21.2 C
Da Lat
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Trang chủTÌM KIẾM

chủ nghĩa tự do - search results

Nếu bạn không tìm được nội dung muốn tìm, hãy thử những từ khóa khác.

Ludwig von Mises (1881-1973) – Chủ nghĩa tự do truyền thống (phần 5)

Người đòi hỏi hạn chế quyền tự do lương tâm thực ra chỉ hạn chế người khác chứ không hạn chế chính mình. Người ủng hộ chế độ chính trị đầu sỏ bao giờ cũng nghĩ rằng mình thuộc nhóm đầu sỏ, còn kẻ cảm thấy đê mê khi nghĩ đến chế độ chuyên chế hay độc tài thông thái thì trong những giấc mơ giữa ban ngày như thế, hắn sẽ chẳng cần khiêm tốn để không giao cho mình vai trò của kẻ chuyên chế hay nhà độc tài thông thái, hoặc chí ít thì cũng là kẻ chuyên chế đứng trên một kẻ chuyên chế khác, độc tài đứng trên một nhà độc tài khác.

25 danh ngôn Ayn Rand – Triết gia lớn về chủ nghĩa tự do

"Nơi nào có sự hy sinh, nơi đó có người nào đó thu thập thành quả của những hy sinh đó. Nơi nào có sự phục vụ, nơi đó có người nào đó được phục vụ. Người nào nói với bạn về sự hy sinh là đang nói về người nô lệ và chủ nô lệ, và muốn trở thành người chủ nô lệ."

Ludwig von Mises (1881-1973) – Chủ nghĩa tự do truyền thống (phần 4)

Người theo trường phái tự do cho rằng nhiệm vụ của nhà nước chỉ và dứt khoát chỉ là bảo đảm việc giữ gìn đời sống, sức khoẻ, tự do và sở hữu tư nhân khỏi những cuộc tấn công bằng bạo lực mà thôi. Ngoài những cái đó ra đều là không tốt. Chính phủ, thay vì thực hiện nhiệm vụ của mình, lại đi xa đến mức, thí dụ, như can thiệp vào sự an toàn về cuộc sống và sức khoẻ, tự do và tài sản của cá nhân, dĩ nhiên là hoàn toàn không tốt.

Ludwig von Mises (1881-1973) – Chủ nghĩa tự do truyền thống (phần 3)

Chỉ những nhóm tìm được sự đồng thuận của những người bị trị thì mới có thể thiết lập được chế độ có tuổi thọ lâu dài mà thôi. Kẻ, muốn thấy thế giới được cai trị theo những tư tưởng của hắn, sẽ buộc phải tìm cách chi phối tư tưởng của con người. Về dài hạn, bắt dân chúng tuân phục chế độ mà họ không chấp nhận là việc làm bất khả thi. Kẻ cố tình làm điều đó bằng vũ lực cuối cùng nhất định sẽ bị thất bại và những cuộc đấu tranh do hắn kích động sẽ gây ra nhiều tai hoạ hơn là một chính phủ tồi tệ nhất nhưng được nhân dân ủng hộ có thể làm. Làm trái ý người ta thì làm sao người ta hạnh phúc cho được?

Ludwig von Mises (1881-1973) – Chủ nghĩa tự do truyền thống (phần 2)

Chủ nghĩa tự do không bao giờ đặt ra mục tiêu cao hơn, cũng chẳng bao giờ đòi hỏi cao hơn. Biến một người da đen thành da trắng là việc làm bất khả thi. Nhưng cho người da đen được hưởng những quyền như người da trắng và bằng cách đó tạo điều kiện cho anh ta có thu nhập như người da trắng nếu anh ta cũng có năng suất lao động như người kia.

Sự khác nhau thứ ba giữa chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa tự do

Mặt khác, những người theo chủ nghĩa tập thể tuyên bố rằng những cá nhân không chịu trách nhiệm riêng đối với các việc từ thiện, đối với việc nuôi dạy con trẻ, chăm sóc cha mẹ già, hoặc thậm chí chăm sóc chính họ. Đây là những bổn phận nhóm của nhà nước. Những người tự do trông mong tự mình làm các việc này. Những người tập thể chủ nghĩa muốn chính phủ làm việc đó cho họ: cung cấp công việc và chăm sóc sức khỏe, đảm bảo lương tối thiểu, thức ăn, giáo dục, và một nơi tươm tất để sống. Những người tập thể chủ nghĩa bị quyến rũ bởi chính phủ. Họ tôn thờ chính phủ. Họ bám dính vào chính phủ xem như là một cơ chế nhóm tối thượng để giải quyết tất cả mọi vấn đề.

Chủ nghĩa Tự do vs. Chủ nghĩa Tập thể

Chỉ có nô lệ mới hành động dựa trên sự cho phép. Sự cho phép không phải là quyền. Đừng nhầm lẫn tại điểm này khi nghĩ rằng một người công nhân là nô lệ và rằng anh ta giữ được việc làm vì sự cho phép của người chủ. Anh ta giữ việc làm không phải vì sự cho phép – mà là bởi hợp đồng, mà là sự đồng thuận tự nguyện với nhau. Người công nhân có thể bỏ việc. Nô lệ thì không.

Ludwig von Mises (1881-1973) – Chủ nghĩa tự do truyền thống (phần 1)

Một số nước chỉ chấp nhận một phần cương lĩnh tự do, trong khi những nước khác - những nước có vị trí quan trọng không kém - hoặc là từ chối ngay từ đầu hoặc là từ bỏ sau một thời gian. Phải có một chút cường điệu thì người ta mới có thể nói rằng thế giới đã từng trải qua thời đại tự do. Chủ nghĩa tự do chưa bao giờ được hưởng thành quả trọn vẹn.

Ludwig von Mises (1881-1973) – Chủ nghĩa tự do truyền thống

Tôi cho rằng cuốn sách tương đối mỏng này có tầm quan trọng gấp nhiều lần sức tưởng tượng nếu chỉ nhìn vào độ dày và ngôn ngữ khiêm nhường của nó. Đây là tác phẩm bàn về xã hội tự do, bàn về điều mà hiện nay có thể được gọi là “chính sách” đối nội và đối ngoại cho xã hội như thế; và đặc biệt là bàn về những trở ngại và khó khăn, cả thực tế lẫn tưởng tượng, trên con đường thiết lập và giữ gìn hình thức tổ chức xã hội như thế.

Trường phái tư tưởng về chủ nghĩa tự do cổ điển

“Sự giàu có của nước Mỹ được tạo ra không phải là do những hy sinh vì lợi ích chung, mà là do những phát kiến thiên tài của những con người tự do, những người đã theo đuổi mong ước riêng tư và quá trình tạo ra những gia tài riêng của họ. Họ đã không bóc lột người khác như một cái giá để trả cho nền công nghiệp Mỹ. Họ cho người ta những công việc tốt hơn, lương cao hơn, và những sản phẩm rẻ hơn với tất cả những cỗ máy mới họ phát minh ra, với tất cả những khám phá khoa học hoặc kỹ thuật, và vì thế cả đất nước đã tiến lên trong lợi ích, chứ không phải khổ sở, từng bước trong quá trình.” — Ayn Rand (tác giả cuốn Suối Nguồn)
- Advertisment -spot_img

Most Popular