nhạt nhẽo dần.
-
Nô lệ của chiêm tinh và hoàng đạo
Kể từ khi unlike các trang cung hoàng đạo, tôi thấy mình thoải mái vô cùng. Tôi là tôi, không có bạch dương nào giống tôi cả, cũng chẳng ai nói lụi mà không đúng tí gì.Tôi bây giờ xây dựng cuộc đời mình dựa trên nhận thức bản thân, admin fanpage là những con người giống hệt ta, vậy thì họ là ai mà nói được ta là ai ?
-
Câu chuyện 2 quả táo
Trong cuộc sống, có hai cách nhìn: một là cho rằng bản thân mình vốn không sở hữu bất cứ thứ gì, chúng ta sinh ra và chết đi, đều không thể mang theo bất cứ điều gì, kể cả thân thể này. Và do vậy, bất cứ thứ gì cuộc sống mang lại cho chúng ta đều là những món quà, hãy cứ tận hưởng và quý trọng nó tại phút giây hiện tại này, và khi nó đi, không hối hận, cũng không nuối tiếc. Còn cách nhìn thứ hai, là cho rằng cuộc sống nợ bạn tất cả mọi thứ, và nếu bạn không có điều gì thì đó là lỗi của cuộc sống, lỗi của tất cả. Và mỗi khi có thứ gì đi ra khỏi cuộc sống của bạn, thì hãy đau khổ và nuối tiếc, hãy cố mà bám víu lấy nó, dằn vặt và trách móc.
-
Chính phủ như một hệ điều hành
Con người không cần “ổn định” và chưa bao giờ dừng lại vì sự ổn định. Họ muốn đi qua những cuộc cách mạng. Họ muốn tự giải phóng mình ra khỏi những khuôn khổ do những người đi trước đặt ra. Họ đi tìm tự do, họ muốn sáng tạo và sáng tạo thì không có giới hạn và tất nhiên không có chỗ cho… sự ổn định. Bởi thế, hệ điều hành “ổn định” đã chết từ lâu rồi và “ổn định để phát triển” không những ngu xuẩn mà còn điên rồ.
-
10 chiến lược thao túng đám đông – Bạn có thuộc về đám đông không?
1 / Chiến lược phân tâm Yếu tố thiết yếu của việc kiểm soát xã hội, chiến lược chuyển hướng bao gồm chuyển hướng sự chú ý của công chúng đối với các vấn đề quan trọng và những thay đổi do giới tinh hoa chính trị và kinh tế quyết định, thông qua việc đưa ra một loạt thông tin tràn ngập liên tục nhưng ít có ý nghĩa. Chiến lược phân tâm cũng rất quan trọng nhằm ngăn cản công chúng tiếp cận những kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, tâm lý học, sinh học thần kinh, và điều khiển học. “Hãy làm phân tâm sự chú ý của công chúng khỏi các vấn đề xã hội thiết thực, hấp dẫn họ bằng những vấn đề không quan trọng thực sự. Tiếp tục làm họ bận rộn, bận rộn, bận rộn, không có thời gian để suy nghĩ, và trở lại chuồng với các động vật khác. ” (Trích từ ” Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)