28 C
Da Lat
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Những phương pháp thực tập tâm linh từ các nền văn hóa (Phần 2) – Truyền thống Phật giáo

Phật giáo ngay từ đầu được cho là con đường của trí tuệ. Tôn giáo này được hình thành dựa trên phần lớn những nền tảng giáo lý của Đức Phật Gautama. Về mặt bản chất, đây cũng là một con đường nhận thức bản lai diện mục (hay còn gọi là Phật Tánh) bên trong mỗi người qua việc học hỏi kiến thức. Một vị Phật cũng có thể được gọi là một vị Jnani (người trực nhận Chân Ngã, ví dụ như Ramana Maharshi).

Tuy thiên về trí tuệ, nhưng để giúp chúng sinh thực tập một cách trực tiếp để nhận ra Phật Tánh, Đức Phật đã khai sinh ra phương pháp Thiền Vipassana, hay còn gọi là Thiền Minh Sát hay Thiền Quán. Ở phương pháp này, môn sinh chú trọng vào quán sát cơ thể, hơi thở, cùng mọi suy nghĩ phát sinh, từ đó học cách tách mình ra khỏi sự ảnh hưởng của tất cả những ngoại lực.

Sau khi Phật giáo đã phát triển và lan rộng một thời gian, trải qua sự cải biến cùng sự du nhập văn hóa, Thiền Tông bắt đầu được hình thành tại Trung Quốc, chú trọng chủ yếu vào thực hành thiền định chuyên sâu. Sau này khi lan rộng ra vùng châu Á, nó còn được biết đến cái tên Zen, bắt nguồn từ tiếng Nhật Bản. Như chúng ta đã đề cập đến Raja Yoga, thì Zen, Thiền Tông hay Thiền Minh Sát không quá mấy khác biệt khi tất cả đều hướng đến việc làm chủ và thuần hóa tâm trí, nhận ra Tính Không thường hằng.

Trong Bát Chánh Đạo, 8 con đường đúng đắn để thoát khổ mà Đức Phật đã đề xuất cho chúng sinh, có Chánh Niệm – tức tỉnh giác, biết rõ những gì phát sanh trong từng khoảnh khắc của hiện tại, bây giờ và ở đây. Dựa vào điều này, các vị thiền sư và đạo sư tâm linh phát triển thêm phương pháp Thiền Chánh Niệm.

Trong giai đoạn thế kỷ 20 – 21, Thiền Chánh Niệm được phổ biến và đề cao nhờ hai vị thầy tâm linh: vị thứ nhất là Eckhart Tolle thông qua cuốn sách Sức Mạnh của Hiện Tại và thứ hai là Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, người phổ biến phương pháp thiền này tại phương Tây.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh là một tu sĩ vào thời kỳ diễn ra chiến sự giữa Việt Nam và Mỹ. Tại thời điểm đó, Thầy làm việc với vai trò là một nhà văn và là nhà hoạt động hòa bình. Trước đó, thầy được tiếp cận với Phật Giáo thông qua Thiền Tông và các phương pháp thiền định truyền thống nhưng Thầy thấy rằng những phương pháp này không phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ. Đó là thời điểm mà tọa thiền trở thành một việc xa xỉ, dân chúng phải đối diện với nạn đói triền miên và các tăng đoàn Phật tử liên tục bị đàn áp, thậm chí bị giết bởi lực lượng quân sự thời điểm đó.

Nhận thấy điều này, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh sáng tạo ra một phương pháp tiếp cận mới mà Thầy gọi là Đạo Bụt Nhập Thế (Applied Buddhism, nghĩa đen là Phật pháp ứng dụng), tức là mang trường năng lượng bất nhị trong Thiền ứng dụng vào mọi tình huống trong đời sống và sống trong đó một cách tự nhiên. Bởi khi đó, Thầy phải đảm nhiệm mọi vai trò trong xã hội, từ người chữa bệnh cho đến y tá, đôi lúc là nông dân, hoặc chiến lược gia và nhà phát ngôn. Và Thiền Chánh Niệm là cách duy nhất để Thầy có thể đưa Bụt vào tâm trong mọi khoảnh khắc trong đời sống.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã nói: “Đạo Bụt nhập thế trước hết là một đạo Bụt có mặt từng giây từng phút trong đời sống hằng ngày. Đạo Bụt có mặt khi ta chải răng, khi ta lái xe; khi đi siêu thị đạo Bụt cũng có mặt để giúp ta biết cần mua những gì và không cần mua những gì. Đạo Bụt dấn thân cũng là một nguồn tuệ giác để đáp ứng lại những gì đang xảy ra trong hiện tại, bây giờ và ở đây – tình trạng trái đất nóng lên, khí hậu thay đổi, môi trường sinh thái bị phá hủy, thiếu truyền thông, chiến tranh, xung đột, tự tử, ly hôn. Nếu có thực tập chánh niệm, chúng ta ý thức được những gì đang diễn ra trong cơ thể mình, những cảm xúc, cảm thọ trong ta và những gì đang xảy ra với môi trường của chúng ta. Đó chính là đạo Bụt nhập thế. Đạo Bụt nhập thế là một đạo Bụt đáp ứng được với bất kỳ điều gì đang xảy ra trong hiện tại, bây giờ và ở đây.”

Khi chúng ta dùng hệ quy chiếu là cái tôi mà Eckhart Tolle nói tới, chúng ta thấy rằng cái tôi cá nhân rất sợ khoảnh khắc hiện tại, bởi vì khi đối diện với khoảnh khắc hiện tại, cái tôi tan biến. Khi so sánh về bản chất, Thiền Chánh Niệm rất giống với Vô Vi và Karma Yoga, khác ở chỗ Thiền Chánh Niệm chủ yếu lấy khoảnh khắc hiện tại và hơi thở làm nơi neo đậu chính yếu.

Thầy Annamalai, đệ tử gần gũi với thầy Ramana Maharshi có nói:

“Nếu bạn có thể từ bỏ nhị nguyên, chỉ còn lại một mình Brahman, và bạn biết mình là Brahman đó, nhưng để khám phá được điều này cần phải thiền định liên tục. Đừng phân chia thời gian cho việc này. Đừng xem nó là một thứ bạn làm khi ngồi với đôi mắt nhắm. Việc thiền định này phải liên tục. Thực hành nó trong khi bạn đang ăn, đi bộ và thậm chí nói chuyện. Nó phải được tiếp tục mọi lúc.” (Final Talks)

Tác giả: Kyogi
Photo: Arun Prakash on Unsplash


Join THĐP Discord: https://discord.gg/thdp
💪 (NEW – VERSION 2) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC: https://bit.ly/cnnofapver2
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB: https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club: https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha: http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27: http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes: http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE: http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP: http://bit.ly/donateTHDP

spot_img
Bá Kỳ
Bá Kỳ
Peace - Love - Wisdom. Live the Truth, Live for Love, Guided by Inner Wisdom.

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI