15.8 C
Da Lat
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

[THĐP Translation™] Thiền định là cầu nối giữa Yoga và bất nhị

Hakuin bắt đầu Bài ca Thiền định (Song of Meditation) của mình, “Tất cả chúng sinh đều xuất phát từ những vị Phật nguyên thủy.” Nisargadatta Maharaj bảo chúng ta hãy chấp nhận một giả thuyết rằng chúng ta là “tuyệt đối” bởi vì nó chưa phải là kinh nghiệm của chúng ta. Osho bắt đầu loạt bài giảng của mình về Tâm Kinh (The Heart Sutra) bằng những lời này, “Tôi xin kính chào vị Phật bên trong bạn. Bạn có thể không nhận thức được điều đó, bạn có thể không bao giờ mơ về điều đó – rằng bạn là một vị Phật, rằng không ai có thể là bất cứ điều gì khác, rằng Phật tánh là bản chất cốt lõi trong con người bạn, rằng đó không phải là điều sẽ xảy đến trong tương lai, rằng điều đó đã xảy ra rồi.” Tuy nhiên ông ấy tiếp tục nói, “Nhưng bạn đang ngủ say, bạn không biết mình là ai. Bạn không cần phải trở thành một vị Phật, mà chỉ cần bạn nhận ra điều đó, rằng bạn cần trở về với cội nguồn của chính mình, rằng bạn cần phải nhìn vào bên trong bản thân mình.”

Nghịch lý này, chúng ta vốn đã là Phật nhưng chúng ta không nhận ra, đang là tâm điểm của phần lớn những hoang mang ngày nay. Đây là nơi những người tuyên bố về triết lý tân bất nhị (neo-advaita) va chạm với những người theo Chủ nghĩa tiệm tiến (Gradualist) và với những yogi. Nhưng xung đột là điều không nên có. Chẳng qua là mỗi bên đều chỉ nhìn thấy một nửa tình huống. Chúng ta VỐN đã được khai sáng nhưng nó CHƯA phải là kinh nghiệm của chúng ta. Chúng ta chưa NHẬN RA sự giác ngộ của chính mình, và cho đến khi chúng ta NHẬN RA trạng thái tự nhiên của mình thì công cuộc vẫn tiếp diễn.

Điều quan trọng đối với những tín đồ tân bất nhị đó là cần hiểu rằng chỉ hiểu biết về mặt trí năng rằng chúng ta vốn đã giác ngộ không phải là cách làm của Phật. Và để phát hiện ra vị Phật đang ngủ say đó thì một sự chuyển hoá nên được diễn ra. Và một điều cũng quan trọng không kém đối với các yogi đó là cần hiểu rằng chúng ta là những vị Phật từ thuở sơ khai, và rằng nhiệm vụ của chúng ta không phải là biến mình thành một thứ gì đó vốn không phải chúng ta, mà là khai mở chân tánh đã sẵn có của mình. Do đó, vấn đề không phải là trở thành mà là khai mở.

Vậy nên, cầu nối giữa hai sự hiểu biết đối lập này là gì? Điều kiện cần để quá trình chuyển hóa từ tiềm năng thành hiện thực được diễn ra là gì? Khi Nisargadatta Maharaj được hỏi ông đã làm gì trước khi ông ý thức rõ rệt về sự giác ngộ của mình, ông nói rằng ông đã chấp nhận những lời dạy của đạo sư của mình “rằng ông là tuyệt đối” và ông đã chiêm nghiệm về “Tôi là” trong ba năm. J. Krishnamurti đã nói rằng “nhìn thấy là sự chuyển hóa.” Ông ấy nói rằng khi tâm trí tự quan sát chính nó thì đó là sự chuyển hóa. Và công việc cả đời của Osho là giảng giải về “thiền định” như là một cầu nối giữa hiện trạng sống trong tâm trí của chúng ta và đời sống tỉnh thức của trạng thái vô-tâm (no-mind*).

*No-mind: Mushin trong tiếng Nhật và Wushin (vô tâm) trong tiếng Hoa là một trạng thái tinh thần. Thuật ngữ này được rút ngắn từ mushin no shin, một cách diễn đạt của Thiền tông có nghĩa là tâm vô trí và còn được gọi là trạng thái “không có tâm trí”. Nghĩa là một tâm trí không bám chấp hoặc bị chiếm đóng bởi suy nghĩ hay cảm xúc và do đó sẵn sàng đón nhận mọi sự. Nó được D.T. Suzuki dịch là “thoát khỏi tâm trí chấp trước”. (Wiki)

Vì thế, nếu sự giác ngộ của tôi chỉ nằm trong lời nói, chỉ nằm trong khái niệm, và không phải trong đời sống thường ngày, thì có lẽ tốt nhất là tôi nên tiếp tục hành trình quay về Chân Ngã và rằng cuộc hành trình đó phải vượt qua trạng thái vô-tâm. Mặt khác, nếu như tôi xem giác ngộ là một mục tiêu hướng đến sự tiến hóa trong tương lai, vậy thì đáng lẽ tôi nên trở về với sự Hiện Hữu và thoát khỏi những mục tiêu trong thế giới của tâm trí.

Thiền định chính là lối vào.

Tác giả: Purushottama, From Lemurs to Lamas: Confessions of a Bodhisattva
Biên dịch: Quang Lý
Hiệu đính: THĐP
Photo: Max@Unsplash


Join THĐP Discord: https://discord.gg/thdp
💪 (NEW – VERSION 2) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC: https://bit.ly/cnnofapver2
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB: https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club: https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha: http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27: http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes: http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE: http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP: http://bit.ly/donateTHDP

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI